Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, February 22, 2021

Tiền rẻ và không sợ lạm phát

Chính phủ các nước mặc sức in tiền, hạ lãi suất và đầu tư công để vực dậy nền kinh tế khủng hoảng, dường như họ đã không còn sợ lạm phát nữa nhỉ?

Hôm nay tôi sẽ chuyết về lạm phát, để chúng ta hiểu rõ BỘ MẶT THẬT của toàn cầu hóa nô dịch, từ đó, có hướng đi phù hợp trong tương lai.

Xu thế cai trị ngày nay gọi là BẦN DÂN DỄ TRỊ, dân càng nghèo thì càng không phản kháng hay đòi hỏi chính trị, nên chi phí quản lý thấp, thậm chí không cần quản lý. Người dân có thể tự xử nhau giữa đường hay ngoài chợ, khi nào có án mạng mới xử lý một lèo. Không có tầng lớp trung lưu thì tuyệt vời làm sao, vì chẳng có ai đòi hỏi cải cách hay dân chủ gì cả.

Để làm thế thì cứ thế in tiền và ĐẦU TƯ CÔNG (đây là cách tuyệt vời để tăng cung tiền vào thị trường), hạ lãi suất đẩy tiền từ ngân hàng trung ương vào các ngân hàng thương mại, tạo ra DÒNG TIỀN RẺ (cheap money).

Đợi đã, có gì không đúng ở đây nhỉ? Giờ làm kinh tế vĩ mô lại dễ thế à?

Bạn thắc mắc là đúng thôi, vì dường như họ không còn sợ bóng ma LẠM PHÁT nữa. Vì sao không còn lạm phát nữa?

Câu trả lời chính là nhờ toàn cầu hóa. Dân càng nghèo thì vốn ngoại (FDI) càng đổ vào để làm nhà máy khai thác lao động giá rẻ, ngoài ra, dân càng nghèo thì càng đi xuất lao. Như thế, nhờ có toàn cầu hóa mà không còn sợ "tồn đọng" dân nghèo nữa, vì luôn có đường ra cho dân nghèo, nếu không khai thác tại chỗ thì sẽ cho đi xuất lao để thu ngoại tệ về.

"Lao động giá rẻ" chính là mục tiêu hàng đầu của chủ nghĩa toàn cầu hóa nô dịch.

Vì luôn có đầu ra cho lao động giá rẻ như vậy, nên các chính phủ nước nghèo không còn phải lo sợ người dân đói quá khởi nghĩa hay làm cách mạng nữa.

Nhờ các công xưởng toàn cầu hóa khổng lồ mà hàng hóa giá rẻ cũng tràn ngập để đáp ứng nhu cầu ăn mặc của người nghèo, đồng thời, còn có cả mạng phản xã hội miễn phí để họ "giải trí", "xả stress". Chỉ cần ngày đi làm việc trong nhà máy tối về cắm đầu vào điện thoại là được mà.

Đầu tư công và tiền rẻ, cây đũa thần của nền kinh tế

Để thực hiện chính sách bần dân dễ trị toàn cầu thì chỉ cần tăng đầu tư công (tạo cung tiền và công ăn việc làm) và chính sách tiền rẻ (hạ lãi suất) là được. Miễn là càng nhiều tiền, lạm phát càng cao thì dân nghèo càng đông và càng nghèo đi, và vì thế, đưa họ vào các "nông trại" toàn cầu hóa để chăn nuôi, khai thác, rồi họ lại sản xuất ra hàng hóa giá rẻ phục vụ chính họ.

Ở các nước giàu thì sao? Người dân cũng đang bị bần cùng hóa đi vì "lạm phát" kiểu này. Họ sẽ không còn độc lập tài chính mà chỉ còn trông chờ chính phủ cũng như hàng hóa giá rẻ. Ngoài ra, các nước giàu cũng nhập khẩu một số lượng lớn những người xuất lao từ các nước nghèo để gánh vác quốc gia cho họ. Người dân nước giàu thì nếu có việc thì đi làm, không có việc thì ngồi nhà ăn trợ cấp, đã có lao động nước nghèo lo (thông qua xuất lao tới nước giàu làm thay cho công nhân nước giàu, hoặc sản xuất hàng hóa giá rẻ tại nước mình để xuất qua nước giàu).

Các nước giàu cũng có cơ đồ chính trị vững như bàn thạch nhờ chính sách bần dân dễ trị này.

Hậu quả là thế nào?

Đó là người dân bị vắt kiệt sức trong các công xưởng trên khắp thế giới. Đây không phải là nền kinh tế tươi sáng, mà chỉ là hệ thống Ponzi Scheme, lấy sức lao động của người sau trả cho người trước. Tức là, những người vào hệ thống sau để bán sức lao động giá rẻ để tạo ra hàng hóa giá rẻ để cung cấp cho người vào trước đã kiệt sức vì bị bóc lột, để tất cả cùng nhau thoi thóp sống.

Sẽ đến một ngày người ta không còn tham gia hệ thống nữa thì hệ thống vỡ nợ. Nhưng mà hệ thống này không bao giờ vỡ nợ!

Vì người dân phải sống, vẫn phải lao động như nô lệ trong các "nông trại". Vấn đề là họ không kết hôn, sinh con nữa.

Do đó, dân số suy giảm, dẫn tới không còn lao động giá rẻ, chỉ còn "bã trà" đã thải bỏ ra từ các công xưởng.

Hãy tưởng tượng một người làm việc cho nhà máy FDI hay đi xuất lao tới năm 35 tuổi và bị đào thải, kiệt quệ về thể chất và tinh thần, không kết hôn, không con cái, thì sẽ thế nào?

Trước đây, những người bị bóc lột bởi tư bản toàn cầu hóa chi hi vọng rằng con cái mình cũng sẽ "được" bị bóc lột, để mình có thể chăn dắt con cái mà dưỡng già. Nhưng nếu sinh ra đứa con khuyết tật không lao động được thì xác định cả nhà ra đường đi ăn mày. Ngày nay, người ta không còn thời gian hay sức lực để tìm hiểu người khác giới hay kết hôn hay sinh con, thì tương lai ai sẽ lo cho họ? Chẳng phải là một tương lai cực kỳ đen tối về tài chính hay sao?

Tương lai tài chính của mỗi người

Cụ thể hơn, bạn đang chờ đợi điều gì? In tiền, đầu tư công, tạo dòng tiền giá rẻ liên tục, rốt cuộc, sẽ tạo ra "lạm phát" và đẩy bạn vào vòng xoáy bần cùng hóa. Bạn nghèo thì bạn chỉ có thể đi làm trong công xưởng (xuất lao tại chỗ) hay ra nước ngoài xuất lao.

Rồi đến năm 35 tuổi bạn kiệt sức thì sẽ bị đào thải như "bã trà", lúc này không còn ai quan tâm tới tiếng nói của bạn. Bạn không có tiền không có sức thì xã hội gán cho bạn là KẺ THẤT BẠI (LOSER), thời trẻ chỉ biết cắm đầu vào điện thoại, không học hành để thay đổi số phận như các diễn giả thần thánh vẫn nói. Sao không học người thành công, học tỉ phú để trở thành "người tốt" từ đầu?

Bullshit! Bạn vẫn là bạn nhưng lại là nạn nhân của toàn cầu hóa nô dịch. Mà lý do bạn làm việc quần quật mà vẫn nghèo chính là do chiêu bài "đầu tư công, in tiền hạ lãi suất tạo dòng tiền giá rẻ".

Như vậy, tôi e là số phận của mỗi người dân đã được định đoạt, đó là làm súc sinh trong các nông trại của tư bản toàn cầu hóa.

Thoát ngục khỏi chính sách "bần dân dễ trị"

Tôi sẽ chỉ cho bạn cách thoát ngục khỏi các vấn đề này. Nhưng trước hết hãy bàn tới "LẠM PHÁT" một tí.

Lạm phát chính là nguyên nhân bề mặt khiến bạn "nghèo đi" nhưng vấn đề là bạn không nhìn thấy được toàn cảnh về lạm phát. Bởi vì, lạm phát nghĩa là tiền mất giá so với hàng hóa, mặc dù hàng hóa có tăng giá (cháo ếch mới tăng từ 60k lên 65k), nhưng bạn không cảm nhận được đầy đủ về nó, bởi vì, hàng hóa giá rẻ cũng ngày càng nhiều hơn.

Lạm phát cho nhu cầu ăn uống thường rất cao, 10 ~ 15%. Ví dụ món ăn tăng từ 50k lên 55k là tăng 10%, cháo ếch tăng 60k lên 65k là tăng tầm 9%. Quán nào nhân đạo lắm thì tăng 5%.

Nhưng hàng hóa giá rẻ như quần áo, điện thoại giá rẻ, vv, lại giảm đi vì đây là mặt hàng công nghiệp. Hay thịt thu hoạch từ các nông trại công nghiệp cũng rẻ đi, nghĩa là bạn có thể gặm đùi gà đông lạnh tới chết mà không lo về giá.

Chỉ có thực phẩm tốt là tăng giá còn thực phẩm cấp thấp thì lại giảm giá nhờ lực lượng lao động giá rẻ.

Tổng hợp lại thì lạm phát có vẻ được duy trì ở mức độ ổn.

Vấn đề ở đây là LẠM PHÁT ∊ CUNG TIỀN / CUNG HOÀNG HÓA. Nếu tăng đầu tư công lên nhưng các công xưởng được mở rộng hơn để tạo hàng hóa nhiều hơn thì lạm phát vẫn thấp.

Nhưng phần lớn hàng hóa này lại dành cho người dân nghèo của nước giàu. Họ ăn những con tôm to nhất mà nước bạn làm ra, còn bạn ăn những con tôm nhỏ tiêm đầy kháng sinh!

Đừng nghĩ rằng lạm phát thấp (3 ~ 4%) thì bạn vẫn sống "sung túc" như cũ, vì nó còn tính cả giá ô tô và tên lửa vũ trụ vào. Bản chất là bạn đang phải ăn "bơ thừa sữa cặn" của dân nghèo ở nước giàu (họ cũng là những người bị bần cùng hóa!), vì thế sức khỏe và tinh thần đang kém đi.

Con người ngày càng ăn thực phẩm kém hơn nên hậu quả về sức khỏe là khôn lường. Vừa làm việc cực nhọc, vừa ăn thực phẩm kém chất lượng, nên ngày càng gầy yếu đi trong toàn cầu hóa.

Gầy yếu nghĩa là chẳng còn sức đấu tranh hay đòi hỏi gì, nên chính sách BẦN DÂN DỄ TRỊ quả là tuyệt diệu.

Nhưng chúng ta sẽ không bó tay chịu đấm đúng không?

Mục tiêu của chúng ta chính là CHỐNG LẠM PHÁT.

Bạn phải xây dựng THỂ CHẤT TIẾT KIỆM và LỐI SỐNG TỐI GIẢN để tích lũy tối đa có thể về vốn. Phải có vốn thì mới ĐẦU TƯ TÀI SẢN được.

Trong gian khó thì càng phải tiết kiệm và chi tiêu khôn ngoan. Nếu bạn chỉ chi tiêu tiền cho ăn uống, và tự nấu ăn, thì sẽ không phải trả tiền cho giá thuê nhà đắt đỏ của nhà hàng, không phải mua quần áo hay điện thoại mới tốn rất nhiều tiền. Đừng dại mua bất kỳ thứ gì làm bạn mất tiền lâu dài như bảo hiểm, vì bạn sẽ chết vì nghèo và cạn tiền do lạm phát trước khi chết vì bất kỳ bệnh tật gì. Nếu bạn trầm cảm, bảo hiểm chẳng trả tiền cho bạn đâu, vì chẳng có gì để chứng minh cả. Mà cạn tiền và tương lai kém tươi sáng là nguyên nhân lớn nhất gây ra trầm cảm. Bảo hiểm nhân thọ chỉ là công cụ bòn rút tiền của bạn một cách lâu dài và hiệu quả. Ngày mà bạn hết tiền đóng, công ty bảo hiểm còn bật sâm banh ăn mừng!

Đầu tư tài sản như thế nào? Hãy làm như tư bản và người giàu thường làm.

Nếu có tiền mua đất thì mua đất, tuy nhiên, nếu bạn không giữ được thì bạn sẽ mất tiền. Mà nếu bị bần cùng hóa thì sợ là bạn sẽ phải sớm bán đất để ăn. Cho nên, có một cách đầu tư gián tiếp, đấy là mua chính cổ phiếu của những công ty bất động sản hàng đầu.

Ngoài các kênh đó ra, hãy mua cổ phiếu của các công ty đang làm ăn tốt (tăng trưởng tốt hoặc cổ tức cao), giống như tư bản và người giàu đang làm.

Chứ không phải mua vàng, vì vàng vẫn chỉ là trò chơi độc quyền (đang có chính sách kết kim). Nếu bạn thích "an toàn" và dư tiền thì tùy thôi, nhưng đây chỉ là cách phòng vệ của người giàu. Người nghèo phòng vệ bằng vàng thường nghèo đi vì không giữ được (phải bán vàng để ăn hoặc làm ăn).

Để đầu tư thì bạn phải học hành về cách định giá công ty, chọn được cổ phiếu tốt chứ không phải cổ phiếu rác và đánh bạc với tiền bạc của mình. 90% mất tiền trên thị trường chứng khoán vì họ chỉ đánh bạc, nhưng 90% người đánh bạc đang nghĩ mình "đầu tư", chỉ có 10% biết là mình đánh bạc. Những người biết làm mình đang đánh bạc thì sớm muộn họ cũng sẽ học tập về đầu tư để trở thành nhà đầu tư giỏi. Do đó, cuối cùng những người mất tiền thực ra chỉ còn toàn là những con bạc khát nước.

Tất nhiên là dù xác định được doanh nghiệp hàng đầu rồi thì nhỡ ra mua cổ phiếu của nó ở đỉnh thì sao? Không phải sẽ thua lỗ hay sao?

Kiến thức ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro này. Hơn nữa, bạn cũng không mua hết một lần mà mua một vài lần sau khi đi làm và gom đủ tiền. Bạn cũng làm công việc của bạn và không phải con bạc nên không phải lúc nào cũng có tiền hay thời gian để tham gia thị trường.

Vì mua rải ra mỗi khi có tiền dư nên thực tế thì bạn hạn chế rủi ro mua đỉnh khá nhiều, lúc này mua đỉnh nhưng lúc khác mua đáy, trung bình lại thì vẫn có giá tốt.

Dù thế nào, cầm tài sản mới giúp bạn tránh được lạm phát, vì nếu bạn KHÔNG ĐẦU TƯ thì tiền bạn cũng vẫn mất giá dần. Trừ khi bạn sống cực kỳ đạm bạc bằng tiền gửi tiết kiệm và lương hưu. Nếu có lương hưu và gửi tiết kiệm và sống đạm bạc thì tiền vẫn dư ra, chỉ không giàu lên thôi. Nếu bạn không phải đi làm súc sinh trong công xưởng của tư bản thì cũng không ảnh hưởng sức khỏe mà.

Tôi chia việc đầu tư thành đầu tư tăng trưởng, tức mua cổ phiếu của công ty tăng trưởng cao và (vì thế) trả cổ tức thấp, và đầu tư ăn cổ tức, tức mua cổ phiếu của công ty tạo dòng tiền lớn, ổn định, trả cổ tức cao. Ví dụ cổ tức > 10% và lợi nhuận giữ lại trong công ty / cổ phiếu (gọi là EPS) = 10% thì cộng thêm trượt giá do lạm phát, số tiền đầu tư của bạn sẽ tăng trưởng > 20%, hoàn toàn không cần phải lo gì về lạm phát cả.

Đấy là những công ty cho nhu cầu thiết yếu mà ai cũng phải dùng, nên còn xã hội thì còn giá trị, người giàu hay người nghèo đều phải dùng thì bạn không bao giờ lo bị mất giá cả.

Bạn nên hiểu rằng lạm phát ngày nay đã khác ngày xưa. Lạm phát ngày nay được đảm bảo bằng hàng hóa giá rẻ, trả giá bằng sức lao động giá rẻ, tức chính là sức lao động của bạn. Bạn làm nhiều hơn và ăn như cũ nên nghĩ rằng LẠM PHÁT THẤP?? Thời đại càng phát triển, người ta làm càng nhiều lên, hay thật! Ngày xưa người ta dùng bức màn sắt về thông tin để NGU DÂN DỄ TRỊ thì ngày nay dùng chính sách BẦN DÂN DỄ TRỊ.

Chỉ cần làm việc mút mùa tối về xem hài nhảm trên mạng phản xã hội, sống cuộc sống sang chảnh trong thế giới ảo, thế là đủ để có "hạnh phúc mong manh" với cái bụng đói và tâm hồn tràn đầy dục vọng chưa được thỏa mãn.

Good luck!

No comments:

Post a Comment