Hay 足るを知る者は富む Taru wo shiru mono wa tomu (Người biết đủ là người cảm thấy giàu có và hạnh phúc).
Nhưng liệu 足るを知る (taru wo shiru) = "biết thế nào là đủ" có đủ để hạnh phúc hay không?
Nếu hạnh phúc là biết đủ thì chúng ta sống trong một căn nhà tồi tàn, ngày hai bữa, mỗi bữa một chén cơm với rau luộc chấm tương, là hạnh phúc rồi. Tiếc thay mọi chuyện không đơn giản như thế.
"Biết đủ" chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là "có đủ"
Năm nay, sức khỏe tôi sa sút nghiêm trọng, cả về thể chất lẫn tinh thần. Lý do? Làm việc nhiều như cũ mà lại ăn ít đi, vì đang thực hành lối sống tằn tiện. Chính xác là từ tháng 10 năm ngoái, do ham hố nên tôi tiết kiệm khá nhiều, mặc dù mức chi tiêu so với mặt bằng chung không phải là quá tệ. Sau nửa năm, tôi kiểm soát tốt chi tiêu, nhưng rõ ràng thể lực, tinh thần bị sa sút, hiệu suất công việc kém đi nhiều. Một công việc cần rất nhiều thời gian mới tập trung được. Có lẽ, tôi đã rơi vào tình trạng kiệt quệ (burnt out). Có một giai đoạn còn bị triệu chứng trầm cảm (có lẽ là do không làm việc được nhiều như mình mong muốn). Từ đó, thời gian ngủ tăng lên, có lẽ là cơ thể biểu tình, không còn làm việc nữa.Vì thế, tôi chỉ làm việc cầm chừng, ăn ngủ là chính. Chỉ ghi chép các việc cần làm vào sổ, chứ không làm nữa.
Từ đó tôi mới thấy rằng, ăn uống không đủ thì khó mà hạnh phúc được. Người VN ăn uống rất tệ, ăn rất ít, thường kém hơn người Nhật nhiều, vì thế khi ra đường thường hay mất tập trung, làm việc năng suất thấp, ngoài ra, chất lượng cuộc sống không cao. Ăn ít thì không thể hạnh phúc. Ăn chay càng không thể hạnh phúc.
Đừng để cảm giác đánh lừa rằng, bạn ăn ít, nhu cầu ít, thì sẽ hạnh phúc. Lối sống tối giản là tốt, nhưng tiết kiệm tiền ăn thì không tốt chút nào.
Nhưng cũng không nên vì thế mà luôn đi ăn nhà hàng đắt đỏ, sang chảnh, vì còn phải chống tư bản nữa.
Chống tư bản quyết liệt quá, có khi còn chết trước cả tư bản không chừng. Bài học Liên Xô vẫn còn nhãn tiền!
Trong cuộc đời, "biết đủ" chỉ là điều kiện cần để hạnh phúc, bạn cần phải "có đủ" nữa. Là một người đàn ông chân chính, hay người phụ nữ chân chính, rõ ràng, bạn không nên sống một mình trong cô độc. Như thế sẽ không tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ, cho dù bạn có "biết đủ" nhưng cuộc sống như thế là không đủ, vì lúc bạn đau ốm, cần người giúp đỡ, mà không có ai giúp thì rõ ràng là khó mà hạnh phúc được.
Tóm lại, bạn phải có đủ môi trường sống tốt cho sức khỏe, đủ tiền để chi trả, ăn uống đủ chất, và hơn nữa là có gia đình vừa đủ (tránh sống bầy đàn, dựa dẫm).
Vì sao đi vào con đường đau khổ gọi là đầu tư tài chính?
Trước đây tôi đã phá sản nhưng liệu tôi có đau khổ không? Không, chẳng chút nào. Trong cuộc đời đừng cố gắng tự trách bản thân, vì điều đó chẳng giúp gì để bạn hạnh phúc. Hơn nữa, quan trọng chỉ là KINH NGHIỆM = KIẾN THỨC mà thôi. Cuộc sống trước đây ăn uống vô độ và không quản lý tài chính thật tuyệt vời (cho tới ngày phá sản).Nhưng dù sao phá sản cũng tốt, từ đó bắt đầu đi vào con đường quản lý tài chính. Cũng khá vất vả đấy. Sống đúng kiểu người nghèo và không hạnh phúc nữa.
Còn đầu tư tài chính thì đúng là "địa ngục trần gian", không chỉ có khả năng mất tiền mà tính toán rất mệt đầu, cũng là nguyên nhân gây căng thẳng (stress) và dẫn tới kiệt quệ (burn-out).
Để có thể đầu tư mà sinh lời, bạn sẽ phải học vô vàn thứ, và việc học thì không sinh lời ngay. Từ đó sẽ dẫn tới kiệt sức. Trong lúc đó, có thể còn mất tiền để học các bài học trên thị trường. Vì thế, có thể nói, "đầu tư" là nỗi đau khôn xiết.
Ngay cả người kiếm được tiền, hay trở nên giàu có, cũng chẳng còn ngày nào vui. Rồi một ngày mà chơi tất tay còn có khi mất tất cả.
Rõ ràng, đầu tư không phù hợp thể chất tất cả mọi người, nhất là nhân dân lao động. Nó chỉ phù hợp với nhân dân không lao động.
Vì sao đầu tư đau khổ như thế mà vẫn phải học đầu tư?
Bởi vì nếu sau này bạn không có đủ, bạn sẽ đau khổ. Lúc này bạn chịu đau khổ để về sau bạn có đủ, và sẽ đỡ khổ hơn. Nhưng quan trọng là bạn phải yêu thích và có thời gian, tức là bạn phải là dạng "nhân dân không (muốn) lao động".
Chẳng ai đảm bảo rằng bạn sẽ thành công và hạnh phúc. Bạn chỉ nên đầu tư nếu việc đấy khiến bạn "hạnh phúc" (thực ra là hướng tới triển vọng hạnh phúc về sau). Nhưng đầu tư cần năng lượng rất lớn, tức là bạn phải ăn uống đầy đủ, mới đầu tư được. Rõ ràng không phù hợp cho "nhân dân lao động", những người làm việc hết mình trong khi ăn hết ít, để kiếm lời cho tư bản và dốc lòng trung trinh với lãnh đạo.
Kết luận
Hạnh phúc không hẳn chỉ là do cảm nhận, hay "biết đủ", mà cần phải "có đủ". Do đó, bằng cách nào đó, bạn phải kiếm đủ để chi trả cho các nhu cầu của bản thân. Tức là, bạn phải lấy lại phần chia từ tư bản. Vẫn phải đánh đổ tư bản, tư hữu, giành lấy một phần tài nguyên.Đây là con đường gian khó, cần bạn phải rất khéo léo, xác định bạn là ai (chiến sỹ đấu tranh chống tư bản). Bởi lẽ, nhân dân lao động sẽ dốc lòng vì tư bản, làm mọi cách để tư bản giàu lên, và bạn luôn phải "cống nạp" cho tư bản như họ (ví dụ do giá bất động sản cao, mua nhà hay ăn nhà hàng đều phải cống cho tư bản), và bạn sẽ "không có đủ", nên sẽ không hạnh phúc.
Vậy liệu có nên làm "nhân dân lao động" (súc sinh của tư bản) nữa hay không? Hay phải làm cách mạng, đứng lên để trở thành "nhân dân không (muốn) lao động)" (cho tư bản nữa).
Tất nhiên, chúng ta vẫn phải làm việc chuyên môn để kiếm tiền, nhưng chỉ tránh làm giàu cho tư bản. Ngoài ra, chúng ta đầu tư để chia lại một ít tiền từ tư bản, lấy đấy làm vốn để chống tư bản về lâu dài. Và quan trọng là chống hạnh phúc về sau.
Dù bạn là "nhân dân lao động" tạm thời, hãy cố gắng tích lũy tối đa, tiết kiệm tối đa, để một ngày thoát ngục khỏi vòng xoáy kiếm tiền cho tư bản - tiêu tiền cho tư bản (sống sang chảnh).
Như vậy, bạn cần phải kiếm được tiền để duy trì một sức khỏe tốt, và một thú vui nào đó mà không làm bạn mất tiền cho tư bản (mất tiền cho bản thân thì không sao).
-mark-
No comments:
Post a Comment