Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, August 14, 2016

Định luật kinh tế học: Vì sao người nghèo tiếp tục nghèo?

Định luật kinh tế học: Người nghèo sẽ tiếp tục nghèo.



Vòng xoáy đói nghèo (cycle of poverty) là thuật ngữ kinh tế học chỉ hiện tượng, nguyên nhân của việc một khi đã rơi vào đói nghèo thì đói nghèo sẽ luôn tiếp tục nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài. Vòng xoáy đói nghèo được dùng để chỉ các gia đình nghèo sẽ rơi vào tình trạng đói nghèo ít nhất 3 đời trở lên. Để thoát khỏi đói nghèo thì cần rất nhiều thời gian vì không có tổ tiên có tài sản trí tuệ, xã hội, văn hóa. Các quốc gia đói nghèo cũng sẽ tiếp tục đói nghèo và thường gọi là “bẫy thu nhập trung bình”, sở dĩ thu nhập trung bình là nhờ vốn đầu tư nước ngoài FDI để tăng số lượng sản xuất chứ không phải vì tự lực cánh sinh. Nhưng vì không tăng chất lượng sản xuất nên chỉ đạt tới thu nhập trung bình.
Ngược lại, nghiên cứu kinh tế cũng chỉ ra rằng người giàu sẽ tiếp tục giàu. Vì họ có tài sản, mối quan hệ lại được nhận giáo dục tốt (good education). Theo khảo sát học sinh ở đại học Tokyo (Todai) năm 2007 thì tỷ lệ cha mẹ học sinh Todai có thu nhập năm 9.5 triệu yen trở lên là 52.3% (thu nhập trung bình của người Nhật chỉ khoảng 4 triệu yên). Ai bảo bạn học đại học nào là không quan trọng nào?
Câu tục ngữ “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” không đúng lắm. Vì đã rơi vào đói nghèo thì thường sẽ nghèo ít nhất vài đời, cho dù có ngoi lên thì chỉ một (vài) sai lầm vẫn có thể rơi xuống vòng đói nghèo.

Làm thế nào để thoát khỏi vòng xoáy đói nghèo?

Trước hết bạn phải hiểu vì sao người nghèo lại tiếp tục nghèo.
Thứ nhất vì họ không nhận được giáo dục tốt (good education) nên khả năng lựa chọn nghề nghiệp thấp. Tôi ví dụ gia đình có thể cho con đi du học và gia đình không thể cho con đi du học là rất khác nhau. Đặc biệt ở một số nước học trường công lập thì hầu như không học được gì tốt cho sự nghiệp tương lai mà chỉ dẫn tới bế tắc, mất động lực (ví dụ ở nơi không có tư nhân hóa, tự do hóa giáo dục). Giáo dục Nhật phát triển vì từ thời Meiji là họ đã tự do lập trường, lập hội nên trường tư lập mọc lên như nấm, nhất là các trường dạy nghề (senmon gakkou).

Thứ hai, vì họ rơi vào vòng xoáy mưu sinh. Vì nghèo nên phải nai lưng ra làm, vì nai lưng ra làm để kiếm cơm nên không có thời gian hay cơ hội lựa chọn. Vì 100% thời gian phải đi làm mưu sinh. Vì không có công việc có hệ số tiền – thời gian cao nên cả đời phải làm quần quật và kết thúc đời trong đói nghèo.

Thứ ba, nghèo thì lại chơi với người nghèo và nhiều khi phải bao cấp nhiều người xung quanh cả tiền bạc lẫn thời gian (vay – cho vay – bị quỵt nợ). Đã nghèo thì lại hay nhậu nhẹt, hút sách và tốn thời gian vào đủ loại ma chay hiếu hỉ. Vì không có thời gian rảnh (nghỉ tết dài chủ yếu phá sức và dành thời gian cho người khác) nên không tập trung học hành và tiếp tục nghèo.

Thứ tư, cha mẹ nghèo thì lại dạy con cái tư duy nghèo nên lại tiếp tục ảnh hưởng tới thế hệ tiếp theo. Ví dụ thay vì nâng cao năng lực để kiếm nhiều tiền hơn thì lại cố gắng tiết kiệm tối đa. Thay vì kiếm tiền mua hàng tốt chất lượng cao thì chỉ cố gắng mua hàng rẻ chất lượng thấp. Tiết kiệm tiền ăn nhưng không tiết kiệm tiền chơi và tiền “cho, biếu” nên không đủ năng lượng học tập và làm việc.

Làm thế nào để thoát nghèo thì theo tôi:
(1) Cần nhiều thời gian và làm điều đúng đắn một cách liên tục với ý thức đạo đức cao (strong moral code).
(2) Đầu tư cho giáo dục. Cách tốt nhất có lẽ là đi du học tới một nền giáo dục tốt ví dụ Nhật Bản vì hiện này chỉ tầm 200 triệu là đi du học được. Vấn đề cốt yếu là giáo dục có tốt hay không, bạn quan sát kỹ hệ thống giáo dục thì thấy ngay (ví dụ giáo dục Nhật là giáo dục tự do, nhà nước, bộ giáo dục không can thiệp chỉ đạo trường và trường tư lập rất đông đảo).
(3) Bản thân bạn phải nỗ lực học tập và phải duy trì học tập suốt đời (tất nhiên là học điều đúng đắn chứ không phải học ngụy biện ^^). Hơn nữa, học tập là niềm vui lớn nhất và lâu dài nhất. Nếu duy trì được việc học tập trong sáng chắc chắn bạn sẽ thoát nghèo, hơn nữa còn có thể sống vui vẻ hạnh phúc.

Đơn giản vậy thôi. Nhưng coi chừng dính bẫy “học tập vì bằng khen, vì lợi lộc”. Ví dụ học ngoại ngữ mà chăm chăm xem kiếm được bao nhiêu thì việc học không đáng nữa. Vì mức lương không tương xứng công sức bỏ ra mấy đâu. Vì thế vẫn phải học vì đam mê hay đúng hơn là tìm được đam mê để theo đuổi. Việc này lại cần bước chân ra ngoài phiêu lưu trải nghiệm mới tìm được. Bạn không thể ngồi nhà mà tìm thấy đam mê (tìm thấy Pokemon thì được). Nếu bạn còn trẻ và gia đình có tài chính thì nên đi du học và trải nghiệm. Làm thế nào để có kế hoạch du học Nhật Bản tốt nhất và thiết kế riêng cho bạn? Hãy đăng ký tư vấn tại Saromalang.
(C) Saromalang

No comments:

Post a Comment