Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, June 27, 2016

Vì sao Anh quốc rời EU lại làm đồng yên tăng giá?

Chủ đề kinh tế Nhật Bản

Có hai thứ mà bạn bắt buộc phải học khi sống trong xã hội con người ngoài nghề chuyên môn mà bạn có: Thứ nhất là kinh tế học (経済学 keizaigaku), thứ hai là tâm lý học (心理学 shinrigaku). Học kinh tế học để bạn không phá sản hay nghèo tới cuối đời, học tâm lý học để bạn không bị đánh lừa (bị người khác hay chính bản thân đánh lừa). Hơn nữa, học tập cả đời là niềm vui lâu dài không gì sánh bằng, lại ít tốn kém nữa: Chỉ cần bạn biết chữ, biết gõ máy tính và có khả năng sử dụng não.

Miễn trách nhiệm: Đây không phải thực tế đã kiểm chứng, không phải lời khuyên đầu tư, không phải điều được đảm bảo đúng. Đây chỉ là NGHỊ LUẬN (議論 GIRON) để nâng cao nhận thức, tìm kiếm sự thật và để vui vẻ. Không đầu tư, đầu cơ hay hoạt động gì theo nội dung tại đây.

Chủ đề hôm nay: Anh quốc và đồng yen.


Vì sao đồng yen tăng giá hơn nữa khi Anh quốc rời EU? Cùng với sự (gần như) kết thúc của chính sách kinh tế Abenomics, đồng yen đã tăng tới 100 yen ăn 1 USD và với vụ Anh rời EU yen tăng 94 yen ăn 1 USD.

Phân tích việc tăng hay giảm của tiền yen là chuyện phức tạp ngoài phạm vi hiểu biết của tôi. Tuy nhiên, hậu quả đầu tiên là tiền yen tăng giá.

Đây là sự vận động theo TIÊN LƯỢNG KINH TẾ. Việc Anh rời khỏi EU dẫn tới dự đoán xấu cho cả nền kinh tế Anh lẫn nền kinh tế EU. Hậu quả là kỳ vọng lợi nhuận giảm nên người có tiền sẽ cố tránh bị mất mát bằng cách càng ít liên quan càng tốt: Họ sẽ bán đồng bảng Anh và đồng Euro, đồng thời bán cả cổ phiếu Anh lẫn tại Euro.

Như vậy nhu cầu các ngoại tệ khác tăng cao và do đó USD và Yen tăng cao. Nhưng Yen có vẻ là ứng cử viên tiềm năng hơn vì kinh tế Nhật bản ít ra là ít liên quan tới EU hơn là Mỹ. Hơn nữa, do Abenomics được kỳ vọng sẽ kết thúc nên đồng Yen đang có đà tăng cao. Theo tâm lý số đông thì người ta sẽ mua theo kỳ vọng tiền Yen sẽ tăng cao nữa.

Có thể chỉ là nhất thời

Giá trị đồng tiền vận hành theo tiên lượng về kinh tế nhiều hơn là theo thực tế (fact). Sự thực có thể kinh tế Anh và châu Âu không xuống thấp như kỳ vọng. Hoặc là không tệ chút nào, ai biết được. Trong trường hợp này kỳ vọng tăng cao và người ta lại mua lại bảng Anh, đồng Euro và các đồng tiền này tăng, kéo theo đồng USD và Yen giảm đi. Các đồng tiền sẽ luôn dao động với nhau tùy theo kỳ vọng ở mỗi thời điểm, tất nhiên là cũng theo cả các sự kiện nữa.

Tâm lý đám đông: Đám đông thường bi quan hay lạc quan quá mức cần thiết trước một sự kiện. Đây là hiệu ứng cộng hưởng. Vì anh A bi quan nên lây sang cho anh B, anh B lây cho chị C. Vì nhiều người bi quan nên những người khác cũng bị ảnh hưởng. Ai cũng nghĩ tới kết cục tồi tệ. Vì thế họ bán tháo bảng Anh nhiều hết mức có thể dẫn tới Yen tăng cao kỷ lục. Thực tế có thể không tới như vậy nên về lâu dài các đồng tiền sẽ về giá trị thực.

Phụ lục: Abenomics là gì?

Nỗ lực giảm giá đồng yen (円安 en'yasu) của chính phủ Abe nhằm tăng cường xuất khẩu (nội tệ rẻ có lợi thế cho xuất khẩu do thu nhiều lợi nhuận hơn) giúp phục hồi kinh tế Nhật Bản trì trệ suốt từ những năm 90 (khi bong bóng kinh tế vỡ lần đầu tiên). Bằng việc làm giảm giá đồng yen, hàng Nhật có thể cạnh tranh với hàng Hàn Quốc, Trung Quốc. Việc phá giá nội tệ khiến các khoản tiền tiết kiệm bằng nội tệ của người dân bốc hơi tương ứng và làm giảm sức mua hàng trong nước. Ví dụ khi bạn tăng lương, tức là tăng cung tiền, thì mặc dù được tăng lương nhưng do tiền lạm phát nên khoản tiết kiệm của bạn bốc hơi (ở mức xấp xỉ lạm phát thực tế).

Vì sức mua yếu đi nên doanh nghiệp Nhật bị thiệt hại (trừ doanh nghiệp chỉ xuất khẩu). Điều này dẫn tới nền kinh tế lại trì trệ đi. Hơn nữa, người dân đang bất mãn vì bị bốc hơi tài sản tiết kiệm tiền Yen dù có thể vẫn ủng hộ đảng LPD và chính phủ Abe. Abenomics được dự đoán sẽ kết thúc nhưng kết quả thì khó đánh giá (phải hỏi các kinh tế gia có kinh nghiệm).

No comments:

Post a Comment