Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, June 5, 2016

Gochisousama deshita!

Chuyên đề văn hóa Nhật Bản
ご馳走さまでした Gochisousama deshita có nghĩa là "Cảm ơn (bạn) vì bữa ăn ngon / Cảm ơn bạn đã vất vả nấu ăn cho tôi". Người Nhật có một văn hóa là khi ăn uống xong ở quán ăn, nhà hàng thì hướng tới những người làm ở đó và nói câu này trước khi rời khỏi quán.


Vì sao lại dùng chữ ご馳走様 thì bạn hãy xem bài "Tôi mời" và văn hóa trả tiền của người Nhật.

Vì sao lại cảm ơn người nấu?

Đây là lễ nghi trong xã hội văn minh. Món ăn không tự sinh ra, bạn muốn có món ăn thì phải có người nấu nó cho bạn. Vì thế, bạn luôn phải cảm ơn người nấu. Bạn là ai và họ đâu bắt buộc phải nấu cho bạn?

Người thiên chúa giáo cũng có văn hóa rất hay, đó là trước khi ăn họ thường cảm ơn Chúa vì đã ban cho họ bữa ăn này.

Trong những gia đình có văn hóa cao, khi ăn uống con cái cũng phải cảm ơn người nấu kể cả người đó là mẹ mình.

Ở những nền văn hóa thấp thì thường phụ nữ bị gán cho vai trò nội trợ và coi đó là nghĩa vụ của phụ nữ. Chính vì thế mà con người quên đi bản chất và không có lòng biết ơn. Thậm chí, nếu hôm nào ăn uống không ngon lành họ còn la mắng người nấu.

Cảm ơn người nấu ăn cho bạn là để nhắc nhở bạn cần khiêm tốn: Bạn có đồ ăn đã là điều may mắn. Muốn sống tốt trong cuộc đời, con người cần khiêm tốn. Những người đau khổ thường là những người chủ trương quyền lợi thái quá: Họ hầu như không học hành, lao động hay đóng góp cho xã hội gì mấy nhưng lại đòi hỏi luôn phải có cái ăn, thậm chí ăn ngon. Họ muốn họ phải được xã hội quan tâm, đảm bảo cho họ cuộc sống. Trong cuộc đời không có bộ luật nào quy định như vậy.

Nếu bạn không lao động, bạn sẽ chết đói. Lao động không phải là vinh quang mà để tạo ra thành quả, của cải giúp cho bạn có thể duy trì cuộc sống. (Lao động chỉ là vinh quang nếu bạn lao động và kẻ khác hưởng thay, sau đó kẻ khác cho bạn lại phiếu bé ngoan để bạn có vinh quang nhưng đói, rất đói và luôn cảm thấy bất công.)

Người thiên chúa giáo thường thành công trong giáo dục, học thuật, nghệ thuật, v.v.... vì trước mỗi bữa ăn họ đều cảm ơn Chúa đã ban cho họ thức ăn. Tức là họ luôn giữ được sự khiêm tốn: Tôi thật nhỏ bé và phải cố gắng hơn nữa.

Ngay từ việc ăn uống trong nhà họ đã dạy con cái về LÒNG BIẾT ƠN. Vì việc giáo dục này lặp đi lặp lại nên con cái họ sẽ suy nghĩ về việc làm sao có đồ ăn để ăn (không phải là trên trời rơi xuống kiểu "trời sinh voi, trời sinh cỏ"). Vì thế, trong nhà con cái sẽ biết ơn người đi kiếm tiền về (người cha) và người nấu đầu ăn cho mình ăn (người mẹ).

Văn hóa sẽ làm nên con người. Ở bên Nhật cũng vậy: Bạn cảm ơn những người đem tới đồ ăn cho mình (và phải nhớ là: Chẳng ai có nghĩa vụ đem đồ ăn tới cho người khác.) Vì thế mà người Nhật là dân tộc văn minh và họ thành công về rất nhiều mặt, được kính trọng trên thế giới.

Lòng biết ơn sẽ quyết định dân tộc văn minh hay không

Tất nhiên là phải biết ơn những người giúp bạn, không phải biết ơn do nhồi sọ. (Vì ở những nơi nhồi sọ con người biết ơn ... đủ thứ, nhưng toàn những thứ làm hại họ, ví dụ người dân ở xã hội phong kiến vẫn phải biết ơn vua quan luôn hà hiếp họ.)

Trong nhà, liệu con cái có cảm ơn người mẹ vì bữa ăn không?

Điều này sẽ quyết định gia đình đó có văn minh hay không. Gần đây, có rất nhiều trẻ em, thanh thiếu niên không còn biết ơn nữa mà nghĩ việc mình có đồ ăn là đương nhiên. Những thanh thiếu niên này thậm chí còn không tự lập. Vì thế, khi ra đời năng lực rất hạn chế và khó mà có sự nghiệp tốt được. Tất cả đều bắt nguồn từ giáo dục gia đình. Không thể đổ hết tội cho thanh thiếu niên mà phải chất vấn về việc giáo dục của cha mẹ. Những người như thế khi vào quán họ nghĩ họ là thượng đế và la mắng nhân viên. Đây là những người không lịch sự. Không phải bạn trả tiền là bạn có quyền la mắng người khác. Quán ăn, nhà hàng là nơi công cộng và bạn phải tôn trọng tất cả mọi người ở đó.

"Gochisousama deshita" dùng để cảm ơn ai?

- Bạn có thể cảm ơn trực tiếp đầu bếp, người nấu ăn cho bạn
- Bạn có thể cảm ơn cả nhà hàng, gồm cả nhân viên
- Bạn có thể cảm ơn người đã trả tiền chiêu đãi bạn ăn
Tức là không chỉ cảm ơn người nấu, bạn còn cảm ơn người đã trả tiền chiêu đãi bạn ăn nữa. Có nghĩa là có thể bạn cảm ơn hai lần.

Nếu nhà hàng quá tệ hại hay nhân viên bất lịch sự thì sao?

Bạn tới nhà hàng là để hạnh phúc, không phải để không hạnh phúc. Những nhà hàng không chuyên nghiệp, chỉ muốn thu tiền, nhân viên không nhiệt tình làm việc, hay vô trách nhiệm, v.v... thì bạn không tới lần hai. Ví dụ tôi không bao giờ đi taxi vì tôi thấy tài xế thái độ quá tệ hại khi đi xe trên đường. Tôi chỉ đi Uber. Tôi thà đi bộ còn hơn đi taxi với những tài xế không văn minh. Ngoài ra, tôi còn sợ dơ nữa.

Vấn đề ở đây là lòng tự trọng. Khi tôi thấy người ta làm không chuyên nghiệp, không có trách nhiệm thì tôi không dùng sản phẩm và dịch vụ của họ nữa. Về cơ bản, tôi chỉ dùng hàng hóa và dịch vụ tốt. Nếu lỡ dùng phải hàng xấu, tôi coi đó là kinh nghiệm và không mắc phải lỗi lầm lần thứ hai.

Luyện tập

Bạn cần luyện tập câu cảm ơn trên ở nhà. Ngoài ra, hãy luyện tập cả câu yêu cầu tính tiền 会計お願いします Kaike onegaishimasu = "Xin hãy tính tiền giùm tôi". 会計 kaikei [hội kế] nghĩa là "tính tiền, kế toán".

ご馳走様でした MP3

会計お願いします MP3

(C) Saromalang

No comments:

Post a Comment