Hưng trầm cảm ít ra còn có lúc "hạnh phúc" (hưng cảm) với tâm trạng lên cao ngất, những ý nghĩ liên tục lóe ra, tự tin và hủy hoại quá độ. Nhưng so với trầm cảm, hưng cảm mang tính hủy hoại cao hơn, vì khiến người ta làm chuyện điên rồ vượt quá khả năng, tự hủy hoại bản thân về thể xác, tinh thần, tài chính, cuối cùng sẽ nhanh chóng rơi vào trầm cảm.
Cũng vẫn là về vấn đề dẫn truyền thần kinh, lần này là hoạt động quá độ, ngược với trầm cảm. Thà chỉ trầm cảm thì chẳng có năng lượng làm gì, vì thế, không gây hại ai và cũng không làm hại bản thân. Lưu ý là tuổi thọ người trầm cảm có thể thấp hơn trung bình, chủ yếu là tự sát, trong đó tuổi thọ nam giới thấp hơn nữ giới, vì họ tự sát nhiều hơn. Còn nếu không tự sát thì vẫn tuổi thọ như bình thường, thậm chí có thể sống lâu, nếu ăn ít và sống điều độ.
Vấn đề là tự sát. Không mấy ai tự sát khi đang trong giai đoạn trầm cảm. Vì lên được kế hoạch cũng rất vất vả, không đủ sức. Người ta thường tự sát vào ngày đẹp trời, khi tinh thần, khi lực tốt lên rất nhiều. Vì thế, nếu một người trầm cảm đã lâu mà đột nhiên thấy yêu đời, đây mới là lúc cần phải lưu tâm đến họ, chứ không phải lúc họ đang trầm cảm.
Trầm cảm sẽ tăng vì tư bản hóa, đô thị hóa
Vì sao lại nói về vấn đề này? Vì đây là vấn đề chung của nhân loại, khi bạn chém gió về nó, xác suất bạn hành động đúng sẽ tốt hơn. Chỉ là giúp đỡ chúng sinh đi theo con đường đúng, chứ không phải là vấn đề gì to tát.Vì nhân loại tiến hóa nhờ trầm cảm. Sở dĩ bạn trầm cảm vì bạn cố gắng giải quyết một khối lượng công việc khổng lồ, mà không đủ tài nguyên, vật lực vv, tức là vượt quá khả năng của bản thân. Bạn bị trầm cảm để dừng lại và trở nên khôn ngoan hơn. Những người suy nghĩ nhiều, bận tâm tới mọi người, có tâm hồn nhạy cảm, vv dễ trầm cảm hơn. Phổi bò rất ít trầm cảm, nhưng cũng không nghĩ ra gì cả.
Trầm cảm là lúc dừng lại để ... không suy nghĩ. Khi nào rơi vào trạng thái tĩnh lặng này, bạn mới có thể quan sát thế giới chân thực và từ đó có thể hiểu được vấn đề, tìm ra cách để giải quyết.
Tôi cho rằng, bệnh trầm cảm, bệnh tự kỷ, bệnh thần kinh là không thể chữa trị hoàn toàn và hơn nữa cũng không cần chữa trị. Vì chúng đã nằm trong gien của nhân loại. Càng thông minh càng dễ bị các bệnh này. Đây mới là những người thay đổi lịch sử nhân loại.
Người thưởng cổ hay sống bộ lạc bầy đàn rất ít bị bệnh tâm thần. Vì họ không nghĩ. Một ngày họ chỉ đơn giản là săn bắt và hái lượm, không nghĩ ngợi nhiều. Không nghĩ thì không bị tâm thần.
Cùng với đô thị hóa, con người bị cô lập khỏi bộ lạc, bầy đàn, họ suy nghĩ nhiều hơn. Vì thế, tỉ lệ bị bệnh thần kinh tăng lên. Tất nhiên, vì thế mà mạng xã hội, hài nhảm vv xuất hiện để người ta không suy nghĩ. Nhưng cơ bản là sẽ sớm so sánh mình với người khác và sẽ lại suy nghĩ. Nên thực sự con người đô thị có chất lượng sống tinh thần không cao như họ nghĩ. Họ chẳng sung sướng gì. Chỉ như là đi tù vào ban ngày và suy nghĩ quá nhiều vào ban đêm.
Sở dĩ phải học cả về hưng trầm cảm vì sau trầm cảm sẽ thường là hưng cảm. Nên vẫn phải có cách để hạn chế biên độ cảm xúc và hành động hợp lý, mang tính xây dựng, từ đó mở ra con đường đi tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nhận thực đúng cảm xúc không chỉ là bài toán của người rối loạn lưỡng cực mà cả của tất cả mọi người chúng ta.
Chúng ta không thể bốc đồng, nhất là trong đầu tư. Phải hạ cảm xúc xuống, để không vượt qua được khuôn khổ của lý trí.
Thực ra thì người bình thường cũng vẫn có "trầm cảm" và "hưng cảm", ở một mức nào đó cũng là "rối loạn lưỡng cực". Kể cả người phổi bò sống bầy đàn, họ cũng chỉ là kẻ cảm tính, bị rối loạn lưỡng cực. Lúc thì chửi người khác trên mạng xã hội, lúc thì lại làm lành ngọt nhạt "chị em".
Ngày nay, do tư bản hóa (tư hữu hóa) và đô thị hóa mà cạnh tranh cao. Không chỉ về thu nhập, lối sống, độ sang chảnh mà còn về mức độ sở hữu, thành công. Có khi bạn sở hữu 100 căn nhà vẫn thấy mình nghèo và kém cỏi, vì nhiều người sở hữu ngàn căn nhà. Nên tỉ lệ trầm cảm cũng sẽ tăng lên. Chúng ta phải luôn đề phòng vì phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhưng nếu lỡ thì cũng sẽ chữa được thôi, miễn là không cố gắng làm gì là được. Cứ sống im lìm thôi.
Mark
No comments:
Post a Comment