Vì sao nghề in ấn và photocopy khó sinh lời nữa?
Nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp (起業, きぎょう) thường “thích” chọn nghề in ấn và photocopy vì nghề này có vẻ dễ dàng, nhu cầu cao, chỉ cần mua máy móc và chăm chỉ là có thể kiếm tiền nhất là quanh các trường đại học. Tỷ lệ dùng sách photo ở Việt Nam tương đối cao vì còn chưa có luật bản quyền nghiêm minh. Tuy nhiên, theo tôi thì nghề này là nghề rất khó khăn và ngày càng khó khăn hơn.
Máy in ngày nay rất rẻ, chỉ ngang tầm smartphone.
Lúc mới khởi nghiệp thì tôi cũng chịu khó đi in ấn bên ngoài cho tiết kiệm chi phí. Nhưng cuối cùng thì lại gặp các rủi ro sau.
Rủi ro con người
Thái độ nhân viên cửa hàng in ấn và cách làm việc không chuyên nghiệp, thao tác chậm, thái độ không vui vẻ, v.v… (có lẽ vì họ lấy rẻ quá).
Rủi ro dữ liệu
Nếu để họ sao dữ liệu vào máy thì họ không hề có chính sách bảo mật hay cam kết gì. Ngoài ra, USB rất dễ nhiễm thêm virus và trojan.
Không thật sự rẻ
Vì phải đi lại rất mất thời gian công sức, nếu bị lỗi định dạng thì sẽ không có người sửa và bạn phải về nhà sửa rồi quay lại in.
Chức năng đa dạng.
Chú ý về sử dụng máy in
Theo tôi thì hãy dùng mực và đồ chính hãng. Dùng mực ngoài và đồ thay thế bên ngoài chỉ rẻ lúc đầu nhưng sẽ làm hỏng máy in về lâu dài và phí bảo trì cũng như công sức bảo trì rất cao. Ở Việt Nam có rất nhiều cửa hàng mực in chuyên bơm mực thay thế giá rất rẻ nhưng khi đã bơm bạn sẽ luôn phụ thuộc vào họ. Không phải lúc nào họ cũng tới sửa máy cho bạn ngay (do lấy công quá rẻ). Vì thế, để tiết kiệm lâu dài thì bạn nên dùng mực chính hãng. Ngoài ra, hiện nay giá mực cho mỗi trang cũng không còn đắt đỏ nữa.Khởi nghiệp nghề in ấn?
Bạn có thể khởi nghiệp nghề in ấn. Đó là cung cấp dịch vụ in ấn mà không thực hiện được ở văn phòng nhỏ. Ở Nhật thì có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ in ấn cho khách hàng, ví dụ:☑Cung cấp dịch vụ chế bản, in ấn, giao hàng tận nơi trọn gói
☑Nhận dữ liệu qua Cloud và cam kết bảo mật dữ liệu khách hàng
☑In ấn khổ giấy hay chất lượng mà máy in văn phòng không làm được
☑Cung cấp dịch vụ in ấn hay cho thuê máy in phức hợp đa năng cho doanh nghiệp
Để khởi nghiệp thì bạn cần khảo sát và nghiên cứu thị trường trước để cung cấp đúng nhu cầu của khách hàng. Nghề in ấn thì chắc chắn không bao giờ mất đi nhưng nếu bạn cạnh tranh với giải pháp in ấn đã có tại các văn phòng nhỏ thì không bao giờ thắng được. Bạn vẫn cần đầu tư máy móc và nghĩ ra giải pháp cho khách hàng. Nghề in ấn không đơn giản là in ấn mà trong thời đại ngày nay bạn còn phải bán cả sự an toàn và yên tâm nữa.
Làm sao có thể an toàn và cảm thấy yên tâm nếu bạn không có chính sách bảo mật dữ liệu cho khách hàng và đưa ra cam kết với khách hàng?
Nếu bạn còn trẻ và muốn ra ngoài học hỏi kiến thức thì bạn có thể du học Nhật Bản. Nơi đây có rất nhiều dịch vụ in ấn nên bạn có thể làm và tích lũy kinh nghiệm trong ngành in ấn tại Nhật Bản để tương lai khởi nghiệp tại Việt Nam. Bí quyết khởi nghiệp là hãy cung cấp dịch vụ in ấn cho các doanh nghiệp lớn (vì doanh nghiệp nhỏ không cần và họ sẽ tự in được).
>>Hướng dẫn du học Nhật Bản
>>Tư vấn visa lao động Nhật Bản
Kiến thức ngành in ấn
In ấn thì không khó lắm nếu bạn có máy in. Đương nhiên bạn sẽ đầu tư thiết bị nhưng kiến thức cũng quan trọng. Ví dụ kiến thức về màu sắc. Nếu bạn du học Nhật Bản thì nên lấy chứng chỉ chuyên gia màu sắc. Thật ra thì không có “màu trắng” mà ánh sáng trắng gồm 7 màu chính là đỏ cam vàng lục lam chàm tím. Nhưng trong in ấn thì chỉ thường dùng 3 hoặc 4 màu. Hệ 4 màu gọi là CMYK gồm có Cyan (xanh lơ), Magenta (hồng sẫm), Yellow (vàng), Key (đen). Tất cả các màu được hiển thị qua 4 màu này. Còn màn hình thường dùng hệ màu RGB (Red đỏ, Green xanh lục, Blue xanh da trời). Việc chuyển đổi màu từ màn hình ra máy in cho đúng là cả một khoa học và thường được chuyển qua bằng ICC profile. Để thành chuyên gia in ấn thì bạn cũng phải học trong nhiều năm nhưng có thể làm trong rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau vì ngành nào cũng cần phải in ấn. Bạn cũng có thể làm việc tại các công ty sản xuất mực in như là một chuyên gia. Quan trọng là bạn nên đi du học để trải nghiệm cuộc sống cũng như tích lũy kinh nghiệm trong ngành in ấn.
Mô hình 4 màu CMYK. Ảnh: Wikipedia (Public).
Tổng hợp các màu từ 4 màu. Ảnh: Wikipedia (Public).
(C) Saromalang
No comments:
Post a Comment