Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, April 15, 2021

Phương pháp định giá cà pháo (phần 3) - EV/EBITDA

Chào các bạn!

Trong phần 2 thì tôi đã chuyết về phương pháp dòng tiền chiết khấu cũng hơi hơi phức tạp, trong bài này thì sẽ nói về định giá cà pháo bằng phương pháp EV/EBITDA mục tiêu, thực chất cũng chỉ là phương pháp so sánh tương đối như trong phần 1.

Tôi ví dụ, doanh nghiệp X trong ngành Y hiện có chỉ số EV/EBITDA = 8, còn trung bình ngành Y là EV/EBITDA = 10. Như vậy, tiềm năng của doanh nghiệp X là có thể tăng lên tới thành 10, từ đó tính ra EBITDA mới tăng thành 10/8 = 1.25 tức tăng 25%. EBITDA là lợi nhuận trước thuế + lãi vay + khấu hao. Giả sử doanh nghiệp không có lãi vay, cũng không có khấu hao, thì lợi nhuận trước thuế và do đó lợi nhuận sau thuế chúng ta kỳ vọng tăng 25%, từ đó kỳ vọng giá cà sẽ tăng 25%.

EV/EBITDA: Chỉ tiêu này cho biết với một đồng Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay, khấu hao và thuế mà doanh nghiệp tạo ra, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra bao nhiêu đồng cho Giá trị của doanh nghiệp. Tỷ lệ này nếu < 8 lần thường được xem là hấp dẫn để đầu tư. Nếu chất lượng doanh nghiệp tốt (ví dụ doanh nghiệp có sản phẩm tốt, thị phần dẫn đầu ngành, ban lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm, quản trị tốt ...) thì có thể chấp nhận mức EV/EBITDA cao hơn mức trung bình ngành. (TCBS)

Đương nhiên là EV/EBITDA càng thấp càng tốt. Một số người còn tính EV/EBIT.

Công thức: EV/EBITDA

Trong đó:

  • EV  = Vốn hóa thị trường + Tổng nợ - Tiền mặt
  • EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay + Khấu hao

Giải thích:

  • EV viết tắt của  Enterprice Value: là giá trị doanh nghiệp
  • EBITDA là viết tắt của Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization, hay Lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao.
  • Vốn hóa thị trường = Số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân x Giá cổ phiếu tại thời điểm tính toán
  • Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
  • Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Depreciation: Các khoản khấu hao của tài sản hữu hình ( nhà xưởng, máy móc, thiết bị vv)
  • Amortization: Khấu hao của tài sản vô hình (thương hiệu, quyền sử dụng đất có thời hạn, bằng sáng chế vv)
EV/EBITDA càng thấp nghĩa là giá trị (vốn hóa) của doanh nghiệp đang bị định giá thấp so với khả năng tạo ra lợi nhuận của nó, nghĩa là nên MUA VÀO. Còn khi nó quá cao nghĩa là giá trị doanh nghiệp đang bị định giá quá cao, nên bán ra.

Để sử dụng phương pháp EV/EBITDA mục tiêu thì chúng ta cần tập hợp các doanh nghiệp có quy mô gần nhau trong cùng một ngành, tính chỉ số EV/EBITDA cho từng doanh nghiệp và trung bình ngành, theo từng năm. EV/EBITDA mục tiêu thường là trung bình ngành hoặc trung bình của các doanh nghiệp có quy mô tương tự trong ngành, từ đó đặt ra EV/EBITDA mục tiêu là giá trị trung bình đó, rồi tính ngược lại ra giá cà mục tiêu.

No comments:

Post a Comment