Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, August 22, 2018

Ăn mía hay nhai kẹo cao su?

Mía và kẹo cao su (singum, chewing gum) có đặc điểm chung là ngọt và có thể nhai giúp làm sạch và chắc răng, hàm khỏe, có lợi cho răng hàm mặt. Chúng không chỉ là đồ ăn chơi mà còn thật sự giúp tập thể dục cơ hàm và cơ mặt nữa.

Mía

Tác dụng dinh dưỡng thật ra không quan trọng bằng vệ sinh răng miệng và tập thể dục hàm.

Lợi thế của singum: Sẵn có, rẻ tiền, dễ xài.
Bất lợi của singum: Đường không tự nhiên, không ngon bằng mía.

Lợi thế của mía: Ngon ngọt, đường tự nhiên và tốt cho sức khỏe, giúp làm sạch răng và thể dục cho hàm tốt hơn singum.
Bất lợi của mía: Không sẵn có, phải xử lý bã.

Tôi thì chọn mía vì tôi chỉ thích đồ tự nhiên thôi, không dùng đồ nhân tạo như singum. Hơn nữa, mía ngon hơn hẳn singum. Tác dụng vệ sinh răng miệng, thể dục cũng rất tuyệt vời, hơn singum nhiều.

Nhân tiện, đối với người sợ mập, người tiểu đường thì họ sẽ sợ mía. Nhưng nếu bạn không bị tiểu đường thì không cần sợ (người bị tiểu đường thì tôi không rành lắm).

Lợi ích của mía

Mía thật ra không thể gây béo phì. Vì trong mía thành phần nước là chủ yếu, còn đường chỉ là đường hoa quả, tức là "đường tốt" giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái.

Còn đường tinh luyện, tinh chế trong bánh kẹo mới là đường hàm lượng cao, là "đường xấu", dễ gây béo phì. Tôi không dùng các loại đường xấu này, hay rất hạn chế.

Tóm lại thì tôi chỉ nạp đường tự nhiên, tức là "đường tốt" vì không gì tốt cho não hơn là chất đường.

Buổi sáng thức dậy gặm một khúc mía để nạp đường tốt cho não, và tập thể dục hàm, vệ sinh răng miệng, nạp thêm nước vv thì còn gì sảng khoái bằng.

Uống nước mía cũng tốt nhưng mà mất đi khoản nhai, tức là không tập thể dục được. Chưa kể hàm lượng đường cũng hơi cao, dù cũng là đường tốt thôi, nhưng nạp nhiều cùng lúc liệu có nên hay không nhỉ?

Nhai mía thì tốt hơn là chỉ uống nước mía

Quan điểm của tôi là: Nhai mía, không nhai kẹo cao su.
=> Tốt cho sức khỏe, tiết kiệm tiền bạc.

Hướng dẫn cách ăn mía

Có hai cách chính:
- Kiếm một xe bán mía và kêu họ róc cho bạn (thường họ đeo bao tay khá vệ sinh, vì nếu không thì sẽ dính đất vào thân mía đã róc), rồi chặt thành khúc, bỏ túi mang về
- Mua mía đã róc và cắt khoanh nhỏ trong siêu thị

Mía siêu thị thì nên rửa hay tráng lại vì họ ghi là phải rửa lại. Loại mía này thường không mềm lắm.

Mía mua nguyên cây thường mềm và ngọt hơn, giá tầm 20k (cây nhỏ) hay 25k (cây lớn). Mua mía cây từ xe bán mía lợi hơn là mua trong siêu thị về kinh tế và cả độ ngon.

Riêng việc mua từ xe bán mía, thì nên cắt khúc dài không nên cắt thành mẩu nhỏ. Thứ nhất là để người bán đỡ cực, tốn thời gian công sức. Thứ hai là khi bạn ăn sẽ đã hơn và có thể cầm cây để gặm, sẽ "romantic" hơn. Ngoài ra, một khúc mía dài ít tiếp xúc ô xy hơn nên cũng ít bị ô xy hóa hơn, do đó, chất lượng tươi ngon lâu hơn và tốt cho sức khỏe hơn.

Dưới đây là các thông tin về mía.

Thông tin về mía

Lượng nước bên trong cây mía khá nhiều, chiếm 84%; Lượng đường phong phú chiếm 12% với nhiều loại đường như sucralose, glucos và fructose (đường hoa quả), vốn cơ thể người rất dễ hấp thụ.
Trong 100g mía có chứa 0.4g protein, 0.1g chất béo, 15.4g carbohydrate, 0.6g chất xơ, 10.01mg vitamin B, 20.20mg vitamin A, vitamin C, 14mg canxi, 1mg kẽm.
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có viết: Cây mía có tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trợ tì, tốt cho dạ dày, ruột non, tiêu viêm, có công hiệu giải rượu, giúp giải khát, chống táo bón, giải rượu, hôi miệng, chữa chứng ho, đau họng,...
Chống chỉ định:
Những đối tượng nên cân nhắc khi ăn míaDo hàm lượng đường trong cây mía khá cao, vì vậy những người mắc bệnh tiểu đường, người mắc chứng rối loạn trao đổi chất và người bị mỡ trong máu cao nên cẩn thận khi ăn mía.
Người có tị và dạ dày thể hàn, lạnh bụng không thích hợp ăn mía. Người bình thường khi ăn mía cũng nên chú ý, không nên ăn quá nhiều nhằm hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể, tránh phát sinh bệnh béo phì.
“Mía thanh minh, độc hơn rắn” có đúng không?Lượng đường trong cây mía khá cao. Nếu để trong một thời gian dài, dưới điều kiện nhiệt độ tăng cao, mía rất dễ sản sinh nấm mốc. Đó chính là những“chấm đỏ” trong thân mía mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Loại nấm này có tên là “nấm độc Arthrinium”, chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên “Axit 3-nitropropionic”, loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương.
Tháng 2 và tháng 4 hàng năm là thời kỳ loại nấm độc này ở cây mía sinh sôi nhiều nhất.

Cơ bản là không có chống chỉ định, ăn càng nhiều càng tốt. Mía chính là một loại "kẹo cao su thiên nhiên". Con người nên biết ơn cây mía vì điều đó.
Mark

No comments:

Post a Comment