Neuro - Linguistic - Programming, là viết tắt là NLP, hay lập trình ngôn ngữ tư duy, lập trình tư duy, lập trình tâm trí.Các khóa học làm giàu thường sử dụng NLP hay tương tự NLP để ... làm giàu từ học viên. Vậy NLP có giúp người ta thành công hay không?
NLP là kiểu bắt chước tư duy của người thành công để cũng thành công, mới nghe đã quá phi lý, vì làm gì có công thức nào để thành công. Hơn nữa, con người có 90% là do hoàn cảnh quyết định, 10% là do nỗ lực, không thể nào khác được. Lỗ hổng của NLP là gì?
Sơ đồ nguyên lý của NLP. Nguồn: Bên dưới.
Hoàn cảnh và trách nhiệm
Con người không thành công là vì đầu óc họ không mơ mộng, tâm hồn họ không bay bổng, vì hoàn cảnh của họ như thế. Họ có quá nhiều trách nhiệm với gia đình không thể theo đuổi ước mơ được.Bắt chước tư duy của người thành công thì cũng được thôi, nhưng không bắt chước được hoàn cảnh. Muốn thành công thì phải bitchy (kiểu như Steve Jobs là điển hình), nhưng những người tinh thần yếu đuối, quen lối sống bầy đàn sẽ không thể bitchy được, vì sẽ bị mọi người xa lánh và sẽ sụp đổ về tinh thần mất. Chưa kể, từ nhỏ cha mẹ đã rèn cho tính phụ thuộc, không tự lập, nên cũng không thể sống tự lập mà theo đuổi mục tiêu thì không thể thành công.
Thành tựu hứa hẹn của NLP. Nguồn: Bên dưới.
NLP chỉ học thuật không học đạo
Chỉ học bề ngoài, không học thực chất, vì không học được. Con người thành công là vì họ có lý tưởng cụ thể, vì có động lực bên trong thôi thúc, vì tinh thần đấu tranh vv. Chứ không phải mục tiêu là thành công.Những người học NLP thì chỉ chăm chăm làm sao thành công. Như thế là chỉ học về bề mặt, không học về thực chất. Vì thế, NLP chỉ là giả khoa học.
Trường hợp học NLP mà "thành công" ví dụ tăng doanh số 50% thật ra là họ được dopping tinh thần nên bỏ công sức ra nhiều hơn, phá vỡ lối sống cũ. Tóm lại là hi sinh để thành công, kiểu POSITIVE THINKING vậy, chứ không phải thành công một cách tự nhiên. Thành công nhưng sau đó sẽ mệt mỏi, không thoải mái.
Nhân tiện, một lý do mọi người không thành công là vì họ KHÔNG MUỐN. Vì họ sẽ phải sống lối sống không đúng thể chất của họ, và sẽ suy sụp về lâu dài. Ví dụ, ai chẳng biết nếu bạn follow, chăm sóc khách hàng sẽ ký được nhiều hợp đồng hơn, nhưng như thế rất mệt, thân thể sẽ bị bào mòn, và hiệu quả sẽ thấp dần. Cuối cùng, vì theo đuổi chăm sóc quá nhiều khách hàng, chất lượng giảm và bạn lại mất dần hợp đồng.
Dùng thành công tức thời ngay sau khóa học để đánh giá toàn bộ quá trình chỉ là lòe bịp. Chiêu này người ta xài hoài và sẽ LUÔN THÀNH CÔNG. Bởi vì có hàng đống người ngoài kia không biết làm thế nào để thành công cả, nên chỉ trông chờ các khóa học làm giàu.
Tẩu hỏa nhập ma
Bắt chước cách tư duy của người thành công tưởng hay nhưng mỗi người lại thành công một kiểu khác nhau, học quá nhiều sẽ bị tẩu hỏa nhập ma không còn biết đúng sai là gì nữa. Sở dĩ người thành công có tư duy khác nhau vì hoàn cảnh của họ khác nhau. Một người tay trắng đi lên thì họ có nhiều "mánh" hay "mưu mẹo", điều mà một người có hoàn cảnh giàu từ đầu không cần làm.Học quá nhiều người sẽ thấy họ có mâu thuẫn, trái ngược, rồi đem mâu thuẫn ấy vào trong đầu của mình thì khác nào tự làm hại não của mình.
Giá trị quan
Con người thành công hay không cũng là do giá trị quan. Muốn thành công, hãy coi trọng công việc hơn gia đình. Sở dĩ mọi người không thành công là vì giá trị quan của họ không cho phép:- Họ phải coi trọng gia đình hơn công việc (vì được dạy như thế, vì họ không tự lập về tinh thần vv)
- Nếu thành công, sẽ bị cả gia đình dựa dẫm và bòn rút
Con người không được tưởng thưởng công sức thì sẽ không cố gắng, vì thế không thành công. Có thành công có khi lại bị cha mẹ "thụt két" bằng nhiều cách, nên rồi cũng sập tiệm.
NLP không giải quyết được vấn đề về giá trị quan, vì giá trị quan là do hoàn cảnh sinh trưởng, đã tạo ra tâm hồn bên trong mất rồi.
NLP = Ảo mộng thành công
Rốt cuộc, NLP chỉ sinh ra để đáp ứng ảo mộng thành công của mọi người. Nhưng nghe cũng khá hay và khá kêu: Lập trình ngôn ngữ tư duy (đúng ra là NLP = Tư duy, Ngôn ngữ, Lập trình hành vi). Bản chất chỉ là bắt chước mà thôi.Nhưng vấn đề ở đây là bắt chước tư duy thì ý nghĩa gì nhỉ? Muốn thành công, bạn phải bắt chước được y chang sản phẩm họ làm, rồi làm với giá rẻ hơn. Bắt chước cách suy nghĩa của họ làm quái gì cho mệt óc. Muốn bắt chước được sản phẩm thì phải học tương đương họ trở lên, tức là dành nhiều thời gian hơn, và muốn làm rẻ hơn thì còn phải giỏi về kinh tế hơn.
Toàn những việc tốn thời gian, có thể mất cả đời. Sẽ không ai có thời gian để học tập như thế, vì ai cũng phải chăm lo con cái, phụng dưỡng cha mẹ.
Chẳng qua, người ta chỉ muốn có giải pháp nhanh chóng (quick fix) để thành công. Để có thể kiếm tiền, hư danh cho thỏa mãn phức cảm tự ti của bạn thân - do cha mẹ và hoàn cảnh tạo ra từ thuở nhỏ. Tất nhiên, làm gì có giải pháp nào như thế. Nó cũng như kiểu chủ nghĩa không tưởng, chỉ cần thay đổi sở hữu phương tiện sản suất là sẽ tiến lên thiên đường no ấm vậy. Làm gì có chuyện ấy!
=> Mọi người không nhận thức được hoàn cảnh của mình nên dù không thể theo đuổi ước mơ để thành công nhưng vẫn khát khao cháy bỏng thành công, nên họ học NLP vì đây là "ảo mộng thành công".
Vì thế, bạn không cần học làm giàu, không cần học thành công, càng không cần học NLP để bắt chước người thành công (đa số họ đều bitchy và tính lừa dối cao). Cứ sống thoải mái đi xem nào, vì lẽ "Jinsei wa surume".
Mark
Hình ảnh trong bài:
https://www.researchgate.net/figure/Neuro-linguistic-Programming-NLP_fig1_284396190
http://solutionsby.com.au/neuro-linguistic-programming-nlp/
No comments:
Post a Comment