Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, June 14, 2019

Xây dựng hệ thống tư bản

Mục đích không phải là kiếm tiền. Mục đích là trở thành nhà tư bản. Hai mục đích này khác nhau mặc dù thường mọi người nghĩ là như nhau (do tư duy siêu hình). Tất nhiên, mục đích của tư bản cũng là tiền bạc, nhưng không phải là tiền bạc do bạn bỏ công sức ra để kiếm, mà là do hệ thống tư bản mang lại. Nói thẳng ra, là GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.

Vấn đề là giá trị quan nhỉ? Bạn kiếm được 10 đồng nhờ bỏ sức lao động và thời gian ra, và kiếm được 1 đồng nhờ hệ thống tư bản tạo ra (giá trị thặng dư), thì bên nào có giá trị cao hơn?

10 đồng hay 1 đồng? 1 đồng hay 10 đồng?

Vì sao "trung lương" không thể trở thành tư bản?

"Trung lương" là những người tốt đẹp nhưng đây là cách tôi gọi chung trung lưu và người làm công ăn lương. Như trên, vì họ luôn thiếu tiền. Ví dụ họ mua nhà, mua xe (mua vị thế xã hội), mua suất học cho con cái, trả hóa đơn, vv nên họ sẽ cần 10 đồng.

Họ không thể kinh doanh vì kinh doanh sẽ phải chia sẻ lợi nhuận (thực chất là tiền thù lao cho công sức bỏ ra) nên không đủ để chi trả cho cuộc sống cá nhân. Ngay cả khi họ có đủ tiền để sống dư dả, thì họ sẽ mua tiêu sản hay làm các việc tiêu sản (hôn nhân và con cái là tiêu sản hàng đầu). Dù thế nào thì mọi người cũng sẽ phải kết hôn và có con thôi, nhưng làm sao để không biến hôn nhân và con cái thành tiêu sản đắt đỏ thì phải có mindset tốt và phải là người mạnh mẽ, dẫn dắt người khác.

Mọi người đều không mạnh mẽ, phụ thuộc tình cảm, nên không dẫn dắt mà cứ thể là tiêu xài tràn lan cho gia đình để xả stress, dẫn đến bạo chi, bội chi. Đây là hậu quả khi bạn lấy một người là "trung lương" chứ không phải là một người làm ăn.

Trong hệ thống tư bản, chỉ có giá trị thặng dư là quan trọng thôi. Như tôi vẫn nói: Bạn đừng đi làm nữa, thế giới đủ hỗn loạn rồi.

Điều này đơn giản là không đúng nếu bạn ở trong hoàn cảnh cần tiền chi trả cho nhu cầu. Thật may là tôi đã ... hết nhu cầu. Tôi nghĩ là đủ rồi. Dù mục tiêu của tôi là gì, thì việc đấy cũng không còn quan trọng nữa.

Điều quan trọng là có THỜI GIAN để xây dựng hệ thống tư bản của riêng bạn. Đây mới là sự đầu tư lâu dài, đồng thời là sứ mệnh của bản thân.

Để dẫn dắt bản thân đi vào con đường đúng, và để dẫn dắt mọi người đi vào con đường đúng. (Đi làm vất vả và mua tiêu sản để xóa đi phức cảm tự ti, theo tôi, dù đúng với nhiều người nhưng không đúng với những người như tôi, tạm gọi là "tầng lớp không lao động".)

Ở đây chúng ta phải phân biệt giai cấp một chút. Bạn thuộc thể loại nào? Là chúng sinh để bị chăn dắt, hay là người dẫn dắt. Nếu bạn học triết học Ni-chơ (tôi cũng chưa đọc) thì là thượng nhân hay hạ nhân. Nói theo ngôn ngữ trung cổ thì là quý tộc hay dân đen.

Trí thức nửa mùa là đau khổ nhất vì họ không biết là họ thuộc bên nào. Họ đúng kiểu là đứng giữa và đau khổ. Những người này phát ngôn rất nhiều, dành cả đời chỉ để kêu ca phàn nàn và lên án xã hội. Lên án xã hội cũng là việc tốt và là quyền tự do ngôn luận, tuy nhiên, toàn lên án sai. Trước hết phải lên án lãnh đạo thì lại không dám, vì họ hèn. Lãnh đạo mà cắt miếng ăn thì có phải cũng sẽ thành chúng sinh không? Chẳng qua làm trí thức (nửa mùa) được là nhờ ơn mưa móc của lãnh đạo. Ăn cơm của chủ thì phải thờ chủ, đấy là đạo lý làm người.

Nghĩa là vẫn phải phân biệt giai cấp mới có thể bắt đầu xây dựng hệ thống tư bản. Sau đó, bạn có thể làm cách mạng như ông Đỗ Nam Trung, để lập lại trật tự và đem lại phồn vinh, nhưng đấy là lý tưởng lâu dài.

Bạn không thể mất thời gian với kiểu tư duy "trung lương", đơn giản là vậy.

Đọc sách làm giàu không giúp người ta thành công

Sẽ thật là buồn cười nếu nghĩ rằng đọc sách "Nghĩ giàu và mọc giàu" hay "Tư duy trọc phú" là thành công? Không phải là sách sai, ngược lại, sách rất đúng. Sách rất hay, nếu có thời gian thì nên đọc cho vui, như đọc tiểu thuyết thôi.

Vì sao đọc sách thành công lại không giúp thành công? Ngược lại, chỉ làm người đọc thêm tẩu hỏa nhập ma, thêm vã hơn mà thôi. Cuối cùng dẫn tới chán nản và chán ghét bản thân.

Đơn giản là vì những sách đấy không có TÍNH THỜI ĐẠI. Thành công liên quan được về cảm nhận thời đại và hành động cho phù hợp.

Như thế, nó liên quan tới khả năng quan sát, học tập và trải nghiệm của bạn. Đọc sách cũng tốt thôi, nhưng nếu bạn có khả năng quan sát và học tập, dù không đọc sách bạn cũng biết được nguyên nhân bạn "thất bại" (thực ra là chưa tích lũy đủ trải nghiệm). Người thông minh và người không thông minh khác nhau ở chỗ này, biết được vì sao mình thành công hay thất bại hay không.

Cơ bản là người thành công biết được vì sao cha mẹ mình thất bại. Từ đó, họ sớm có chính kiến về cuộc đời.

Thời đại này là thời đại nào?

Không trả lời được câu hỏi này thì có cố mấy cũng khó mà thành công. Thành công là xây dựng được hệ thống tư bản riêng, chứ không phải đơn giản là tiền bạc.

Thời đại này là toàn cầu hóa, bóc lột sức lao động của nhân công giá rẻ, bán tài nguyên cho nước giàu. Nhìn lại quanh ta, có ai giàu mà không làm thế?

Hoàn toàn là một hệ thống khai thác tài nguyên của toàn dân (lao động giá rẻ cũng là tài nguyên) và bán cho nước ngoài.

Kể cả start-up cũng chỉ là rửa tiền cho tài phiệt và tội phạm nước ngoài, chứ không đem lại giá trị gì thật sự.

Cái khó không phải là tư duy giàu có mà là trải nghiệm và nhìn được dòng chảy thời đại. Làm gì có chuyện không học hành gì, ngồi một chỗ, sau đó đọc sách và có tư duy giàu là thành công được?

Bạn vẫn phải làm việc vất vả chứ. Nhưng đó không phải là để kiếm tiền, mà là để có kinh nghiệm và trải nghiệm. Đây mới là kiến thức thật sự.

Đôi khi, bạn còn mất tiền vì việc đó. Có khi phá sản không biết chừng.

Nhưng tiền bạc không bao giờ là quan trọng. Nếu bạn có năng lực, bạn sẽ cày lại được sớm thôi. Nhưng bạn chỉ cày vừa đủ, sau đó không mua tiêu sản mà đầu tư vào hệ thống tư bản của bạn.

Nếu bạn không bán hàng, người khác cũng sẽ bán hàng vì dung lượng thị trường là như thế. Vì sao không chào bán một hệ thống cạnh tranh hơn, làm phá sản các hệ thống khác? Vì sao không tạo thêm sự cạnh tranh khác nữa, khi mà bản chất của cuộc sống này là cạnh tranh?

Vì sao bạn trầm cảm?

Đôi khi chúng ta bỗng dưng trầm cảm trong cuộc đời. Khi bạn làm quá sức mình, bạn sẽ trầm cảm. Bạn trầm cảm vì bạn không đạt được thứ mình muốn hay nghĩ là mình muốn, vì thế cố gắng quá sức để đạt nó.

Dù là mua nhà, mua xe, kết hôn, có con vv hay gì đi chăng nữa.

Nhưng sau khi đạt được mục đích cả đời, bạn bỗng dưng trầm cảm. Khi người ta thành công và no đủ, người ta dễ trầm cảm hơn.

Tôi không muốn bị trầm cảm như thế. Sở dĩ, chúng ta trầm cảm vì chúng ta có quá nhiều dục vọng, có thể là những dục vọng quá cơ bản, và cố gắng đạt chúng bất kể tài nguyên, khả năng của chúng ta ra sao.

Tôi còn không có khả năng làm 8 tiếng/ngày, hay dậy vào một khung giờ cố định.

Như vậy, tôi cho rằng không có hệ thống tư bản có thể thay thế chúng ta là nguyên nhân lớn nhất gây ra trầm cảm.

Có thể hệ thống của bạn là bullshit, có lẽ 99% khả năng hệ thống của tôi là như vậy, nhưng nó vẫn có thể sản xuất ra tiền, có thể là 99 năm sau mua được nhà chẳng hạn.

Không, mua nhà chẳng có gì quan trọng cả. Ban đầu là thế. Nhưng khi bạn nâng cấp hệ thống thì 99 năm sẽ thay đổi nhanh thôi. Đây chỉ là ví dụ về việc mua hay không mua tiêu sản thì quan trọng gì, quan trọng là hệ thống của bạn vận hành, để bạn có thể nghỉ ngơi lúc cần. Vì tôi cho rằng, với sự "dục cầu bất mãn" mãn tính của bạn, có lẽ thân thể bạn cũng hơi tơi tả và cần được nghỉ ngơi thường xuyên rồi.

Ai trong chúng ta cũng thế thôi. Phải nghỉ ngơi, thư giãn và sống cuộc sống thư thái. Tôi bắt đầu sống cuộc sống tối giản vì như thế sẽ thư thái hơn. Lối sống đem lại một nửa thành công, hệ thống tư bản đem lại một nửa còn lại.
Mark

No comments:

Post a Comment