Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, August 24, 2018

Vì sao con người bỏ việc sau 7 năm? Vì sao khủng hoảng giữa sự nghiệp?

Con người đi làm sau khoảng 7 năm là kiệt sức nếu không muốn nói là cháy sạch (burned out). Thu nhập không đủ chi trả cho lối sống của họ nữa. Họ càng cố thì càng kiệt sức và càng dễ khủng hoảng. Đây có thể gọi là khủng hoảng lần đầu giữa sự nghiệp. Chưa chắc đã là do công việc, có thể công việc vẫn tốt, công ty vẫn tốt, nhưng người ta buộc phải bỏ việc tìm kiếm cơ hội mới.

Trong bài này tôi tính về mặt toán học về việc này, vì không biết toán học thì lãng phí nửa cuộc đời rồi.

Tới năm 30 tuổi là bạn học tập, trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm. Từ năm 30 bạn mới chính thức đi làm và lập gia đình nữa. Nên bài toán ở đây là tính cho người 30 tuổi trở đi.

Phải tăng lương bao nhiêu mới đủ?

Đối phó lạm phát cao
Lạm phát là 7 ~ 10%, cộng thêm với nhu cầu tăng lên khi tuổi tăng lên, nên tôi tính trung bình là để đối phó với lạm phát cao bạn cần tăng lương 10%/năm.

Bạn già đi
Con người già yếu đi theo năm tháng. Giả sử năm 30 tuổi bạn bắt đầu chín chắn và xây dựng sự nghiệp, lúc đó còn 90% sức lực, tới năm 60 tuổi về hưu, là hết sức, ngồi một đống, thì trong 30 năm đi làm bạn bị mất 90%/30 = 3%/năm.

Nên lương cần tăng 3%/năm để bù vào sự già đi này.

Bạn kết hôn
Kết hôn, sống chung sẽ stress, cần đi ăn nhà hàng, đi du lịch, vv. Vì thế, thường là sẽ làm tăng chi phí, tôi tính trung bình là 60% cho 30 năm, tức là bạn phải tăng 60%/30 = 2% thu nhập để duy trì cuộc sống hôn nhân.

Trên đời làm gì có gì miễn phí!

Bạn có con
Con cái là tiêu sản. Hai vợ chồng có hai con, mỗi người lo một đứa. Thêm một miệng ăn, học phí vv thì cũng tương đương một người đi làm. Bạn sẽ tốn thêm 100% chi phí nữa, cho 25 năm tới khi con tốt nghiệp đại học đi làm, nên một năm phải tăng 100%/25 = 4% lương.

Bạn lo cho cha mẹ già
Năm bạn 30 tuổi, cha mẹ bạn 55 ~ 60 và về hưu. Giá sử bạn phải lo cho một cha/mẹ già, trong khoảng 20 năm. Việc này kiến bạn cũng cần tăng lương 30% trong 20 năm để lo cho họ, tức là 1.5%/năm.

Bạn về hưu
Bạn về hưu? Thu nhập chỉ còn 70% mức đóng bảo hiểm xã hội. Muốn không giảm mức sống, bạn phải có tiền tiết kiệm 30% thiếu hụt còn lại cho 20 năm cuối đời. Tức là phải tăng lương 1.5%/năm.

Bạn mua nhà trả góp
Lãi suất hiện nay là 12%/năm, còn nếu bạn thuê nhà thì tỉ lệ sinh lời chỉ 6%/năm là cùng. So với đi thuê, để sở hữu nhà bạn tốn thêm 6%/năm. Việc này diễn ra trong 20 năm, nên là 120%, bạn đi làm 30 năm, nên chia ra là phải tăng lương 4%/năm để có thể duy trì trả góp nhà. Nhưng mua nhà là cả hai vợ chồng nên mỗi người gánh 2%,

Bạn khôn ngoan hơn nên chi tiêu ít đi
Giả sử bạn có cách chi tiêu ít đi mà không giảm lối sống. Sự khôn ngoan này giúp bạn tiết kiệm 3 ~ 5%, trung bình là 3%.

Tính tổng mức cần tăng lương nếu không mua nhà:

Lạm phát, tăng nhu cầu 10% + Già đi 3% + Kết hôn 2% + Con cái 4% + Cha mẹ 1.5% + Tích lũy cho về hưu 1.5% - Khôn ngoan 3% = 19%

Nếu mua nhà: 19% + 2% = 21%.

Tính tiền lương cần có theo các năm

Năm cơ sở: 30 tuổi, độc thân, cha mẹ chưa già yếu, chỉ cần lo cho bản thân, để sống tốt thì cần mức lương là 20 triệu/tháng.

Để tính lương tăng lên thì dùng Công cụ tính bất động sản nhé. May mà tôi lập trình sẵn rồi đấy. Không biết lập trình, phí nửa cuộc đời!

Để duy trì mức sống nếu không mua nhà thì cần tăng lương 19%/năm:
05 năm sau (35 tuổi): 48 triệu/tháng
10 năm sau (40 tuổi): 114 triệu/tháng
15 năm sau (45 tuổi): 271 triệu/tháng

Tất nhiên, sau 10 ~ 15 năm thì tiền mất giá nhiều rồi, nên con số trên không còn cao nữa (trừ khi đổi tiền mới để giảm bớt số không xuống).

Giả sử một người xuất phát điểm năm 30 tương đối thấp, là 15 triệu/tháng, sau 7 năm sẽ cần có mức lương là 50 triệu/tháng.

Đa số mọi người không đạt được mức này, nên thực sự là không duy trì được sức khỏe và cuộc sống nữa, nói cách khác là kiệt sức.

Vì sao mọi người kiệt sức sau 7 năm đi làm?

Dù công ty vẫn đối xử tốt và công việc vẫn tốt. Là vì họ mua nhà và không đạt được mức tăng lương để duy trì. Ví dụ, nếu họ mua nhà trả góp thì cần tăng lương 21%, nhưng thực tế chỉ được tăng lương có 15% thì sao.

Như vậy, mỗi năm mức sống giảm đi 6%. Khi nào con người sức cùng lực kiệt? Đó là khi mức sống bị giảm đi quá nhiều.

Giả sử giảm 6%/năm thì sau 7 năm giảm đi chỉ còn 65%. Tức là mức sống chỉ còn 65% so với năm 30 tuổi, và mọi người cảm thấy kiệt sức.

Nếu vẫn cố đi làm thêm 4 năm, thì chỉ còn 50% mức sống. Đây là trường hợp lương tăng đều 15%/năm đấy.

Đây cũng là lý do sau 6-7 năm mọi người muốn bỏ việc và sau 10 năm thì chịu hết nổi.

Nếu bạn không có gia đình 

Lạm phát 10% + Già đi 3% + Tích lũy cho về hưu 1.5% - Khôn ngoan 3% = 11.5%. Thu nhập bạn phải tăng ít nhất 11.5%/năm.

Nếu bạn làm freelancer ví dụ dạy tiếng Nhật, thì bạn phải tăng giá 12%/năm, mới đảm bảo mức sống.

Đây cũng là điểm yếu chí tử của freelancer: Họ không tăng giá theo năm, nếu không muốn nói là cố gắng giảm giá để cạnh tranh! Thế thì thua rồi còn gì, sớm muộn lối sống freelancer sẽ phá sản. Hoặc phải cậy nhờ cha mẹ, hoặc là phải đổi nghề, hoặc đơn giản là "cái chết từ từ" mà thôi.

Tóm lại, vì mọi người không được tăng lương 20%/năm nên lối sống phá sản và phải đổi việc, hoặc đổi nghề. Có ai trung thành được đâu. Mà bạn cũng không cần trung thành với công ty không tăng lương 20% cho bạn. Nếu công ty không chịu tăng lương, bạn đổi nơi khác lương cao hơn, xin việc khác lương cao hơn, sao cho thu nhập mỗi năm của bạn tăng 20% là được.

Còn muốn thành công? Phải có đầu óc mơ mộng, tâm hồn bay bổng để "nhất kiếm định thiên hạ".
Mark

No comments:

Post a Comment