Phương pháp định giá bằng thu nhập thặng dư (Residual Income) thì cũng tương tự như phương pháp DCF nhưng phản ánh chi phí vốn chủ sở hữu.
Bởi vì lợi nhuận trên sổ sách kế toán chỉ mới bao gồm chi phí nợ (ví dụ: chi phí lãi vay), nhưng chưa phản ánh chi phí vốn chủ sở hữu. Do đó, dưới góc nhìn của cổ đông, lợi nhuận sổ sách đã bị đội lên. Thu nhập thặng dư (residual income) là khoản chênh lệch giữa lợi nhuận trên sổ sách của doanh nghiệp và mức lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư.
Ví dụ, nhà đầu tư yêu cầu lợi tức là k đối với vốn chủ sở hữu. Như vậy, ở năm thứ t (kỳ thứ t), lợi nhuận sinh ra trong năm là EPS(t+1) (tính cho năm t+1), giá trị sổ sách công ty kỳ trước đó là BV(t-1), yêu cầu sinh lợi là k * BV(t-1), nên giá trị thặng dư kỳ t là:
RI(t) = EPS(t+1) - k * BV(t-1)
Tức là so với lợi nhuận trên sổ sách EPS(t+1) thì giảm đi phần đòi hỏi vốn chủ phải sinh lời với tỷ lệ k.
Giá trị doanh nghiệp được xác định giá bằng giá trị vốn chủ sở hữu (giá trị sổ sách – book value) năm hiện tại cộng với tổng các thu nhập thặng dư.
Nhưng giá trị thặng dư của các năm về sau trong tương lai cũng phải chiết khấu đi vì chỉ là đếm của trong lỗ, nên giá cà tính theo phương pháp này như sau:
Giá cà = BV(0) + Σ(t=1 ~ n) RI(t) / (1+k)^t
Trong đó, BV(0) là giá trị sổ sách của năm đầu tiên.
Ưu điểm của phương pháp này là áp dụng được ngay cả khi FCFE, FCFF âm, và giá trị sổ sách rất ít khi âm nên thường là luôn xác định được. Ngoài ra, phương pháp này đã bao gồm giá trị sổ sách hiện tại (đã biết và không cần dự đoán), và giá trị này thường đã phản ánh phần lớn giá trị nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm là nó phụ thuộc nhiều vào chất lượng báo cáo tài chính cũng như các chính sách kế toán của doanh nghiệp.
Tóm lại thì chúng ta vẫn phải dự báo được tăng trưởng lợi nhuận, ví dụ EPS trong 5 ~ 10 năm tới, rồi tính ra giá trị thặng dư cho từng năm, từ đó tính ra giá cà mà chúng ta sẽ mua, ví dụ sau 10 năm sẽ hoàn lại vốn cho chúng ta.
Ví dụ thế này, một doanh nghiệp có EPS tăng trưởng trung bình 10% trong 5 năm qua, và trong 5 năm tới có vẻ không ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế vĩ mô, thì chúng ta giả định là 5 năm tới nó cũng tăng trưởng 10% chẳng hạn. Từ đó mà dự phóng ra EPS tương lai (hoàn toàn là đoán mò theo kiểu thầy bói xem voi!) và tính RI cho 5 năm tới. Sau khi cộng lại, chúng ta sẽ có giá cà mục tiêu dựa trên phương pháp định giá bằng thu nhập thặng dư 5 năm.
Còn bạn thích tính cho 10 năm thì thoải mái, nhưng sẽ ít chính xác hơn vì dự đoán EPS cho cả 10 năm không phải việc dễ, vì kinh tế vĩ mô có thể thay đổi khá nhiều.
Đây chỉ là một chút học tập để cho biết về khái niệm hàn lâm, chứ đầu óc cũng hơi lơ mơ rồi.
Mark
>>Phần 5: Phương pháp giá trị tài sản ròng (RNAV) và Phương pháp SOTP (SOP)
No comments:
Post a Comment