Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, February 6, 2019

Vì sao con người tiêu tiền?

Bạn đã bao giờ từ hỏi vì sao mọi người mua sắm? Bạn đã tự hỏi vì sao bạn mua sắm? Con người mua sắm theo bản năng, không cần lý do. Nhưng dù thế ai cũng cảm thấy là:

Mua sắm là niềm vui tối thượng của nhân loại.
Nói cách khác, mua sắm mang lại niềm vui và hạnh phúc.

Ai chẳng thích mua đồ mới? Dopamin (hoạt chất khoái cảm) sẽ tiết ra khi chúng ta mua được đồ mới làm ta lâng lâng, cứ như ta vừa mua được món hời.

Biết ai đau khổ cùng cực trên đời không? Fan iTáo. ^o^

Họ chờ dài cổ mà không có Táo mới. Dù họ sẵn sàng xếp hàng dài trăm dặm nhưng Táo không chịu cho ra sản phẩm mới, vì thế họ sống trong khắc khoải và đau khổ.

Có cả triệu người và cả triệu lý do mua sắm khác nhau, kể cả để xả stress. Tôi không bàn bạc những lý do đấy nữa vì không phải là nội dung của hạnh phúc chuyết luận.

Mua sắm để xóa bỏ phức cảm tự ti

Một lý do quan trọng để con người mua sắm là do họ bị phức cảm tự ti: Họ đã hi sinh thời gian và cuộc đời làm việc mình không thích cho kẻ khác. Phần lớn mọi người là như thế. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, người làm còn không nhìn thấy sản phẩm cuối cùng, và nó giúp ích cho người khác ra sao.

Mặc dù họ vẫn nghĩ họ cũng bình đẳng với người khác, nhưng lại phải hi sinh vì hạnh phúc của người khác, nên sinh ra uẩn ức: Chẳng lẽ mình lại kém cỏi hơn người khác? Về lâu dài, họ cảm nhận được việc họ thua kém, nên sinh ra mặc cảm thua kém (tự ti).

Để xóa đi sự tự ti, họ sẽ đi mua sắm và bắt người khác phục vụ họ, để nâng cao sự tự tôn, giảm bớt sự tự ti. Theo nghĩa tích cực, điều này cũng đem lại hạnh phúc (tạm thời) cho họ.

Chú ý là đây không phải vấn đề CÁ NHÂN, mà là vấn đề chung. Vì thường mọi người đều phải làm việc mình không thích, để duy trì hệ thống xã hội hiện nay. Vấn đề lớn nhất vẫn là cơm áo gạo tiền.

Như vậy, bạn có thể dễ dàng thấy mình trong một vòng xoáy của kiếm tiền và tiêu tiền. Bạn càng miệt mài kiếm tiền, bạn càng bị phức cảm tự ti (inferior complex) lớn và càng phải tiêu nhiều tiền.

Từ đó, bạn có hai lựa chọn:

(1) Kiếm thật nhiều tiền và tiêu thật nhiều tiền, ở mức maximum
(2) Kiếm thật ít tiền để ít inferior complex nhất và tiêu ít tiền nhất, tức là ở mức minimum

Trong xã hội ngày nay khi truyền thông được sở hữu và định hướng bởi những nhà tư bản, tài phiệt thì việc tiêu tiền trở thành đạo đức.

Nếu bạn không tiêu tiền, người giàu không kiếm được tiền. Bạn càng nghèo thì họ càng giàu. Truyền thông lại nằm trong tay họ và họ đổ tiền cho các chiến dịch truyền thông, quảng cáo về lối sống sành điệu, sang chảnh, có đẳng cấp vv.

Nhưng bạn càng kiếm nhiều tiền bằng cách làm việc mình không thích bạn càng phải tiêu nhiều tiền để xả stress và xóa phức cảm tự ti. Bạn trở thành con thiêu thân trong chủ nghĩa tư bản.

Như thế cũng tốt cho sự tiến hóa của nhân loại thôi, nhưng bạn là con thiêu thân và là vật hi sinh. Và phức cảm tự ti sẽ lên rất cao, từ đó sẽ kém hạnh phúc.

Vì thế, đôi khi bạn không cần tiêu tiền. Vì bản chất là nếu bạn không tiêu tiền, bạn không có áp lực kiếm tiền, vì thế sẽ hạnh phúc hơn. Đơn giản là nếu bạn đủ tiền rồi thì bạn không cần kiếm thêm nữa. Hãy dành thời gian cho chính bạn và lý tưởng của bạn.

Không tiêu tiền là hạnh phúc

Tiêu tiền là hạnh phúc và không tiêu tiền là hạnh phúc. Bạn phải kiếm tiền và tiêu tiền trước.

Đừng hiểu nhầm nhé. Tôi không nói bạn còn trẻ và không nên kiếm tiền và tiêu tiền nữa. Bạn nên kiếm tiền nhiều nhất có thể, kể cả cày tiền. Với các bạn sắp đi làm, hãy làm mọi thứ để tăng lương và thăng tiến. Việc đó đem lại sự an toàn, trải nghiệm và hạnh phúc cho bạn.

Tôi chỉ muốn nói rằng, đến một giai đoạn mà bạn sẽ tự nhận ra: Bạn không còn hạnh phúc nữa. Đến lúc này là lúc bạn thay đổi quan điểm về công việc và tiền bạc. Lúc này, bạn thật sự hiểu về tiền, về hạnh phúc và cảm thấy không cần tiêu tiền để "mua" hạnh phúc nữa.

Nhắc lại, "mua" hạnh phúc (mua sắm để hạnh phúc) là điều tuyệt vời. Tôi chẳng hề phản đối gì chuyện này.

Nhưng nếu bạn mua quá nhiều, bạn sẽ bị ngập trong đồ đạc và bạn bị rối trí, nên không còn hạnh phúc nữa. Lúc đó, bạn phải bắt đầu LỐI SỐNG TỐI GIẢN (minimalist lifestyle).

Tất cả chỉ là hành trình mà thôi. Bạn phải bước chân vào đời, nói thẳng ra là đi làm, yêu đương. Nhưng không được quên lý tưởng hạnh phúc của mình. Cứ theo con đường mòn mà đi, bạn sẽ có hành trình thú vị.

Nếu bạn có gặp ai đó hay hay chỗ nào hay, cứ ghé vào hay dừng chân thoải mái. Sau đó lại đi tiếp hành trình của mình.

Tôi vẫn thường xem cách mọi người tiêu tiền, và biết được mức độ hạnh phúc của họ. Người hạnh phúc mua hàng khác với người không hạnh phúc. Người cuồng mua sắm là người đang gặp rắc rối với cuộc sống và hạnh phúc của họ.

Nhìn cách mua sắm, bạn biết được tình trạng hiện tại, từ đó có thể ứng xử phù hợp với họ. Vì nếu bạn kết nối với họ trong cơn cuồng mua sắm (tức là không hạnh phúc), bạn sẽ dễ bị cuốn theo và cũng sẽ bị nghiện mua sắm.

Nếu ngay từ thời trẻ mà bạn học về hành vi mua sắm của bản thân, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền và mua sắm khôn ngoan, vì thế mà tăng mức độ hạnh phúc lên. Bạn hãy đọc Ý thức hệ window shopping để có khái niệm.

Tình cờ là những thứ tôi viết ra đều để con người hạnh phúc hơn một cách tự nhiên nhỉ? ^o^

Hạnh phúc giống như đứng ở ranh giới

Cuộc sống đơn giản là những ranh giới. Nghệ thuật là bạn đứng ở ranh giới, không bị ngã về bên nào. Kiếm tiền và tiêu tiền là như thế. Chúng ta chỉ kiếm tiền, tiêu tiền hay không tiêu tiền, sao cho hạnh phúc là cao nhất. Không phải lúc nào bạn cũng nên kiếm tiền!

Ví dụ năm nay kinh tế đi xuống thê thảm, bạn cố gắng kiếm tiền thì chỉ hao tâm tổn sức. Hãy phát triển bản thân, phát triển kỹ năng để kiếm tiền tương lai.

Có những năm nên là "gap year" (năm bỏ trống). Bạn không kiếm tiền và chỉ tiêu ít tiền, sau này khi thuận lợi bạn lại cày tiền. Cứ thể lặp đi lặp lại, bạn có thể thành công thật dễ dàng, tốn rất ít sức.

Thật tuyệt vời đúng không? Nhưng bạn phải học về tiền bạc, về tâm lý học mua sắm của con người. Chốt lại, là hạnh phúc chuyết luận.
Mark

No comments:

Post a Comment