Trong xã hội ngày nay tràn ngập diễn giả, khóa học thành công, cả xã hội sục sôi vì thành công, nhưng thật ra, xã hội VN khó có thể nói là thành công được. Nhiều người chỉ làm ăn kiểu tư lợi, chộp giật, năng suất lao động kém, rất ít người kiên trì. Ngay cả doanh nhân "thành đạt" cũng thay đổi ngành nghề xoành xoạch, lúc thì chăn vịt lúc lại nuôi bò, rồi lại trồng cao su, trồng điều, vv.
Tôi có nói về việc
trung thành với khách hàng, theo tiêu chí này thì không thấy ai trung thành với khách hàng hay cộng đồng mà có lẽ chỉ trung thành với LỢI NHUẬN, LỢI ÍCH.
Tóm lại thì đại đa số dùng thước đo vật chất, cụ thể là tiền bạc, làm thước đo thành công. Ở VN người ta sùng bái tiền bạc và sùng bái người giàu, ngược lại, họ lại thù ghét người giàu, đây gọi là "phức cảm tự ti nghèo". Họ vừa thích giàu, lại vừa ghét người giàu, vừa thích tiền, lại vừa ghét tiền (coi tiền là dơ bẩn, nguồn gốc của tội lỗi, đối lập với bản thân họ - tốt đẹp rạng ngời, chỉ vì họ KHÔNG CÓ TIỀN). Điển hình của việc này là câu chuyện
Phú ông, thằng Bờm.
Đã nghèo mà lại còn tư lợi thì đúng là chỉ là một thằng bờm trong cuộc đời.
Nhân cách là viên hồng ngọc trong cuộc đời
Nhưng liệu thành công có chỉ nên đo bằng tiền bạc? Và vì thế phải kiếm tiền bằng mọi giá?
Đây vẫn chỉ là não trạng nô lệ, làm nô lệ cho đồng tiền. Tóm lại thì,
lấy tiền bạc làm thước đo cuộc đời là cách mà những người thiếu tiền vẫn thường làm. Chất lượng cuộc sống, chất lượng tinh thần của họ thấp nên lòng khao khát tiền bạc của họ quá lớn, dẫn tới bị mờ mắt. Họ mất đi khả năng cảm nhận cuộc sống, cảm nhận
thời gian.
Hơn nữa, những người như thế còn gặp vấn đề NHẬN THỨC. Họ bị nhận thức sai về tiền bạc và bản thân, nên dẫn tới đổ vỡ trong tâm hồn -
dù họ có thành công hay thất bại về tiền bạc. Người giàu mà vẫn đau khổ thì nhiều như lá mùa thu, vẫn không biết mình thật sự muốn gì, nên sống thế nào. Kết cục vẫn là mê tín dị đoan vì tinh thần bị bó buộc vào việc giữ lại sự giàu có bằng mọi giá, và cũng lại khổ sở vì việc này. Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ là thậm chí không hiểu vì sao mình thành công, và càng không hiểu vì sao mình đau khổ.
Thành công, thất bại thật sự trong cuộc đời
Bạn cảm nhận. Ví dụ cảm nhận
thời gian. Cho dù bạn thất bại, hay bị bạo bệnh, bạn vẫn CẢM NHẬN được thời gian và sinh mệnh.
Đây là
SỰ HOÀN THIỆN VỀ NHÂN CÁCH. Tức là bạn trở thành người công chính.
Do đó, phương trình thành công trong cuộc đời trong "Cuộc đấu tranh của tôi" (My Campaign) là:
THÀNH CÔNG = HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH
Do đó, bạn học tập và lao động để trở thành người công chính và có năng lực để phụng sự xã hội. Những người thất bại trong cuộc đời là những người không hoàn thiện nhân cách. Do đó, từ khi còn là trẻ con đã bắt đầu thói hư tật xấu, ăn vạ cha mẹ, ăn vạ cuộc đời. Đến khi lớn lên vẫn là kiểu người bê tha, bệ rạc, xả rác và làm hại xã hội.
Những người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè là kiểu không hoàn thiện nhân cách. Họ còn hay xả rác ra đường cho tiện nữa. Họ sẽ sống nghèo, học vấn không có và con họ cũng sẽ thế.
Trọc phú không phải là người hoàn thiện nhân cách. Dù có thành công về tiền bạc vẫn không hiểu mình là ai, ý nghĩa sống là gì, chẳng phải ngày nào cũng lo sợ tới mức nhang khói thờ cúng mê tín dị đoan hay sao?
Giàu hay nghèo không quan trọng bằng việc hoàn thiện nhân cách để hiểu đúng và đầy đủ về cuộc đời, từ đó có thể sống thanh thản, hơn nữa, có thể sống hạnh phúc được. Những kẻ không hoàn thiện nhân cách - dù giàu hay nghèo - sẽ không làm được trò trống gì cho xã hội mà chỉ trục lợi từ xã hội để làm giàu cho bản thân mà thôi.
Xã hội có nhiều trọc phú ắt sẽ nghèo và bất công. Và cả xã hội sẽ phải chịu bầu không khí ô nhiễm cũng như ô nhiễm về nhân tính, con người. Từ đó sẽ phát triển phức cảm tự ti (inferior complex) và ra sức bố thí để cứu vãn niềm tin. Nếu có cơ hội ra nước ngoài còn phát triển phức cảm tự ti dân tộc và phức cảm tự ti này thường sẽ theo xuống tới mồ, một mặt muốn chối bỏ nguồn gốc, mặt khác lại cố gắng giữ lại nguồn gốc vì sợ mất identity (định danh).
Phức cảm tự ti dân tộc (national inferiror complex)
Những xã hội không hoàn thiện nhân cách thì sẽ phát triển phức cảm tự ti dân tộc:
- Mặc cảm tự ti khi so sánh với nước ngoài
- Tự hào dân tộc bằng những dữ kiện xuyên tạc để xóa đi mặc cảm tự ti, đổ lỗi cho hoàn cảnh
- Mất niềm tin vào con người, xã hội
- Bố thí nhiều để cứu vãn niềm tin, thường là cho những kẻ không lao động
- Những kẻ không lao động (ăn xin) mọc thêm ra như nấm sau mưa, lại làm tăng phức cảm tự ti
- Khi ra nước ngoài muốn chối bỏ nguồn ngốc vì dân tộc mình tệ hại quá
- Chối bỏ không được đành chấp nhận, vì chối bỏ thì mất identity thành "con chó lạc đàn"
...
Phức cảm này khá phức tạp nên mới gọi là "phức cảm" (complex). Cái gốc của phức cảm này là sự tư lợi. Mà xã hội nho giáo thì nhất định sẽ tư lợi, vì cha mẹ phải tư lợi con cái để sống và sống theo kiểu chủ nghĩa bầy đàn (gia đình là số một).
Người giàu càng bị phức cảm tự ti dân tộc nặng hơn, vì họ ảo tưởng về bản thân hơn. Họ luôn nghĩ họ tài giỏi (dù ngoài miệng nói ra là nhờ trời, nhờ mọi người). Vì thế họ bị mâu thuẫn, xung đột: Mình giỏi thế này mà sao nước mình kém thế, họ không xứng đáng với mình. Đặc biệt, họ còn hay du lịch nước ngoài, lại càng khắc sâu thêm phức cảm tự ti.
Rốt cuộc thì miễn là họ thành công về tài chính, còn xã hội họ dơ bẩn thế nào cũng được, phải không nhỉ? Đây đúng là dạng trọc phú nên cũng không hạnh phúc như những người thiếu tiền vẫn nghĩ.
Không cần quá quan tâm thành công, chẳng cần lo lắng về việc thất bại
Đây là khi bạn làm việc đúng đắn. Đó là việc công ích. Thành công, thất bại suy cho cùng chỉ là tương đối. Bạn đi thi mà không được 100% chỉ được 60% thì cũng không phải thất bại hoàn toàn. Bạn được 100% mà đề thi dễ quá thì không thể nói là hoàn toàn thành công được.
Đối với người công chính, làm việc đúng đắn là thành công. Tiền bạc không phải và không thể là thước đo duy nhất được. Tôi ví dụ khi anh em nhà Wright chế tạo máy bay có động cơ thì đó là đam mê và đóng góp nhiều hơn là giá trị thương mại khổng lồ như hiện nay. Cả nền kinh tế, khoa học kỹ thuật hiện nay đều nhờ các nhà bác học tự cổ chí kim và họ cũng chẳng nhận đồng nào cả.
Hay như người phát minh Internet, đó là thành tựu cuộc đời của ông ấy, chứ không phải là việc kiếm được bao nhiêu tiền. Con người ngày nay thường chỉ ca tụng các tỉ phú mà quên rằng, những người công chính mới tạo nên thế giới này (không có nghĩa tỉ phú không công chính mà đơn giản là họ chỉ là một phần giúp cho Internet, máy tính, vv trở nên phổ cập). Cái cách mà con người đánh giá người khác chỉ theo tài sản của họ đúng là kỳ quái và khôi hài.
Bạn không cần quá quan tâm về tiền bạc
Trong bài
Giàu sớm, giàu muộn tôi có nói điều này:
Điều 1: Có lao động là có tiền bạc.
Điều 2: Có trí tuệ là có tiền bạc.
Điều 3: Có sức khỏe là có tiền bạc.
Xã hội nào thì cũng sẽ cần lao động. Do đó, bạn phải học tập và lao động mỗi ngày. Như thế bạn sẽ có tiền và sống được.
Điều giúp bạn
sống phấn khích mỗi ngày chính là làm việc đúng đắn, và đó chắc chắn phải là học tập và lao động. Học tập và lao động là phương tiện để đạt tới sự hoàn thiện nhân cách, từ đó bạn có thể sống an toàn, sung túc và hạnh phúc.
Ngược lại, những người quá quan tâm về tiền bạc, hoặc không muốn hay không có khả năng học tập, lao động thì sẽ cố gắng tìm cách
kiếm tiền bất chính. Sự thật là họ sẽ lo lắng về tiền bạc lâu dài. Rốt cuộc rồi cũng sẽ mê tín dị đoan vì đổ vỡ trong tâm hồn, do NHẬN THỨC KHÔNG ĐÚNG về cuộc đời.
Người giàu mà đau khổ thì nhiều lắm. Đặc điểm chung là mê tín dị đoan. Giàu thì lại đau khổ kiểu nhà giàu, nên lại phải chơi với những kẻ nghèo cơ hội để "tái khẳng định" tài năng, ưu thế của bản thân, đúng theo kiểu
Phú ông và thằng Bờm, "cho đi để nhận lợi" theo cách tư lợi của nhà giàu.
Người giàu hay khệnh khạng, thái độ kém là thế. Nghe họ nói chuyện khác gì tra tấn lỗ tai, suốt ngày chỉ biết kể những câu chuyện tự hào về bản thân, nhưng không làm việc gì mà hữu ích cho xã hội, hay người khác cả. Vấn đề là NHẬN THỨC SAI, do không hoàn thiện nhân cách. Mặc dù khoác áo đẹp, đi xe đẹp vẫn chỉ là dạng người BÊ THA, BỆ RẠC và KHÔNG HIỂU BIÊT ở bên trong. Đi ngoài đường chắc bạn cũng thấy nhiều người đi xe đẹp nhưng bon chen như hàng tôm hàng cá, hoặc xả rác ra đường là vì thế. Nếu nhìn họ ăn uống thì đúng là mất vệ sinh, vì tâm hồn của họ chỉ tới mức đó thôi. Họ chỉ xuất sắc trong khoản ảo tưởng về bản thân.
Họ thường bố thí người nghèo là theo kiểu "cho đi để nhận lại", "bỏ một đồng con cháu ăn phúc đức trăm đồng" đúng kiểu người tư lợi mà thôi. Đây không thể là người tốt được.
Trong cuộc đời, bạn không cần sợ thất bại nếu bạn làm việc đúng đắn.
Vì đó là việc đáng giá. Đâu phải là bạn cứ làm việc đúng là sẽ thành công? Nhưng nó tốt cho sự tiến bộ của xã hội. Bạn có thể là người đặt nền móng đầu tiên cho việc gì đó.
Sợ thất bại là căn bệnh của người tư lợi. Người công chính không ai sợ thất bại cả. Thậm chí, cho dù thất bại đi chăng nữa thì người công chính vẫn cứ làm, vì đó là việc đúng đắn.
Thất bại thật sự là thế này:
Thất bại thật sự = Không làm việc mà bản thân thấy đúng đắn, cần thiết
Thất bại thật sự = Làm việc trái lương tâm, trái đạo lý
Thất bại thật sự = Không làm đúng trách nhiệm
Thất bại thật sự = Sống không danh dự
Tóm lại thì KHÔNG HÀNH ĐỘNG để làm việc đúng có lẽ là thất bại lớn nhất trong cuộc đời. Sống không danh dự cũng sẽ mất khả năng cảm nhận cuộc sống, về lâu dài sẽ "đau khổ không biết vì sao". Làm việc trái lương tâm có thể thành công về tiền bạc nhưng đổ vỡ trong tâm hồn, "thành công không biết vì sao mình thành công (là do gian lận mà ngỡ là tài năng bản thân, nên thành trọc phú)".
Do đó, nếu học tập LUÂN LÝ từ khi còn trẻ và lao động có trách nhiệm thì bạn sẽ không thất bại trong cuộc đời. Hình mẫu cho việc này chính là các nghệ nhân (職人 SHOKUNIN, chức nhân) Nhật Bản.
Mark