Ô nhiễm thì nhiều nhưng thứ mà thường gặp nhất là ô nhiễm ánh đèn và ô nhiễm tiếng ồn.
Ô nhiễm ánh đèn
Hiện tượng ô tô, xe máy rọi đèn pha ngay trong thành phố. Đèn pha vốn chỉ dùng trong thời tiết tầm nhìn kém như sương mù, mưa phùn hoặc khói bụi nặng, khi tầm nhìn thấp. Còn thường ngày thì không được dùng đèn pha trong thành phố.Lý do là vì thành phố có đèn đường, việc bật đèn là để tránh nhau mà thôi. Còn bật đèn pha thì sẽ gây chói mắt và do đó nguy hiểm cho người chạy ngược chiều.
Vì sao nhiều người bật đèn pha?
Trước hết là vì sự khôn lỏi; Khi làm người khác chói thì họ chạy chậm lại nên bản thân có lợi thế. Nhiều taxi và xe ôm dùng chiêu này. Những người khôn lỏi sẽ dùng chiêu trò này.
Ngoài ra, có thể để trả thù xã hội: Nếu người khác bật thì tôi cũng bật. Tất cả đều chịu chói như nhau thế là công bằng. Đây là dạng "đấu tranh chính trị đòi công bằng".
Nhiều người bật đèn pha còn do nhận thức kém: Bật đèn sáng hơn thì an toàn hơn. Nhưng thật ra là kém an toàn và gây khó chịu, làm phiền người khác. Tỷ lệ nữ bật đèn pha thường cao hơn vì họ tư lợi hơn và trong xã hội trọng nam khinh nữ thì nhận thức của phụ nữ hạn chế hơn. Ngoài ra, thanh thiếu niên nhận thức kém, cũng thường khôn lỏi hơn, thì cũng thích bật đèn pha để nhìn cho rõ hơn mà không quan tâm tới cảm xúc của người khác.
Trong xã hội nho giáo mà yêu cầu người ta đồng cảm, nghĩ cho người khác là điều xa xỉ.
Hiện tượng ô tô nháy đèn pha
Ô tô nháy đen pha thì lại không phải có ý tốt mà chỉ có nghĩa là "Tôi sẽ không nhường mà lao tới, biết đường thì tránh ra". Trên đường sẽ luôn gặp taxi hay ô tô nháy đèn kiểu này. Thực tế là họ nháy liên tục thôi, vì họ không bao giờ nhường đường. Cũng giống như kiểu bóp còi liên tục dù không ai cạnh tranh đường. Vì thói quen bon chen tư lợi đã ăn vào máu, hình thành tính cách rồi.
Đi vào chung cư, bãi xe, nhà hàng vv cũng vẫn bật đèn
Dù nhiều nơi cũng đề biển "Tắt đèn" nhưng vấn đề là ý thức rất thấp, hơn nữa trong tiềm thức lại coi bản thân là nhất, người khác xứng đáng phải chịu đựng. Rất nhiều người đi vào chung cư hay bãi để xe rồi mà vẫn bật đèn. Ở VN mà làm bảo vệ coi chừng tổn hại thị lực với những người này.
Ô nhiễm tiếng còi
Người VN khi đi xe thích bóp còi bừa bãi để bắt người khác tránh đường nhằm đi nhanh hơn. Đây là dạng ô nhiễm tiếng ồn khi tham gia giao thông. Bạn giật mình, bạn tức giận, vv thì vẫn luôn có cả đống tài xế thích bóp còi vô tội vạ.Lý do là vì họ tư lợi, trả thù đời và tiềm thức của họ là khiến tất cả cùng đau khổ. Tất nhiên là ý thức thấp. Nhưng ý thức của họ sẽ không bao giờ cao lên dù cho họ có đi xe nào đi nữa. Thậm chí càng đi xe xịn thì ý thức càng thấp vì họ bắt đầu ảo tưởng họ đáng sống, hay quan trọng hơn người khác. Do đó, không nên nghĩ đi xe xịn thì ý thức cao mà ngược lại, ý thức lại thấp đi. Nếu đi Mercedes thì họ không còn coi trọng tính mạng của bạn mấy nữa, nên bạn vẫn phải tránh xa thôi.
Ô nhiễm tiếng ồn
Ca nhạc hay hát karaoke giữa đêm hay ngoài trời, đám cưới, đám ma, sinh nhật thế nào cũng bật loa thùng hết cỡ. Hoặc khai trương cửa hàng cũng bật maximum volume. Không thấy bóng cảnh sát đâu trong các vụ việc này. Cũng chẳng biết có luật tiếng ồn không nữa.Đây là vấn đề về bản năng hay tiềm thức. Nếu một người nghèo và bất mãn trong cuộc đời, họ sẽ giải trí bằng cách làm phiền người khác để mọi người đều mất tập trung hay không được nghỉ ngơi như họ. Thế là tất cả cùng nghèo.
Bản năng của người nghèo và thất bại là làm phiền người khác để người khác mất tập trung không lao động được, từ đó sẽ "được" nghèo như nhau.
Thay vì hát trong nhà đóng cửa thì vì sao không hát ngoài trời?
Thay vì bật nhỏ đủ nghe thôi vì sao không bật hết cỡ cho mọi người cùng nghe?
Thay vì hát ban ngày vì sao không hát giữa đêm cho vui vẻ?
Bản năng của người đau khổ là làm mọi cách để mọi người mất tập trung như họ để trả thù đời. Nếu không ai nghỉ ngơi, hay tập trung làm việc được thì họ rất vui. Như thế là "thế giới đại đồng", mọi người như nhau.
Không sợ nghèo chỉ sợ không công bằng.
Chẳng thấy mống cảnh sát nào cả. Ở Nhật hay Mỹ mà làm ồn thì gọi báo cảnh sát là được.
Vấn đề ý thức và tiềm thức của xã hội nho giáo
Bản chất nằm ở nền giáo dục kiểu nho giáo mang hơi hướng phong kiến. Đạo đức kiểu nho giáo cũng dạy là "Đừng làm chuyện mà bản thân không thích cho người khác" nhưng vì vướng các giáo điều sau đây:Cha mẹ là bậc thánh thần tuyệt đối đúng.
Thầy cô là bậc thánh thần tuyệt đối đúng.
Lãnh đạo là do thánh thần cử xuống lãnh đạo nên tuyệt đối đúng.
... nên rốt cuộc đạo đức bị bóp méo. Vì cha mẹ là bậc thánh thần nên nếu cha mẹ dạy phải xả rác ngoài đường cấm mang rác về nhà thì cũng làm, hơn nữa còn hồ hởi làm vì được cha mẹ cho ăn cho uống "miễn phí". Từ nhỏ cha mẹ dạy lối sống tư lợi để sau này trục lợi con cái khi về già nên chỉ tìm được niềm vui khi sống tư lợi (cha mẹ sau đó cũng không vui mà sẽ phải lên chùa học cách "buông bỏ", nhưng phần này lại thuộc lĩnh vực khác hẳn).
Tóm lại thì từ nhỏ cha mẹ nho giáo dạy là chỉ nên tốt với người trong nhà, ra ngoài đường không được làm chuyện "không công", không được giúp thiên hạ. Chỉ người trong nhà mới tốt thật sự với nhau, ra ngoài đường là người dưng nước lã. Thế là cả xã hội vứt rác ra đường còn có khi trong nhà lại sạch tinh tươm.
Đây là lý do mà khi ra đường người ta rọi đèn vào mắt nhau, bóp còi vào tai nhau, bên cạnh việc giao thông kiểu bon chen tư lợi.
Tóm lại là, chừng nào mà vẫn còn tệ sùng bái cha mẹ, sùng bái lãnh đạo (về già khi học cách buông bỏ thì sẽ thêm sùng bái sư thầy, sùng bái "cô, cậu") thì ô nhiễm ánh đèn, ô nhiễm tiếng ồn sẽ còn kéo dài. Khỏi cần nói, các bạn cũng biết là cả xã hội nho giáo hạnh phúc như thế nào khi được như thế. Đây là kiểu "hạnh phúc của một tang gia". 1, 2, 3, dzô!
Mark
No comments:
Post a Comment