Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, April 30, 2017

Mối quan hệ xã hội và vì sao người nuôi chó ít gặp rắc rối với mối quan hệ xã hội

Đây là lý do: Vì người nuôi chó có tiêu chuẩn để so sánh, từ đó loại bỏ mối quan hệ không xứng đáng, không đem lại niềm vui hay vô bổ. Bạn chỉ cần so sánh mối quan hệ bất kỳ với mối quan hệ với chó là xong. Tóm lại thì chúng ta - những người nuôi chó - sẽ so sánh, phân loại mối quan hệ xã hội như sau:
- Trên chó
- Dưới chó

Theo cách này, chúng ta có tiêu chuẩn để đánh giá rõ ràng mối quan hệ xã hội.


Đây cũng là một lý do mà người nuôi chó (hay nuôi thú cưng khác) thường dễ hạnh phúc hơn. Nếu trong cuộc đời mà bạn dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ vô bổ thì nhiều khả năng bạn không hạnh phúc. Người hạnh phúc không dành thời gian cho mối quan hệ vô bổ không đem lại niềm vui, khi bạn trưởng thành thì phải hiểu rõ điều này rồi hãy xây dựng lối sống hạnh phúc (happy lifestyle). Những người (đặc biệt nho giáo) cố xây dựng cuộc sống hạnh phúc mà không CẮT BỎ được các mối quan hệ vô bổ thường sẽ thất bại thảm hại.

Người nho giáo không hạnh phúc vì có một số mối quan hệ họ không thể cắt bỏ:
- Mối quan hệ với cha mẹ, hoặc con cái họ
- Mối quan hệ với người chết (tâm linh)
- Mối quan hệ dựa trên mê tín dị đoan (tâm linh)

Đây là vấn đề nhận thức, phát sinh từ giáo điều và đạo đức nho giáo, thuộc về mục khác nên không bàn ở đây.

Vì sao người nho giáo phải học cách "buông bỏ"

Đương nhiên là vì họ không hạnh phúc nhưng vì sao lại thế thì lại cần có kiến thức phân tâm học (phân tích tâm lý). Sở dĩ người nho giáo không hạnh phúc vì thường là họ ghét chó. Tôi gặp khá nhiều người hằn học với chó, đa phần là nho giáo nếu không nói là 100%. Họ không chỉ ghét chó mà còn ghét sự khác biệt, và cũng không vì ghét chó mà họ thích con người. Họ cũng ghét con người và ghét nhau nữa, vì trên đời này chẳng có ai hằn học với nhau như người nho giáo bất hạnh cả.

Nhìn cho kỹ thì họ đã trải qua quá nhiều hỉ nộ ái ố do mối quan hệ xã hội (mối quan hệ con người) gây ra. Giữa trời xanh chợt giông tố nổi lên. Vào giữa ngày vui nhất đời thì niềm vui hóa thành tro trong miệng. Cuộc đời bi kịch tới nỗi họ thà không phải chịu cảm xúc lên xuống nữa, thà liệt luôn cảm xúc ... cho lành. Nhưng tại sao lại như thế?

Bởi cả đời họ chỉ tư lợi, chỉ mong người khác làm mình hạnh phúc. Họ chỉ thích lập gia đình sớm, gia đình hòa thuận đầm ấm thế là hạnh phúc. Phương trình hạnh phúc của họ có cả gia tộc, hai bên nội ngoại tham gia vào, nên tất cả phải cùng hạnh phúc theo kiểu chủ nghĩa gia đình (chủ nghĩa bầy đàn): Vui cùng hưởng, họa cùng chịu.

Chỉ một nhân tố sa ngã là sụp đổ cả ma trận. Nên họ lại bơ vơ giữa cuộc đời, niềm tin lung lay tận gốc rễ. Chưa kể họ còn hay sống trong xã hội thối nát và bất công (do ai cũng tư lợi kiểu "một người làm quan cả họ làm bảo vệ") nên lại thêm mất niềm tin trầm trọng.

Người nho giáo đi đâu thì cũng chỉ tìm vui trong mối quan hệ xã hội, vì họ theo chủ nghĩa bầy đàn. Rồi cũng chính họ lại đau khổ khi bị chơi xấu, nói xấu, hay bị tẩy chay. Vì thế hỉ nộ ái ố của họ rất khủng khiếp. làm não họ bị nổ ra ngàn mảnh. Cuối cùng, họ lên chùa tìm sư thầy học cách buông bỏ, không quên hô lên "chân lý đây rồi". Vẫn là dạng tìm bí kíp, thuốc tiên để một bậc lên tiên. Theo tôi đây chỉ là tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa mà thôi. Đã là nho giáo thì nhất định sẽ tìm tới phật giáo - tôn giáo dễ nhất để cải tà quy chính mà không phải trả giá - để buông bỏ. Tuy nhiên, luật đời lại tuyệt đối công bằng, nếu bạn không sám hối và trả giá (cho tội lỗi của bạn và cha mẹ bạn), bạn không bao giờ làm lại cuộc đời.


Làm sao để không gặp rắc rối với mối quan hệ con người

Vấn đề mối quan hệ xã hội (mối quan hệ với con người) là phổ quát, trong mọi xã hội, bất cứ ở đâu có hội, tức là có 2 người trở lên, thì đều có mối quan hệ con người. Tiếng Nhật gọi là 人間関係 NINGEN KANKEI [nhân gian quan hệ], tức là "human relations". Đây là vấn đề mà nhiều người đau đầu.
Ví dụ: Mối quan hệ với cấp trên cũng đau đầu, nhất là khi cấp trên đì hay trù dập.
Mối quan hệ với cấp dưới: Cấp dưới lười nhác, lừa dối, không chịu làm việc.
Mối quan hệ với cha mẹ: Cha mẹ tư lợi, dạy điều sai trái.
Mối quan hệ với con cái: Con cái thất bại, kém trí tuệ, ăn bám.
Mối quan hệ với bạn bè: Bạn bè lừa đảo hoặc đơn giản là nhảm nhí.
Vân vân.

Mối quan hệ nào cũng có thể giúp đưa bạn xuống bùn đen tăm tối. Trong trường hợp như thế thì thanh niên phải làm thế nào?

Hãy nuôi chó. Đây là cách tốt nhất, nhanh nhất để giải quyết vấn đề. Nhưng không phải là cách duy nhất nếu bạn là thanh niên lười.

Thật ra, vấn đề chỉ là nhận thức, sâu xa hơn là tiềm thức. Tôi KHÔNG gặp rắc rối với mối quan hệ với con người, vì tôi luôn làm chủ mọi mối quan hệ. Tôi KHÔNG làm nô lệ cho cha mẹ, hay bất kỳ ai. Vui thì chơi, không vui thì biến. Nhiễu sự!

Khi bạn kinh doanh, sẽ luôn có khách hàng chẳng ra sao. Hãy cố gắng loại bỏ ngay từ đầu. Đôi khi bạn hãy từ chối họ, vì họ là khách hàng không hạnh phúc nên sẽ luôn đòi hỏi và tự coi mình là trung tâm của thế giới. Đây lại là vấn đề NHẬN THỨC và chúng ta đâu phải cha mẹ họ, nên cứ để cuộc đời dạy dỗ họ thật cẩn thận. Nhưng tóm lại thì, đừng bán hàng cho người không hạnh phúc. Vì đằng nào họ cũng chẳng hạnh phúc đâu. Không phải là họ không hạnh phúc vì bạn, hay sản phẩm, dịch vụ của bạn, mà là vì nhận thức của họ. Và chúng ta chẳng buồn chỉ ra cho họ, như thế lại là lãng phí thời gian vô bổ. Làm sao tiễn họ đi thật nhanh mà thôi.

Tóm lại, đây gọi là THUẬT ỨNG XỬ.  Tiếng Nhật gọi là 処世術 SHOSEIJUTSU [xử thế thuật]. Tôi không bao giờ tranh cãi với khách hàng, vì chuyện đó vô ích. Hãy cố gắng để đóng trường hợp đó lại.

Rốt cuộc thì, bí quyết không gặp rắc rối với mối quan hệ với người khác là gì?

Bạn hãy hoàn thiện nhân cách và đấu tranh cho ước mơ, lý tưởng của bạn. Khi bạn bận rộn hàng ngày thì bạn sẽ chẳng hơi đâu quan tâm tới bọn dở hơi, dở người nữa.

Tôi biết là có những người chẳng có lý tưởng gì, sống đời vô bổ, hoặc chẳng có năng lực gì chỉ thích hút thuốc lá và nhậu nhẹt, tức dạng người giẻ rách. Thậm chí, có những người mà cuộc đời họ là một nỗi ô nhục ví dụ bọn xã hội đen, xã hội nâu, xã hội xám. Những người này sớm muộn gì cũng sẽ tự đổ vỡ bên trong tâm hồn, và sẽ mê tín dị đoan hạng nặng. Vậy thì tại sao không bơ phớt họ ngay từ bước đầu tiên?

Đơn giản chỉ là chiến thuật phớt lờ. Tiếng Nhật gọi là 相手にしない AITE NI SHINAI. Cùng lắm chỉ chào hỏi xã giao và cung cấp toàn thông tin giả mà thôi.

Tìm niềm vui trong ước mơ và lý tưởng

Đừng cố tìm niềm vui trong mối quan hệ xã hội. Hãy tìm niềm vui trong ước mơ và lý tưởng. Thật ra thì mối quan hệ xã hội của tôi đều rất tốt, vì tôi chỉ chơi với người tốt, không chơi với người tư lợi. Nhưng tôi không vui lắm, vì tôi đề cao sự tự giác và tự lập.

Chúng ta phải tìm niềm vui trong công việc hàng ngày để mỗi ngày thức dậy với cảm giác phấn khích. Nếu thật sự gặp vấn đề trong cuộc đời - mà hiếm khi xảy ra ví dụ như cơn bạo bệnh - thì công việc cũng là liều thuốc chữa tốt nhất. Cuộc đời là để sống vui vẻ, không phải là chịu đựng hay "buông bỏ".

Đây là lý do mà từ khi còn trẻ thì phải học luân lý, học tri thức để có năng lực cao và rèn luyện tư cách, đạo đức, kỷ luật, sự tự chủ - tự giác để hoàn thiện nhân cách. Chỉ khi hoàn thiện nhân cách và có năng lực cao mới có ước mơ và lý tưởng được.

Với thanh niên không có khả năng học tập, không có thái độ tốt (do kém may mắn sinh ra trong gia đình mà cha mẹ la mắng, thao túng để trục lợi con cái) thì họ sẽ phải tìm niềm vui trong mối quan hệ với người khác, sớm hay muộn cũng nếm mùi đau khổ kiểu "niềm vui hóa thành tro trong miệng", nhìn cuộc đời chua chát và sẽ sớm mê tín dị đoan. Họ chỉ tránh được điều này nếu tìm được đúng người chỉ cho họ tội lỗi để họ sám hối, và phải chặt đứt mối quan hệ với cha mẹ tội lỗi của họ (gọi là cắt đứt "tội tổ tông"). Người nho giáo không làm hay không làm được điều này vì càng đau khổ lại càng sùng bái cha mẹ. Đây là định mệnh.

Nếu bạn do kém may mắn mà sinh ra ở xã hội nho giáo thì hãy nhìn rõ giáo điều nho giáo, học tập điều đúng đắn để tự khai sáng cho bản thân. (Chắc sẽ phải trải qua nhiều khổ nạn do cha mẹ bạn gây ra đấy.) Sau đó hãy hoàn thiện nhân cách và sống vui vẻ. Nuôi chó thì càng tốt.
Mark

No comments:

Post a Comment