Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, August 31, 2016

Vì sao lương lao động phổ thông khó quá 500 USD?

Đây là bài viết về kinh tế xã hội học và tâm lý học. Nếu làm công nhân lành nghề tại các khu công nghiệp thì thu nhập có thể là 10 ~ 12 triệu/tháng tức là khoảng 500 USD.
>>Vì sao lương công nhân cao hơn lương cử nhân

Nếu bạn học đại học Havard (60,000 USD/năm) thì có lẽ bạn sẽ học tất cả những điều này, ở đây bạn đọc với giá 0 đồng.

Lương lao động phổ thông khó quá 500 USD vì đây là mức đầu tư máy móc tự động. Hiện nay khi lương công nhân tại China tăng quá cao (lên tới 700 USD) thì các công xưởng rút hàng loạt sang các nước rẻ hơn và China rơi vào sự suy sụp kinh tế do dư thừa quá mức tư liệu sản xuất.

Ở nhiều nước người ta thay công nhân bằng máy móc tự động và trong tương lai gần, robot sẽ làm thay công việc chăm sóc người cao tuổi ở Nhật. (Nghiên cứu robot chăm sóc người cao tuổi và làm việc nhà là một trong các dự án lớn đang được triển khai tại đại học Tokyo.)

Xem hình vẽ này:


Tức là: Nếu khả năng sản xuất của bạn kém máy móc, lương của bạn ≦ 500 USD.

Điều quan trọng là:

Vì sao lại là 500 USD?

Vì sao không phải là 400 USD hay 1000 USD? Câu hỏi này cũng như vì sao mua nhà trả góp lại tốn 30 năm vậy. Vì sao không phải là 10 năm?

Đây là lĩnh vực thuộc về tâm lý xã hội. Để dễ tìm ra câu trả lời hơn thì ở các nước thứ 3 bạn có thể làm gì với 500 USD?

Với 500 USD bạn có thể:
- Hai vợ chồng đi làm nuôi sống bản thân và chu cấp cho cha mẹ hai bên
- Nuôi dạy khoảng 2 đứa con học hết PTTH ở trường công lập giá rẻ

Như vậy thì bạn có thể đảm bảo an toàn cho cha mẹ và nuôi dạy con cái để trở thành lực lượng lao động kế tục. Vì thế mà có mốc 500 USD. Nếu bạn trả thấp hơn thì xã hội sẽ bị mất cân bằng vì con cái không được nuôi dạy đủ để thành công nhân nhà máy. Nếu bạn trả cao hơn người ta lập tức sẽ sinh nhiều con hơn để tạo thêm nhiều cung lao động hơn và kéo giá lao động xuống.

Người lao động sẽ tự kéo giá lao động xuống mức giá hợp lý.
Các nước nghèo sẽ tự cạnh tranh với nhau về giá lao động để "được" đặt nhà máy.

Đây là quy luật kinh tế. Nên mức 500 USD sẽ được duy trì mãi mãi. Nếu bạn đã hiểu điều này thì đừng hi vọng là khi thế giới giàu lên bạn sẽ giàu lên. Bạn có thể nhận được 1000 USD nhưng lúc đó thế giới đã giàu gấp đôi nên sức mua của 1000 USD khi đó vẫn chỉ là sức mua của 500 USD hiện tại mà thôi.

Nhưng giá thuê máy móc, robot cũng đang rẻ đi ....

Vì tiến bộ khoa học mà giá máy móc tự động, robot rẻ đi. Như thế liệu có đe dọa mức sống 500 USD của người lao động không?

Theo tôi thì KHÔNG. Vì khi máy móc rẻ đi thì sản lượng lại tăng lên, nên mặc dù lương người lao động có thể thấp xuống (vì luôn phải thấp hơn máy móc) nhưng sức mua thì lại tăng lên. Bạn nên nhớ là con số tiền lương chỉ là con số bề mặt, nó còn phụ thuộc sức mua nữa. Nếu phá giá đồng tiền 100% thì lập tức tiền lương sẽ tăng gấp đôi để người lao động có lại mức sống 500 USD hiện tại.

Tóm lại là dù đồng tiền biến đổi thế nào, máy móc tiến bộ ra sao thì luôn phát sinh thêm công việc chân tay kiểu mới và mức sống vẫn là 500 USD/tháng hiện tại.

Đây là điểm dừng và tôi e là điểm này sẽ dừng mãi mãi theo như định luật kinh tế người nghèo sẽ tiếp tục nghèo.

Hi vọng xã hội khấm khá lên và đời sống người lao động khấm khá lên? Bạn có thể hi vọng thế. Tôi thì không. Tôi cứ phải trang bị học vấn, kiến thức, đặc biệt kiến thức kinh tế học, xã hội học, tâm lý học và kiến thức chuyên môn cho chắc đã. Vì tôi không muốn cạnh tranh với máy móc, lạnh lẽo và vô tình lắm (hay đúng hơn là cạnh tranh không nổi vì máy móc không bao giờ bệnh, không bao giờ kêu ca, không bao giờ gian dối hay lý do lý trấu.)

Nếu bạn muốn đứng trên máy móc thì chỉ có con đường học vấn và tri thức mà thôi. Vì thế phải chọn nền giáo dục tốt (Good Education) để theo học. Hơn nữa, bước chân ra thế giới bên ngoài thì bạn nhìn vấn đề rõ hơn nhiều. Bậc cha mẹ có tiền (khoảng 190 triệu) cho con đi du học (Nhật Bản) để đầu tư cho giáo dục sẽ khác rất nhiều với không đầu tư cho giáo dục. Người Do Thái dù giàu hay nghèo thì đều đầu tư cho giáo dục đúng đắn.
Mark
>>Tìm hiểu cơ hội học bổng du học Nhật Bản
>>Tìm hiểu và đăng ký tư vấn du học Nhật Bản

No comments:

Post a Comment