Điện thoại công cộng ở Nhật Bản dùng xu 10 yen, 100 yen
Điện thoại công cộng ở Nhật gọi là 公衆電話 KOUSHUU DENWA [công chúng điện thoại].
>>Cách gọi điện thoại công cộng ở Nhật
>>Quiz cách gọi điện thoại công cộng ở Nhật
Điện thoại công cộng và tố giác tội phạm
Nếu bạn tố giác tội phạm thì chỉ nên dùng điện thoại công cộng. Vì sẽ không ai biết bạn là ai. Nếu bạn dùng điện thoại di động, người ta sẽ biết bạn là ai dù bạn đã đổi sim.Lý do là vì điện thoại di động mỗi cái có một mã số riêng, gọi là số IMEI (tiếng Nhật gọi là 個体情報 KOTAI JOUHOU cá thể tình báo), khi bạn nhắn tin hay gọi thì số imei này sẽ được lưu vào lý lịch cuộc gọi của nhà mạng. Cho dù bạn có thay sim thì từ lý lịch cuộc gọi người ta sẽ lần ra điện thoại của bạn và biết đó là bạn.
Tức là, nếu muốn sử dụng điện thoại di động để gọi nặc danh thì cả sim lẫn điện thoại đều phải nặc danh.
Đây là lý do mà tội phạm trong phim Mỹ sau khi gọi xong điện thoại thường quẳng đi luôn. Lý do là vì số IMEI của điện thoại đó đã lộ, nếu tiếp tục dùng thì sẽ rất dễ bị tóm.
Tố giác tội phạm bằng điện thoại di động là không khôn ngoan.
Vì đó có thể là tội phạm có tổ chức và có tay trong là cảnh sát. Chỉ bằng một vài nghiệp vụ đơn giản họ sẽ xác định được bạn là ai và trả thù. Hoặc đơn giản là luôn có "cảnh sát thối" sẵn sàng bán thông tin lấy tiền.
Bài học luân lý ở đây là: Người tốt phải bảo vệ được bản thân. Nếu bạn không bảo vệ được bản thân, đừng cố làm việc tốt, làm người tốt, hay làm wanna-be hero (cố làm anh hùng).
Nếu phải tố giác tội phạm bằng di động của bản thân, hoặc có khả năng liên lụy bản thân, thì chắc chắn là tôi không thể làm được, vì trái luân lý.
Do đó, điện thoại công cộng luôn có LÝ DO CHÍNH ĐÁNG để tồn tại.
Tội phạm cũng thường sử dụng điện thoại công cộng
Vì đơn giản là sẽ không lần ra được người gọi. Nhưng tội phạm luôn dùng "tiếng lóng" ví dụ gọi "ma túy" là hàng, tấn công hành hung là "chăm sóc" chẳng hạn.Vì sao tội phạm dùng "tiếng lóng" trên điện thoại?
Bởi vì bạn phải luôn nhớ rằng, nhà nước (Big Brother) kiểm soát mọi thứ. Họ sẽ lọc mạng điện thoại xem có những từ như "giết người", "ma túy" vv hay không. Hay đơn giản là xem bạn có làm gián điệp chống lại họ, chống lại nhà nước hay xã hội hay không. Ít ra, ở xã hội Mỹ thì không nên nghĩ là thông tin bảo mật 100%. Nhất là thời đại chống khủng bố này Mỹ có "Đạo luật yêu nước" để thích làm gì thì làm, kể cả nghe lén điện thoại.
Do đó, tội phạm sử dụng các từ chung như "giao hàng xong chưa", "chăm sóc cẩn thận", "chăm sóc kỹ càng". Vì đây là những từ thông thường trong cuộc sống được sử dụng hàng triệu lần một ngày. Lọc những từ này thì rất tốn công vì sử dụng quá nhiều, hơn nữa, đại đa số lại da dân lành với các mục đích như "giặt quần áo" thật! Tức là, việc theo dõi các từ phổ biến là không khả thi và cũng thường là không đem lại kết quả do khối lượng công việc khổng lồ.
Hoặc là, nhưng tên riêng cũng được đặt biệt hiệu. Ngay cả trong bảo vệ tổng thống Mỹ, không ai nói là tổng thống mà gọi quy ước ví dụ "đại bàng" chẳng hạn. Vì "đại bàng" là danh từ chung, được dùng hàng triệu lần. Chắc chắn rất có thể khủng bố cũng đang nghe lén điện thoại nên nếu dùng "tổng thống" thì sẽ xác định được ngay.
Ngược lại, tội phạm khi gọi tên người cụ thể cũng thường đặt biệt danh bằng danh từ chung kiểu như "mèo con", "bò cái" chẳng hạn. Như thế thì xác suất bị nghe lén và xác định giảm đi rất nhiều.
Sử dụng điện thoại công cộng ở Nhật Bản
Nếu bạn gọi điện thoại nội vùng thì sẽ tương đối rẻ nên nếu gọi lâu thì nên dùng điện thoại công cộng, nếu bạn không ngại ra ngoài. Vì thường là du học sinh phải xin việc làm thêm nên ai cũng phải đăng ký điện thoại di động cả, nhưng đôi khi gọi điện thoại công cộng cũng tốt.Ngoài ra, với khách du lịch thì điện thoại công cộng là rất quan trọng để liên lạc. Những nước không có điện thoại công cộng quả thật là phiền phức. Vì bạn sẽ phải mua sim, mà ở Nhật mua sim không dễ, phải ký hợp đồng đàng hoàng.
Ngoài ra, bạn có thể nhét nhiều xu cùng lúc và điện thoại Nhật sẽ "ăn" từng xu một, nếu gọi không hết sẽ trả số xu còn lại. Xu đã ăn sẽ không trả. Do đó, nếu bạn bỏ đồng 100 yen đầu tiên và bị ăn ngay từ đầu là mất luôn, dù bạn chỉ gọi hết 50 yen. Tốt nhất là chuẩn bị nhiều đồng 10 yen trước khi gọi nhé.
Cước gọi điện thoại công cộng tương đối rẻ và tùy theo cự li:
Nguồn: https://www.ntt-east.co.jp/ptd/contents/mag_public_charge.html
Ví dụ trong cùng khu vực thì 10 yen gọi được 57.5 giây, nếu vào đêm khuya sáng sớm thì được 77.5 giây. Nhưng nếu gọi xa thì lại khá tốn kém.
Nhân tiện, gọi điện thoại di động là khoảng 30 giây/20 yen, tức là 10 yen được tầm 15 giây, hay 1 phút gọi hết khoảng 40 yen. Nên nếu ở gần thì gọi điện thoại di dộng "tâm sự với người yêu" có vẻ có lợi hơn nhiều nhỉ! Hơi lạnh chút, nhưng đã có người yêu sưởi ấm ở bên kia đầu dây, truyền qua dây điện thoại tới với chỗ bạn có khi lại thành hơi ấm vã cả mồ hôi ý chứ.
Mark
No comments:
Post a Comment