Có nhiều người dù có thùng rác họ vẫn thích xả rác ra đường hoặc miệng cống. Thậm chí nếu bạn để thùng rác ngay cạnh miệng cống họ vẫn thích xả rác xuống miệng cống. Nhưng nếu ở nhà họ thì họ lại không xả rác trong nhà mà chỉ xả ra ngoài đường.
Tất nhiên đây cũng là vấn đề về sự tư lợi nhưng theo tôi thì mọi người đủ nhận thức là không nên xả rác ra đường, đặc biệt là xả rác vào miệng cống (chỉ cần IQ 50 cũng hiểu là xả thế có ngày sẽ kẹt cống).
Vấn đề ở đây là TIỀM THỨC (SUBCONSCIOUS). Tiềm thức họ MUỐN làm thế. Họ muốn vượt đèn đỏ, xả rác ra đường. Họ muốn PHÁ LUẬT (BREAKING RULES). Họ có thể vi phạm luật giao thông, có thể bị phạt, nhưng họ muốn thế. Vì bên trong tiềm thức họ muốn thế.
Minh họa ý thức và tiềm thức như tảng băng: 90% phần chìm là tiềm thức.
Tiếng Nhật gọi là 潜在意識 [senzai ishiki, tiềm tại ý thức]
Ảnh: CCO (link bên dưới)
Phân biệt ý thức (consciousness) và tiềm thức (subconscious)
Ý thức kém tất nhiên là do giáo dục gia đình. Tuy nhiên, đó chỉ là bề mặt. Ẩn sâu phía sau của ý thức chính là tiềm thức. Những người xả rác ra đường thường không nhìn được tiềm thức của mình, họ cũng bị đánh lừa bởi "ý thức" của những người xung quanh, hay nói cách khác là ngụy biện.Ví dụ, thanh niên đi chơi xong thì ăn uống xả rác tại chỗ rồi xách đít ra về, nếu ai hỏi thì "tạo công ăn việc làm cho công nhân quét rác". Nhưng nếu có ai tạo công ăn việc làm kiểu đó cho họ thì họ cũng không bao giờ vui, hay thanh niên đó mà về nhà "tạo công ăn việc làm" cho cha mẹ họ là sẽ ăn đòn ngay. Họ có thể lý luận là người công nhân quét rác nhận được tiền rồi thì làm việc là đúng, nhưng bản thân thanh niên "ý thức thấp" kiểu này nếu đi làm mà sếp giao thêm việc để làm nhiều hơn thì sẽ kêu ca và lãn công ngay, sau đó là không ngừng nói xấu sếp và công ty. Vấn đề của họ là sự ý thức thấp, nên kết quả là mãi mãi không làm được công việc gì cho ra hồn, hơn nữa thường KÉM MAY MẮN nên kiếm được công ty cũng thường không tốt.
Trong tiềm thức của người tư lợi, kém may mắn là mong muốn làm hại xã hội. Những người phải sống lâu năm trong cảnh ngập lụt, hôi thối thì họ sẽ phải chịu đựng và cảm thấy bất mãn, sinh ra oán ghét. Nếu họ không được giải phóng khỏi ngập lụt thì họ cũng mong tất cả mọi người cùng phải chịu. Họ vứt rác ra đường vì trong tiềm thức họ muốn thế, làm thế thì mới thoải mái, sung sướng. Nếu cả thành phố đều ngập thì họ sẽ rất vui, vì họ đòi được "công bằng". Không ngạc nhiên khi những người này xả rác liên tục mọi lúc mọi nơi.
Người vượt đèn đỏ cũng thế: Ngày nào họ cũng bị kẹt xe, hít khói bụi, đâm ra trong tiềm thức là sự chán ghét cuộc sống, oán ghét xã hội, nên họ cũng cố gắng để người khác cũng kẹt xe như họ.
Phần tư lợi của họ thật ra thuộc về ý thức (mỗi ngày lợi hơn vài phút - không đáng kể so với đi nhậu), nhưng phần muốn làm mọi người cùng kẹt xe thuộc về tiềm thức.
Khi tiềm thức muốn đau khổ
Người tư lợi thường mất niềm tin, và vì chỉ nghĩ cách tư lợi mà không học tập một cách tự chủ, tự giác, không làm công việc một cách có trách nhiệm, hay đơn giản là sinh ra trong gia đình giáo dục quá kém. Vì thế, họ sống chịu đựng và đau khổ đã tương đối lâu, và không có cách nào thoát ra.Những người vượt đèn đỏ sẽ cả đời phải đi trong cảnh kẹt xe, khói bụi.
Những người sống trong nước ngập (thường đất là do họ chiếm được) sẽ phải sống chen chúc trong cảnh hôi thối vì chẳng bao giờ tập trung học tập để thoát đi được, hơn nữa đất là do lấn chiếm thoát thì lấy đền bù kiểu gì.
Khi họ quen với đau khổ thì tiềm thức họ sẽ muốn mọi người cũng phải chịu như họ, nên về mặt "ý thức" họ sẽ làm cho mọi người cũng đau khổ như thế.
Vì sao con người bon chen?
Vì ngay từ nhỏ họ đã sống mà không có không gian riêng, không được tôn trọng thân thể, tinh thần, cô dì chú bác ông bà không ai tôn trọng họ. Họ không có vệ sinh thân thể và vệ sinh tinh thần, nên ra đường họ không xếp hàng mà chen lấn xô đẩy để mọi người cũng được "hưởng" số phận như họ.
Đặc biệt là ở VN, rất nhiều người không có vệ sinh thân thể và vệ sinh tinh thần từ nhỏ tốt nên ra đường họ hành xử như thể ... đang ở nhà. Đây là ý thức kém, và ý thức kém này bắt nguồn từ tiềm thức do quá trình sinh trưởng kém may mắn sinh ra.
Tiềm thức của người tư lợi
Tiềm thức của người tư lợi là muốn đau khổ. Sự thật là người càng tư lợi thì lại càng biết ơn cha mẹ (người hạnh phúc lại chẳng biết ơn gì, hơn nữa, cha mẹ hạnh phúc KHÔNG CẦN con cái biết ơn, mà cần con cái sống hạnh phúc).Vì sao người tư lợi lại muốn đau khổ, trong tiềm thức? Vì họ có lợi nhất, họ sẽ được yêu thương, đùm bọc. Tư lợi được thì họ sẽ vui. Nên họ kiếm niềm vui trong đau khổ khi được người khác quan tâm, giành được "tình thương mến thương". Trong trường hợp này, ý thức và tiềm thức khác nhau: Ý thức thì họ NGHĨ là họ muốn hạnh phúc, nhưng tiềm thức nghĩ ngược lại.
Đây là kiểu người không biết mình muốn gì. Và vấn đề này là do giáo dục: Giáo dục toàn ngụy biện, giáo điều nhồi sọ.
Ở VN, rất nhiều người về "ý thức" thì muốn hạnh phúc, nhưng về tiềm thức thì sao? Họ chỉ muốn đươc hạnh phúc mà không cần học tập hay nỗ lực. Người xung quanh phải làm sao cho họ hạnh phúc. Mô hình hạnh phúc của người VN là vợ/chồng tốt, gia đình hai bên hòa thuận (nhất định phải gia đình hai bên tốt vì nhiều người sống bầy đàn, chủ nghĩa gia đình), con cái ngoan ngoãn, giỏi giang.
Họ có thể hạnh phúc tạm thời nhưng về lâu dài thì sẽ chết chìm vì không ai hi sinh được mãi. Con cái họ cũng không giỏi giang vì giáo dục gia đình cũng không tốt, chưa kể tới việc là không có giáo dục trong gia đình hay giáo dục tư lợi (vứt rác ngoài đường ở nhà sạch là được).
Tiềm thức của người học tiếng Nhật không giỏi
Người học không giỏi vì ý thức thì muốn giỏi nhưng tiềm thức thì không: Tiềm thức của họ là chỉ muốn có ai chỉ cho họ phương pháp, bí kíp để giỏi mà không cần nỗ lực LUYỆN TẬP (PRACTICE). Vì thế mà họ không giỏi. Dù học được thầy tốt cũng không giỏi, vì chỉ hiểu mà không nhớ bằng ký ức dài hạn theo mô hình này:Học ngoại ngữ hay học bất kỳ thứ gì khác mà không luyện tập (PRACTICE) thì không bao giờ giỏi. Sở dĩ nhiều người học tiếng Nhật trong thời gian dài mà không giỏi vì họ không thay đổi tiềm thức rằng giáo viên sẽ giúp họ giỏi. Chẳng giáo viên nào giúp bạn giỏi. Tại lớp Cú Mèo luyện thi JLPT thì chỉ có huấn luyện viên và hướng dẫn cách học mà thôi, còn việc học là do bạn phải tự học. Sẽ không ai giúp bạn giỏi cả.
Người giỏi thì thật sự cũng tới lớp học là để thực sự học kiến thức, bí quyết mà họ không biết. Ví dụ cách phân tích ngữ nghĩa, sắc thái, phân tích câu và dịch đúng tại lớp Cú Mèo. Những bạn học tự chủ, tự giác thì mới tiến xa được. Các bạn muốn học vui và hữu ích cũng học tại lớp Cú Mèo được, vì bạn sẽ học cách tư duy đúng, còn tiến xa tới đâu là tùy thời gian bạn bỏ ra học tập và luyện tập thôi.
Tiềm thức của người đau khổ
Người đau khổ muốn tiếp tục đau khổ. Họ biết ơn cha mẹ họ vì điều đó. Vì thế, chúng ta thắc mắc nếu họ đau khổ tới mức phải học cách "buông bỏ" thì biết ơn cha mẹ làm gì? Tiềm thức của họ khác chúng ta, thậm chí là đối nghịch. Tôi KHÔNG biết ơn cha mẹ. Tôi chính là kiếp sau của cha mẹ của tôi, và tôi không sùng bái cha mẹ, hay sùng bái bản thân. Cha mẹ tạo ra tôi, nếu tôi thất bại họ phải chấp nhận, hơn nữa, phải vui vẻ chấp nhận. Tuy nhiên, có một điều mà tôi làm tốt: Tôi không bao giờ cúi đầu, quỳ gối hay làm chuyện bất chính. Tôi không sợ xã hội đen hay xã hội đỏ, hay con người nói chung (vì tôi hiểu TIỀM THỨC và điểm yếu cố hữu của họ).
Tiềm thức khác nhau, nên sẽ luôn có những người hướng tới sự đau khổ. Họ có nhiều nước mắt để khóc lắm. Thường ngày sống họ chỉ tư lợi và trông chờ may mắn, trông cậy vào nhưng hi vọng viển vông, nhưng không học tập đúng đắn hay làm người công chính, mà chỉ học cách tư lợi, ngụy biện là chính.
Đối với họ, đúng là đời là bể khổ thật. Và sau một cuộc đời đầy rẫy hỉ nộ ái ố, nói thẳng ra là đau khổ quá độ, họ sẽ tìm cách buông bỏ. Đó KHÔNG phải là cuộc đời của tôi, không phải là tôi không đau khổ, mà vì tôi hiểu tiềm thức, nếu đau khổ thì tôi cũng biết vì sao lại thế, nên tôi luôn THANH THẢN (gọi là peace in mind). Tôi cũng chả cần theo tôn giáo để làm việc này, thật ra tôi thuyết giảng về tôn giáo khá tốt, nhưng tôi không tập trung làm việc đó vì tôi không muốn làm việc với những người tiềm thức đau khổ (tốn thời gian thôi).
Tiềm thức của người hạnh phúc
Chúng ta phải học điều đúng, sống ngẩng cao đầu, làm chuyện vui vẻ và đoạt lấy sự tôn trọng. Chúng ta phải trừng phạt những kẻ không biết điều trong cuộc sống một cách hợp lý. Đối với bọn ác nhân, dùng tà thuật thì phải biết dùng tà thuật. Nếu có kẻ dọa giết gia đình bạn mà bạn sợ hãi thì bạn không phải là người tốt và chẳng ai tôn trọng bạn - kể cả người trong gia đình.Phải học tiềm thức và MINDSED của kẻ thống trị (RULER) chứ không phải của kẻ bị trị (RULEE).
Trong triết học Nietzsche thì gọi là "thượng nhân" và "hạ nhân". Ăn xin, bố thí chỉ là đạo đức của "hạ nhân" hay kẻ bị trị. Những người này có tiềm thức đau khổ.
Nếu muốn rèn luyện tiềm thức tốt thì nuôi chó cũng là một cách tốt. Thật ra tôi là "chủ tịch hội nuôi chó" ha ha nên tranh thủ quảng cáo tí ^^ Bạn có thể nuôi mèo, nuôi cá cảnh vv.
Sở dĩ "nuôi người" không hạnh phúc vì nhiều người có tiềm thức đau khổ như tôi nói trên đây, và đau khổ là một bệnh dễ lây, nếu không nói là dễ lây nhất trong xã hội.
Thú cưng không có tiềm thức đau khổ. Vì thế, chẳng ai gặp rắc rối với chó cả. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người nuôi chó ai cũng xinh đẹp, dễ mến đâu. Vì vẻ đẹp bên ngoài thể hiện nội tâm bên trong.
Gokigen'you!
Mark
Ảnh: CCO
No comments:
Post a Comment