Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, March 17, 2018

Burnout: Nguy cơ hủy diệt người đi làm

- Vì sao mọi người đều chán ghét công việc mình làm?
- Bạn không chán ghét công việc mình làm. Bạn chán ghét hệ thống mà mình ở trong đó.
- Mark -

Làm người đi làm là cực kỳ rủi ro, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Nếu bạn không đi làm thì chẳng sao. Nhưng cơ bản ai mà chẳng phải đi làm nhỉ? Chúng ta đều "bị sinh ra" mà.

Chúng ta biết là nhiều người chết vì làm việc quá sức tại Nhật Bản (過労死 karoushi quá lao tử). Thậm chí, có một số du học sinh, thực tập sinh VN sang "cảnh giới Nhật Bản" cũng đã chết vì làm việc quá sức.

Nếu các bạn tìm câu "Tôi không muốn đi làm" (会社に行きたくない) bằng tiếng Nhật thì sẽ ra "Khoảng 9.980.000 kết quả (0,44 giây)", thật không hề tầm thường. Đấy là nếu người ta viết lên blog. Còn cũng nhiều người không viết lách gì chỉ cố gắng chịu đựng.

Nhưng quả thật là thời gian đi làm càng lâu, bạn càng chán công việc và chán chường việc đi làm. Đây không phải vấn đề cá nhân của bạn. Thật sự mà nói, workstyle mà bạn bị gán ghép vào không phù hợp bản chất con người. Đây gọi là căn bệnh của chủ nghĩa tư bản.

Bạn chỉ có thể yêu thích công việc nếu có workstyle phù hợp với bản chất con người và hơn nữa, phù hợp với bản thân bạn.

Tôi ít gặp vấn đề vì tôi nhận thức được vấn đề: Khả năng chịu stress của tôi rất kém nên tôi không thể có workstyle như mọi người được. Thể chất của tôi không chịu đựng được như thế. Vì thế, tôi đã tốt nghiệp stress rồi.

Tôi không phải là người đi làm, cũng không phải là người không đi làm, tôi đứng giữa các ranh giới. Vì tôi không muốn bị kiệt sức như mọi người. Tôi muốn sống cuộc sống đúng khả năng và thể chất của tôi.

Burn-out ở cảnh giới Nhật Bản.
Cảnh báo: 18+ cấm người chưa trưởng thành xem!

Rủi ro của người đi làm

Không ai rủi ro hơn người đi làm và tầng lớp trung lưu. Vì mọi người làm việc trong một hệ thống tư bản, nơi đạo đức duy nhất là lợi nhuận.

Mọi người đều thức dậy vào một giờ, ăn sáng và chen chúc trên tàu điện để đi làm. Sau đó ai cũng overtime và lại chen chúc trên tàu "cá mòi" để về nhà, ngày nào cũng như ngày nào.

Thật là KIỆT SỨC!

Nhân tiện, vì sao mọi người phải làm thế?
Vì "lao động là vinh quang". Vì đóng góp hết sức mình cho công ty, cho tổ chức là đức tính tốt đẹp được ca ngợi. Vì "bạn xứng đáng có cuộc sống như thế, vì gia đình bạn xứng đáng như thế, vì con bạn xứng đáng học tập ở môi trường tốt như thế", chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thương mại vẽ ra quá nhiều "viễn cảnh tươi đẹp" và "thiên đường đáng sống" để bạn phấn đấu.

Mà mọi người cũng cắn câu nữa: Tôi làm việc tôi không thích để mua thứ tôi không cần nhằm gây ấn tượng với người tôi không ưa. Đây là MÊ LỘ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN. Nói cách khác chỉ là HỘI CHỢ PHÙ HOA mà thôi.

Workstyle hoàn toàn không phù hợp với bản chất con người. Ai cũng cạnh tranh về số giờ làm với nhau. Nhân tiện, ngày xưa tôi đi làm trong tổ chức có một nhân vật lừng danh người Nhật Bản tên là "Tây Thôn" (bổn danh 西村 Nishimura). Cuối mỗi tháng anh đều khoe với mọi người đầy tự hào số giờ làm việc trên 100 giờ của anh và không nghỉ ngày nào.

Có thể là điều ấy tốt cho anh, nhưng không hề tốt cho nhiều người.

Đây là nguy cơ lớn nhất với người đi làm:

BURN-OUT
Tiếng Nhật: 燃え尽き症候群

Bạn càng đi làm nhiều năm, bạn càng kiệt quệ và hết sạch năng lượng. Bạn mất khả năng tập trung, khả năng làm việc và khả năng cảm nhận cuộc sống.

Trích dẫn:
Trên thực tế cũng có dấu hiệu báo động, thông thường qua ba giai đoạn:
1. Mất khả năng hội nhập cộng đồng vì mất hết sinh khí sau nhiều ngày lao động cho an vui của người khác. Nạn nhân vì đặt nhãn hiệu "làm việc không biết mệt mỏi" vào vị trí quá cao nên sợ ảnh hưởng nếu tìm nơi nghỉ ngơi
2. Mất hứng thú trong công việc và vì thế khó chịu với mọi người như đó là nguyên nhân khiến mình mất hiệu năng
3. Mất tự tin vào khả năng của chính mình và vì thế dễ suy nhược thần kinh với ba triệu chứng điển hình là mất ngủ, đau đầu và trầm uất.

Khối lượng công việc quá lớn mà tài nguyên thì để làm việc thì quá ít. Các nghề như giáo viên, ngân hàng, bác sỹ vv rất dễ rơi vào tình trạng này. Trầm cảm hay đột tử cũng có thể xảy ra. Sự suy nhược là thường xuyên.

Vận động viên opympic, sinh viên ôn thi vào Tô-đai cũng có thể bị burn-out vì mức độ cạnh tranh rất khủng khiếp.

Nguyên nhân của burn-out được chỉ ra sau đây:
Maslach, Schaufeli and Leiter identified six risk factors for burnout: mismatch in workload, mismatch in control, lack of appropriate awards, loss of a sense of positive connection with others in the workplace, perceived lack of fairness, and conflict between values
Tạm dịch: Khối lượng công việc quá nhiều, thiếu sự chủ động trong công việc, thiếu phần thưởng thích hợp, mất đi mối kết nối tích cực với đồng nghiệp, cảm nhận sự thiếu công bằng, và mâu thuẫn giữa các giá trị.

Đặc biệt là ở VN công ty "black", tổ chức "black" rất nhiều và rất tệ hại. "Black company" là thuật ngữ chuyên môn để chỉ các công ty bóc lột người lao động.

Các công ty kiểu gia đình phần lớn là "black" trừ khi trong đó chỉ là người trong nhà (thì lại thành mớ hổ lốn "cá mè một lứa" và thực chất vẫn "black").

Vì thế, về cơ bản là các bạn đi làm một thời gian sẽ bị burn-out (cháy sạch năng lượng). Sau đó bạn có thể bị trầm cảm hoặc bị đào thải.

Vấn đề ai là người đầu tiên thôi. Vì sau đó thường mọi người sẽ có động lực để thay đổi và chú ý hơn tới cuộc sống. Vì thế, người đầu tiên burn-out bao giờ cũng thua thiệt nhất. Nhưng cũng có thể là người thoát ra khỏi "mê lộ" sớm nhất.

Sau này, các công ty đưa ra một giải pháp mới để trở nên "white" hơn:

WORK - LIFE BALANCE
"Cân bằng công việc và cuộc sống"

Có thể là vì họ "tốt" nhưng chủ yếu vì họ thiếu lao động: Thanh niên thà không đi làm còn hơn là đi làm cho "black company". Đây là tầng lớp "hikikomori" (tự giam mình trong phòng) hay NEET (không đi học, không đi làm) ở Nhật.

Các công ty phải chăm lo đời sống cho nhân viên để trở nên "white" (công ty tốt, không bóc lột) nhằm thu hút lao động và giữ chân nhân viên.

Riêng ở VN, theo tiêu chí của tôi thì rất nhiều công ty là "black". Các công ty "white" ở VN là các công ty "quốc doanh" của Nhật. Đây cũng là lý do người Nhật muốn vào Sony còn người Hàn thì bằng mọi giá vào Samsung.

Vì thế, bạn chán việc, bạn burn-out, bạn kiệt sức chỉ là chuyện bình thường. Ai cũng burn-out, thành ra burn-out là đương nhiên. Đó là một lý do vì sao có nhiều người khổ thế, mà tôi không hề nói về tiền bạc hay thu nhập.

Vì bạn không phải là tư bản, bạn không sở hữu tư liệu sản xuất. Lại quay lại vấn đề xưa cũ.

Bằng mọi giá phải khởi nghiệp hay làm cho "white company"

Tức là bạn phải có giá trị quan đánh giá công ty và có khả năng lựa chọn. Do đó, bạn phải là người có năng lực. Học tập và trải nghiệm có ý nghĩa sống còn nếu bạn thật sự muốn lựa chọn nơi làm tốt và WORKSTYLE tốt.

Đây là lý do vì sao mọi người đầu tư tiền bạc vào học vấn và trải nghiệm. Đây cũng là lý do tôi tư vấn du học: Để các bạn trẻ có nhiều lựa chọn hơn và chỉ làm cho "white company".

Hãy tìm ra workstyle phù hợp với thể chất của bạn, thuận theo tự nhiên và bản chất con người. Đó là bí quyết để yêu thích công việc bạn làm, có thể làm nó lâu dài và sống phấn khích mỗi ngày.

"Thà không làm gì, còn hơn làm cho black company"
Mark

No comments:

Post a Comment