Nhưng nếu bạn dùng app để ghi chép thì sẽ nhàn nhã hơn. Dù thế, không phải ai cũng đủ KIÊN NHẪN để làm việc này.
Vậy làm sao quản lý chi tiêu?
Cách 1: Theo dõi số dư tài khoản ngân hàng và ví
Cách đơn giản nhất là bạn theo dõi số dư cuối tháng trước, và số dư cuối tháng này.
Chi tiêu = Số dư cuối tháng trước + Tiền lương (thu nhập) - Số dư cuối tháng này
Bạn phải ghi chú lại con số này. Đây là cách đơn giản nhất, kiểu như nếu bạn biết thu nhập của mình, ví dụ 10m, đầu tháng có 2m và cuối tháng có 5m trong tài khoản + ví thì bạn tiêu 10 + 2 - 5 = 7m.
Tuy nhiên, cách này sẽ không có cách nào biết cụ thể bạn chi bao nhiêu cho ăn uống, vui chơi giải trí, vv.
Cách 2: Dùng tiền mặt và chia thành các phong bì cho mỗi category
Ví dụ bạn có các phong bì: (1) Chi phí cố định (tiền nhà, điện, nước, ga vv) (2) Chi phí ăn uống (3) Chi phí học hành sách vở (4) Chi phí giao tế vui chơi giải trí vv.
Như vậy, bạn rút tiền thành tiền mặt và bỏ số tiền dự tính tương ứng vào mỗi phong bì, ghi chú số tiền bạn bỏ vào.
Cuối tháng, bạn TỔNG KẾT LẠI, xem bạn chi tiêu mỗi khoản bao nhiêu, và ghi vào sổ.
Cách 3: Không rút tiền lẻ tẻ mà chỉ rút số tiền lớn
Bạn không thể quản lý tài chính nếu cứ rút lẻ tẻ từng chút một, và không ghi lại. Nếu bạn không ghi khép gì cả, thì mỗi lần bạn rút hẳn một số tiền lớn, cho chi tiêu cả tuần. Bạn chỉ cần giữ biên lai rút tiền lại, hoặc nhớ trong đầu.
Như thế, bạn chỉ cần kiểm tra số dư trong ví, là biết mình đã tiêu bao nhiêu tiền. Rút tiền lẻ tẻ sẽ làm bạn bị lẫn và không nhớ mình đã tiêu bao nhiêu.
Cách 4: Kệ nó!
Đây là cách mọi người thường dùng, khi nào số dư tài khoản ngân hàng sắp hết thì biết là mình sắp hết tiền thôi. Không quản lý gì cả, nhưng vẫn biết hàng tháng mình thu nhập bao nhiêu, và chi tiêu bao nhiêu (thường là chi tiêu hết).
Nhưng mà, nếu bạn có thu nhập thêm như lãi ngân hàng hay bán đồ cũ thì sao? Lẽ ra bạn đã tiết kiệm được thêm nhưng do "kệ nó" và thấy nhiều nhiều tiền nên vô tình tiêu đi nhiều hơn. Và khi quen tiêu nhiều hơn thì tháng sau dù không có thu nhập đột xuất, bạn vẫn tiêu như thể có thu nhập đột xuất (thường nhớ nhầm thu nhập tháng trước vào thành tháng này).
Cách 1 là tốt nhất vì có thể VISUALIZE dòng tiền và các khoản chi tiêu theo từng mục, nhưng cần sự kiên trì và chăm chỉ.
Tổng kết tài sản mỗi năm
Mỗi năm bạn nên tổng kết tài sản một lần, để biết tổng tài sản của mình là bao nhiêu. Nếu nó tăng trưởng thì bạn có động lực để phấn đấu tiếp, nếu nó không tăng trưởng hay sụt giảm, bạn phải điều chỉnh lối sống.
Từ khi tôi bắt đầu tiết kiệm, tài sản vẫn tăng lên đều nên tôi dự định sẽ tiếp tục việc này trong 10 năm tới.
Nói chung, tôi là người chăm chỉ và suốt 3 năm qua, tôi không ghi thiếu một k nào cả. Vì thế, tài chính cá nhân của tôi vô cùng minh bạch. Tôi chỉ có "biển thủ" một ít tiền bằng cách hạch toán vào chi phí công việc, để cân bằng ngân sách giữa các tháng.
Về chi tiêu, thu nhập công việc tôi lại dùng một app riêng để làm việc này. Vì thế, dòng tiền liên quan tới công việc cũng được VISUALIZE (hiển thị hóa) rõ ràng.
Cuối cùng, mỗi năm tôi sẽ tổng kết tài sản một lần. Cách đơn giản nhất là lấy tổng tất cả số dư ngân hàng, tiền mặt, sổ tiết kiệm, các khoản đầu tư (tạm tính theo giá trị hiện tại), chỉ tính tiền và tương đương tiền thôi chứ không gồm tài sản cố định như đồ vật.
Trên đây là những việc quan trọng nhất để bạn có thể hướng tới tương lai tài chính vững chắc. Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ những sai lầm về chi tiêu, về tài chính, để TRƯỞNG THÀNH về mặt tài chính.
Ai cũng già đi và chuẩn bị sẵn tài chính để về hưu ngay từ lúc này là hơn.
No comments:
Post a Comment