Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, April 11, 2019

Sử dụng dịch vụ an toàn: Sử dụng hệ thống thay vì con người (rủi ro đạo đức)

Sử dụng các hệ thống như AirBnB, Booking.com, Uber, Grab vv chứ không tương tác với con người. Vì con người ở một số nơi sẽ gian lận. Trước khi có Uber thì xe ôm tha hồ chặt chém bạn. Nếu không dùng AirBnB, Booking.com, nhân viên tha hồ chài bạn dùng dịch vụ lởm giá cao.

Khi sử dụng hệ thống, số tiền và dịch vụ được mô tả chi tiết, nên nếu có gian lận thì bạn khiếu nại dễ dàng.

Trước đây khi chưa có Uber thì tài xế taxi tha hồ gian lận, họ thu giá cao, chạy lòng vòng, dù bạn có gọi lên tổng đài thì ... chẳng ai giải quyết. Tôi từng bị mấy vố như thế, sau này, tôi chỉ dùng Uber, Grab, tức là dùng hệ thống của nước ngoài, nơi không hay ít có sự gian lận.

Vì sao con người gian lận?

Vì họ làm việc mà không có đam mê hay trách nhiệm, mà đơn giản vì tiền thôi. Vì thế, họ luôn cảm thấy bị thiệt. Mất cả ngày để làm việc chẳng có niềm vui gì, thì đúng là quá thiệt. Chỉ có thời gian bên gia đình là vui (chủ nghĩa gia đình là số một), còn làm việc là sự khổ sở. Nhưng đôi khi, suy nghĩ như thế thì thời gian bên gia đình cũng ... không có. Tức là có thể là họ KHÔNG VUI CẢ NGÀY.

Họ sẽ tìm cách gian lận, không chỉ vì tiền bạc mà như là một cách ĐÁP TRẢ cuộc đời, mà bạn là nạn nhân vô tình mà thôi.

Nếu gian lận được, họ sẽ rất vui, không chỉ vì tiền mà đơn giản là xóa đi PHỨC CẢM TỰ TI (inferior complex) của họ. Vì họ cảm thấy mình thông minh hơn, và họ không phải đang PHỤC VỤ bạn, một người họ không yêu quý gì mà chỉ vì bị bắt buộc phải làm, và chài được bạn giúp họ bớt được phức cảm tự ti của mình: Bọn đấy (bạn) chỉ là lũ khờ mà thôi. Tôi lừa được họ nghĩa là tôi thông minh hơn họ, chứ không phải tôi đang phục vụ họ.

Như vậy, GIAN LẬN thực ra là nằm trong tiềm thức do động cơ PHỨC CẢM TỰ TI thúc đẩy.

Bạn cũng nên nhớ rằng, họ không phải người xấu, họ cũng như mọi người. Khi nhìn cách họ làm việc, tôi thấy ÁI NGẠI vì nó chẳng hợp lý gì. Không khác gì một hệ thống tra tấn, chỉ để nhà tư bản bóc lột và trục lợi. Đây không phải là cách làm việc tôi mong muốn, hay cách làm việc tôi muốn tạo ra cho người khác.

Rủi ro đạo đức
Khi bạn sử dụng dịch vụ không phải từ một hệ thống mà từ một con người, bạn chịu rủi ro đạo đức: Nếu họ đạo đức tốt thì không sao, nhưng nếu họ đạo đức kém thì bạn rắc rối.

Ví dụ, mua hàng trong siêu thị là một hệ thống, có QA (quản lý chất lượng), kiểm soát, thương hiệu (uy tín), họ bị đối thủ cạch tranh canh chừng bóc phốt vv.

Còn mua hàng chợ cóc bạn phải chịu rủi ro đạo đức. Mà đạo đức lại thay đổi tùy theo mỗi ngày, nếu họ vừa bệnh nặng thập tử nhất sinh xong và phải nhận giúp đỡ, họ là người tốt. Nhưng khi họ uất hận xã hội, họ là người xấu. Hàng họ bán tùy theo ngày mà sạch hay không sạch. Nếu cha mẹ họ bệnh không có tiền đi viện, họ sẽ phải gian lận, mua hàng xấu bán giá hàng tốt để lấy tiền từ bạn, vv.

Đây là rủi ro đạo đức. Người khôn ngoan sẽ không chịu rủi ro này, vì đi đêm lắm có ngày gặp ma (đêm dài lắm mộng). Nhất là ở những xứ nghèo hay gian lận và có "hệ thống đạo đức kép của chủ nghĩa gia đình" (kiểu trồng rau sạch cho nhà ăn, trồng rau bẩn bán cho khách, trong nhà thì sạch ngoài đường thì xả rác vv).

Vì sao con người bị phức cảm tự ti?

Vì họ không có tâm hồn (tâm hồn nghèo nàn), nên không có khả năng tư duy trừu tượng. Họ chỉ có khả năng tư duy siêu hình (rập khuôn, giáo điều). Đây là vấn đề trong giáo dục gia đình.

Họ chỉ đơn giản nghĩ công việc là để kiếm tiền, chứ không phải để phát triển bản thân, đem lại hạnh phúc cho người khác. Tôi chưa bao giờ làm việc gì không phải để đem lại hạnh phúc cho ai đó. Ngay cả việc viết bài này cũng vậy.

Nếu chỉ đơn giản là bán hàng (dịch vụ du học) thì dễ thôi. Nhưng tiền không phải là lý tưởng tốt để theo đuổi lâu dài. Lý tưởng phải là hạnh phúc của nhân dân (những người đi du học).

Vậy làm sao để hết phức cảm tự ti?

Khi nào có thể bỏ được sự tư lợi, thực sự làm việc vì TRÁCH NHIỆM, DANH DỰ thì sẽ hết phức cảm tự ti. TRÁCH NHIỆM và DANH DỰ là những thứ quan trọng nhất trong công việc và giao tiếp với người khác.

Còn nếu bạn không làm việc (như tôi) thì bạn sống thế nào cũng được. Không làm việc (mình không thích) thì sao bị phức cảm tự ti được nhỉ???

Làm sao biết người nào sẽ gian lận?

Những người không xây dựng hệ thống là những kẻ gian lận. Đơn giản như hãng taxi truyền thống thôi. Họ không hề có hệ thống trừng phạt tài xế và xử lý rắc rối cho khách hàng. Họ chỉ muốn thu tiền khách hàng và phủi tay. Nếu tài xế lừa bạn, thì nghĩa là tài xế tiếp tục có động lực tiền bạc để ... bị hãng taxi chăn dắt.

Chỉ cần nhìn mặt một người bạn sẽ biết họ có gian lận hay không. Nếu một người giao tiếp và tư vấn nhiệt tình, cơ bản là họ có niềm vui trong công việc. Những người có niềm vui trong công việc, hay làm việc có trách nhiệm, có danh dự sẽ không phải người gian lận.

Những người làm việc miễn cưỡng chỉ vì tiền, nếu có cơ hội tốt họ sẽ gian lận (còn không thì thôi, vì họ chỉ là kẻ gian lận cơ hội).

Cơ bản "trông mặt mà bắt hình dung" là sẽ đúng. Vì thế, điều quan trọng trong công việc chính là sự NHIỆT TÂM.

Thật lòng mà nói, công việc nào mà tôi thấy không thể nhiệt tâm để làm thì tôi không làm. Như thế là vì hạnh phúc của bản thân và của người khác.

Còn công việc tôi đã nhận, dù tôi không thích, tôi vẫn làm nhiệt tâm tới hết trách nhiệm. Vì thế, dù làm việc gì tôi cũng luôn được đánh giá cao, và người xung quanh đều vui vẻ.

Kết luận: Bạn chỉ nên sử dụng dịch vụ của những hệ thống mà con người không thể gian lận được. Và dù họ có đề nghị bạn cũng họ gian lận để có phí dịch vụ rẻ hơn, bạn nên từ chối thẳng thừng.
Mark

No comments:

Post a Comment