Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, May 14, 2020

Vì sao thị trường chứng khoán luôn tăng?

Trong bài trước, tôi có chuyết sơ về việc vì sao thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng, bất chấp nền kinh tế đi xuống. Liệu thị trường chứng khoán có luôn tăng không?

Vì sao thị trường chứng khoán tăng? Vì người ta đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu và thị trường chứng khoán không hẳn có liên quan đến doanh nghiệp, hay nền kinh tế. Một doanh nghiệp tệ hại, dùng số liệu giả, và mọi người đổ tiền vào mua cổ phiếu doanh nghiệp đó, thì cổ phiếu doanh nghiệp đó vẫn tăng tốt.

Ở Mỹ có rất nhiều "tiền dễ" (easy money), nhờ toàn cầu hóa, và mọi người đều đổ vào chứng khoán. Chứng khoán lên bất chấp nền kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng chậm.

Nhưng điều đó không hẳn đúng với các nước có nền kinh tế yếu, phụ thuộc FDI và kiều hối. Vì khi nước ngoài đổ tiền vào, thị trường tăng, nhưng tới khi họ rút, thị trường giảm, mà họa bóng trắng chính là minh họa của việc "thủy triều rút đi". Vì sao có nước chống họa "tốt", nhưng thị trường vẫn giảm thê thảm? Vì nó bị rút máu khỏi thị trường, và nguồn máu mới bơm vào không đáng kể.

Vì sao thị trường bất động sản luôn tăng?

Thị trường chứng khoán có vẻ quá phức tạp, vì chúng ta khó nhìn được toàn cảnh kinh tế và cũng khó mà đánh giá được cổ phiếu thông qua cổ tức (phần lớn đều không trả cổ tức, hay trả cổ tức tiền mặt). Khi tham gia thị trường, người ta chỉ hi vọng là giá cổ phiếu tăng, bán ra chốt lời. Doanh nghiệp làm ăn thế nào, có lẽ chỉ có ban lãnh đạo biết, mà có khi cũng chẳng biết luôn.

Nhưng bất động sản thì không hẳn như thế. Mọi người đánh giá là nó ở được hay không, rất nhanh, ngoài ra, xem giá xung quanh có tăng không tương đối dễ (thực ra cũng không dễ lắm đâu).

Bất động sản luôn tăng lại không phải vì người dân giàu lên, vì thực tế là người dân ngày càng khó mua nhà hơn. Nó đơn giản là do có một số người giàu lên, đẩy giá nó lên.

Ví dụ, ở các nước nguồn viện trợ dồi dào, quan chức tham nhũng được nhiều, đương nhiên họ không giữ tiền mặt mà đẩy vào bất động sản, đẩy giá lên. Vì tiền kiếm được quá dễ. Tiền này từ Ngân Hàng Sắt cho nước họ vay, tức là dòng tiền lớn từ nước ngoài. Một phần dòng tiền này chảy vào túi quan, và khi quan được phép làm kinh tế, quan mua rất nhiều đất (trước đây quan chỉ dám giữ vàng để tránh bị điều tra).

Tiếp theo là dòng tiền từ TOÀN CẦU HÓA, những người tham gia toàn cầu hóa khai thác lao động địa phương (một dạng khai thác tài nguyên giá rẻ) kiếm được tiền rất nhiều nhờ bóc lột công nhân. Họ cũng đẩy tiền vào bất động sản để tránh lạm phát.

Rồi khi thị trường tăng lên, kiếu hối, vốn đầu tư ngoại, vv cũng đổ vào để đầu cơ, đẩy giá lên cao hơn nữa. Các doanh nghiệp có mối quan hệ mua lại đất rất rẻ, xây chung cư bán kiếm lời khủng, cũng là dạng khai thác tài nguyên đất đai kiểu này.

Khi mà bất động sản đã tăng rồi, thì người dân cũng phải nhịn ăn, nhịn mặc đổ hết tiền vào mua nhà, hoặc để đầu cơ, đầu tư.

Tức là dòng tiền của cả nước đổ vào bất động sản làm nó lên cao, mà nó lên cao thì đấy lại thành "nhân" tạo ra "quả" là giá nó lên cao nữa, do mọi người sợ mất cơ hội sở hữu nhà đất, tức là tâm lý FOMO (Fear Of Missing Out).

Nói như vậy thì chắc các bạn cũng hình dung ra rồi, thế giới này có rất nhiều EASY MONEY (tiền dễ), tất cả từ sự bóc lột .... tất cả các bạn.

Đất đai là của toàn dân nhưng rơi vào số ít tập đoàn, họ giàu lên rất nhanh, tạo ra tiền dễ cho họ.
Môi trường là của mọi người, nhưng bị nhà máy nước ngoài tàn phá (khai thác môi trường) tạo ra tiền dễ.
Con người là con cái của cha mẹ nào đó, là cục vàng, hoàng tử ếch công chúa cóc của ai đó, bị đem ra làm tài nguyên khai thác lao động giá rẻ, tạo ra tiền dễ cho tư bản.
Vân vân.

Tức là tiền rất nhiều, nhưng phân bố không đều. Tuy nhiên, vấn đề của thị trường là nó không quan tâm tới cái gọi là tính công bằng, sự bình đẳng xã hội, cứ tiền vào thì thị trường đi lên.

Đây là lý do bất động sản luôn đi lên. Nhưng có đi lên được mãi không?

Chứng khoán và bất động sản có thể đi lên mãi?

Không các bạn ạ. Tư bản đang mất tiền. Họa bóng trắng biến kinh doanh của họ thành trò hề, và biến người dân bị chăn dắt trở thành chiến sỹ đấu tranh chống tư bản bất đắc dĩ. Khi mọi người không chi tiêu nữa, hay chỉ mua hàng giá rẻ, hay mua hàng vỉa hè phục vụ lẫn nhau, tiền dễ không kiếm nữa.

Ngay cả việc khai thác tài nguyên con người = nhân công giá rẻ, nếu người ta làm việc vất vả quá không đẻ nữa, dân số trở nên già yếu, thì không thể khai thác nhân công, mà những người già yếu còn ăn mòn tài sản xã hội, làm nền kinh tế có thể suy sụp.

Đơn giản như thị trường chứng khoán, khi vốn ngoại rút đi, còn doanh nghiệp, doanh nhân hưởng lợi từ toàn cầu hóa bị teo tóp nguồn lợi (do toàn cầu hóa đang trên đà sụp đổ) cũng không còn mặn mà đổ tiền vào thị trường, nó suy giảm. Không ai nhìn thấy được triển vọng, từ đó tâm lý bi quan bao trùm và mọi người đều chỉ mong thị trường hồi phục để thoái vốn hay thoát hàng.

Thị trường đang giảm thì cơ bản là các quyết định đầu tư sẽ có xác suất sai lầm cao. Ngay cả nhà đầu tư lão luyện cũng có thể sai lầm, đừng nói tới các tay mơ.

Như vậy, họa bóng trắng song hành với suy thoái kinh tế có thể làm thị trường chứng khoán đi xuống, và lần này không như các lần trước.

Vì sao không như các lần trước (phục hồi hình chữ V)? Vì các lần trước là khủng hoảng nợ, nợ xấu nhiều, nhưng toàn cầu hóa không sụp đổ. chuỗi cũng ứng vẫn vận hành tốt, miễn được bơm vốn, hay đổi chủ.

Lần này không thế đúng không? Lần này là sự sụp đổ của toàn cầu hóa, chuỗi cung ứng toàn cầu, dẫn tới chiến tranh tiền tệ và cuối cùng có thể là một biển lửa địa chính trị.

Thị trường bất động sản lẽ ra luôn đi lên, do ai cũng kỳ vọng kết hôn, lập gia đình, nhưng chẳng phải, số người độc thân sẽ tăng gấp đôi mỗi 10 năm, và việc mua nhà ngày càng trở nên xa vời hay sao. Khi dân số già hóa, suy giảm, số người trong độ tuổi kết hôn giảm đi, hoặc đơn giản là người ta chấp nhận hi sinh việc sở hữu nhà, để đi thuê nhà và có chất lượng cuộc sống tốt hơn, thì giá nhà sẽ phải giảm xuống.

"Người tăng chứ đất đâu có tăng" đã sai thì ngày càng sai. Bởi vì giá nhà đất tăng là do dòng tiền từ toàn cầu hóa, viện trợ vay nợ vv tạo ra, bên cạnh việc khai thác nhân công tạo nên QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA. Bây giờ toàn cầu hóa suy sụp, thì quá trình đô thị hóa này bị đảo ngược, người ta thấy thành phố khó sống, có thể lại về lại miền quê.

Người tăng không tạo nên nhu cầu nhà đất tăng, mà chính là toàn cầu hóa tạo ra dòng tiền khổng lồ, giúp giá nhà tăng.

Như vậy, hành vi đầu tư, hay đầu cơ chứng khoán, bất động sản lúc này tiềm ẩn rủi ro rất cao, chứ không như "chuyên gia", "nhà báo" khuyến nghị.

Nhưng nếu bạn có thể biết được GIÁ TRỊ THỰC của tài sản bạn định mua, bằng kiến thức đúng đắn của bạn, thì chẳng có gì là rủi ro cả. Cuối cùng, đây gọi là ĐẦU TƯ GIÁ TRỊ, một phương pháp luôn đúng đắn trong mọi thời đại.
-mark-

No comments:

Post a Comment