Đây là các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên dòng tiền mà nó tạo ra. Sau khi xác định được giá trị doanh nghiệp, lấy nó chia cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành là ra giá trị của một cổ phiếu, rồi so sánh nó với giá cổ phiếu, nếu thấp hơn thì có thể mua vào. Tôi có đọc một số phân tích thì đôi khi họ lấy trung bình cộng của định giá FCFF và FCFE.
Định giá theo phương pháp FCFF (Chiết khấu dòng tiền thuần)
Dòng tiền thuần của doanh nghiệp FCFF là tổng dòng tiền thu nhập của tất cả các đối tượng có quyền lợi trong doanh nghiệp (gồm: Chủ nợ và Chủ sở hữu (cổ đông)).
Dòng tiền thuần FCFF phản ánh dòng tiền sau thuế từ hoạt động kinh doanh được phân phối cho cả chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp (không tính đến cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp).
Cách xác định Dòng tiền thuần của doanh nghiệp
Cách 1: Cộng các dòng tiền thu nhập của chủ nợ và chủ sở hữu doanh nghiệp:
- FCFF = Dòng tiền thuần VCSH + Chi phí lãi vay * (1 – Thuế suất thuế TNDN) + Thanh toán nợ gốc – Vay nợ mới + Cổ tức ưu đãi
Cách 2: Sử dụng chỉ tiêu EBIT:
- FCFF = EBIT x (1 – Thuế suất thuế TNDN) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi vốn lưu động
Trong đó: Thay đổi vốn điều lệ thường được xác định bằng chênh lệch vốn điều lệ cuối kỳ so với vốn lưu động đầu kỳ.
Khi đó, Giá trị doanh nghiệp được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF) theo chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Công thức tổng quát như sau:
Vo = Σ(t=1 ~ n) FCFF(t) / (1+WACC)^t
Nó hơi lằng nhằng nhưng tương tự như phương pháp DCF ý.
Trong đó:
- V: Giá trị doanh nghiệp (bao gồm giá trị của chủ nợ và chủ sở hữu)
- FCFF(t): Dòng tiền thuần của doanh nghiệp năm t
- WACC: Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp
Sau khi xác định được Giá trị của doanh nghiệp (Vo), ta xác định Giá trị doanh nghiệp thuộc VCSH như sau:
VE = Vo – VD
Trong đó:
- VD: Giá trị các khoản nợ phải trả (chủ nợ)
Như vậy, giá cổ phiếu được định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần (FCFF) được tính như sau:
P = VE / (Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành)
Nói chung thì vấn đề chính là phải dự đoán được FCFF vào năm thứ t, một điều vô cùng khó, ấy vậy mà các chuyên gia tư lợi và đáng kính của chúng ta vẫn dự đoán ầm ầm. À, thì họ có mất tiền đâu! Nhưng chúng ta cũng có thể nhìn dòng tiền FCFF vào các năm và nội suy ra các năm sau, tất nhiên đây chỉ là phong cách đoán mò kiểu "thầy bói xem voi".
Cách xác định Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu FCFE
Cách 1: FCFE = (EBIT – Lãi vay) * (1 – Thuế suất thuế TNDN) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ gốc cũ)
Cách 2: FCFE = Lợi nhuận ròng (NI) – Chi đầu tư mới vào TSCĐ + Khấu hao – Thay đổi vốn lưu động + (Vay nợ mới – Trả nợ gốc cũ)
Khi đó, Giá trị doanh nghiệp cho chủ sở hữu được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFE) theo chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Công thức tổng quát như sau:
VE = Σ(t=1 ~ n) FCFE(t) / (1+rE)^t
Trong đó:
- V: Giá trị doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu
- FCFE(t): Dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm t
- rE: Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Giá cổ phiếu được định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ sở hữu (FCFF) được tính như sau:
P = VE / (Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành)
Nói chung thì cốt lõi vẫn là tính được FCFE ở năm thứ t, dựa vào phương pháp đoán mò kiểu thầy bói xem voi. Bạn phải theo dõi FCFE các năm trong quá khứ rồi nội suy nó ra giá trị trong tương lai, đúng kiểu phải ăn không ngồi rồi chỉ ngồi phân tích doanh nghiệp, mà trong đa số trường hợp thường là sai. Nhưng để đầu tư thì vẫn phải dùng con số và tính ra được giá mục tiêu, không lại ăn cám toàn tập.
Đến đây thì chúng ta đã học sơ sơ các phương pháp định giá rồi. Hi vọng là không ai bị hôn mê.
Tài liệu tham khảo: https://govalue.vn/fcff-pe/
>>Cách tính biên độ an toàn (MOS) để mua cổ phiếu theo phương pháp 4M
No comments:
Post a Comment