Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, November 6, 2017

Kiến trúc và phong thủy

Kiến trúc và phong thủy giống và khác nhau thế nào?

Kiến trúc (建築 KENCHIKU) và phong thủy (風水 FUUSUI) có lẽ giống nhau ở chỗ là làm con người sống khỏe mạnh và thoải mái hơn. Ở phương tây hay Nhật Bản thì chủ yếu người ta học kiến trúc, ít coi trọng hay không quan tâm phong thủy, ngược lại, ở China hay VN thì lại rất coi trọng phong thủy.

Điểm khác biệt lớn nhất là:
- Kiến trúc nghiên cứu về không gian ở, làm việc vv của con người
- Phong thủy được kỳ vọng là mang tới tiền tài, danh vọng, sự nghiệp

Người phương đông ít khi coi trọng quá trình mà thường coi trọng kết quả cuối cùng. Khi đánh giá con người, họ thường đánh giá theo tài sản, địa vị, ít khi đánh giá theo nhân cách, lý tưởng, đúng không nhỉ?

Do đó, phong thủy cũng mang đặc tính này: Phải làm sao tiền vô như nước, làm cho hậu vận chủ nhân hanh thông.

Mục tiêu như thế là cực khó, nếu không nói là bất khả thi. Đồng ý là nếu "chủ nhân" cảm thấy thoải mái thì có thể tập trung làm việc, kiếm tiền, hoặc là có niềm tin, có sự tự tin thì việc làm ăn, sự nghiệp dễ lên hơn. Nhưng cốt lõi vẫn là ở LAO ĐỘNG (hoặc ít ra lừa đảo, buôn lậu vv).

Bên Nhật chỉ có ngành học kiến trúc, không có ngành học phong thủy

Ngành kiến trúc bạn có thể học tại đại học ví dụ Đại học Tokyo, Đại học công nghiệp Tokyo (Đại học công nghệ Tokyo) chẳng hạn.

Ngoài ra, bạn có thể học nghề chuyên môn (senmon) về ngành kiến trúc. Ví dụ liên quan tới kiến trúc bạn có thể học các ngành sau đây (thời gian 2 năm):

  • Khoa kiến trúc học
  • Khoa thiết kế kiến trúc
  • Khoa thiết kế nội thất
  • Khoa thiết kế sản phẩm

>>Trường chuyên môn Nihon Kogakuin

Bạn có khá nhiều lựa chọn để học kiến trúc tại Nhật. Còn học phong thủy thì chẳng có trường nào dạy, nên bạn sẽ phải "tầm sư học đạo" hoặc đơn giản là mua sách và đọc. Bên Nhật có hàng núi sách về phong thủy (風水 FUUSUI) bán trên Amazon và là nơi lý tưởng để tự đọc và tự học phong thủy, ví dụ phong thủy để trở nên giàu có hay hạnh phúc:


Đọc sách ở Nhật thì là lợi ích kép: Vừa giỏi tiếng Nhật vừa học được chuyên môn. Hơn nữa người Nhật viết sách khá hay (chọn sách được đánh giá cao nhé) và văn phong cũng tốt.

Phong thủy trong cuộc sống hàng ngày

Chúng ta không nên kỳ vọng phong thủy sẽ đem lại tiền tài, danh vọng. Theo tôi chỉ nên tập trung làm sao cuộc sống thoải mái để có sức khỏe tốt và tinh thần tốt vì có sức khỏe thì sẽ có tiền bạccó tinh thần tốt thì sẽ hạnh phúc hơn.

Tôi thì thiên về kiến trúc và chẳng có bất kỳ đam mê, liên hệ gì với phong thủy. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên học về những thứ có thể đem lại sự thoải mái, hay thậm chí "may mắn" trong cuộc sống. Gọi chung là "phong thủy" cũng được.

Ví dụ tôi chỉ dùng đồ vật tôi thích và thanh lý đồ không thích hay dư thừa. Như vậy thì tinh thần, thể chất thoải mái hơn. Tôi chỉ đi giày xịn chẳng hạn, đấy cũng có thể coi là phong thủy: Vừa thoải mái vừa tiết kiệm tiền vì chỉ mua một lần.

Phong thủy về nhà ở: Tuyệt đối tránh nhà trong hẻm nhỏ, rất dở hơi vì dân sẽ lấn chiếm đổ rác, đổ nước ra đường. Như vậy thì cũng chả cần biết về phong thủy mà chỉ cần có kinh nghiệm hoặc quan sát thôi.

Hoặc là nhà có quá nhiều lối vào sẽ không tốt, vì bạn không biết trộm cướp hay thích khách vào lúc nào. Việc ngồi trong phòng làm việc mà có góc khuất cũng vậy, rất đáng sợ, không biết có gì nấp trong đó. Hoặc nhà có vô số cửa sổ gió rít cũng đủ buốt óc.

Trong văn hóa Nhật Bản, phong thủy cũng  áp dụng cho thứ bậc xã hội. Ví  dụ khi lên xe hơi, nhân vật số 1 sẽ ngồi ghế ngay sau tài xế, vì đó là nơi an toàn nhất. Nhân vật số 2 ngồi cạnh nhân vật số 1. Nhân vật làm nhiệm vụ dẫn đoàn, sắp xếp thì ngồi ghế cạnh tài xế. Các nhân vật số 3 trở đi thì ngồi ở ghế sau.

Hoặc trong một hội nghị, hay sắp xếp bàn làm việc trong công ty cũng vậy: Nhân vật to nhất ngồi ở trong cùng nhìn ra cửa. Nhân vật thấp nhất ngồi ngay cửa ra vào. Như thế, ai cũng thấy được anh ta đang làm gì, anh ta kém riêng tư nhất vì anh ta thấp nhất. Chưa kể anh ta còn làm nhiệm vụ mở cửa và chào khách. Còn ông lớn thì đương nhiên ngồi ở vị trí riêng tư nhất và có thể bao quát tất cả.

Ngai vàng của hoàng đế bao giờ cũng ở sau cùng còn văn võ bá quan phải đứng phía trước đúng không nhỉ?

Trong một bữa tiệc hay hội nghị cũng sẽ sắp xếp như vậy: Nhân vật quan trọng nhất ngồi đầu bàn trong cùng, hai bên tả hữu là thân tín số 2 và số 3. Làm việc ở Nhật hay trong công ty Nhật thì phải biết mấy cái "phong thủy công ty này", hay đúng ra là văn hóa làm việc ở Nhật. Bạn chỉ cần suy luận là cũng ra thôi, đâu cần học "phong thủy".

"Phong thủy" cũng áp dụng trong việc quản lý mật khẩu chẳng hạn. Đừng bao giờ để người ta đoán được mật khẩu hay lấy được mật khẩu của bạn. Tức là bạn không bao giờ để máy tính mở mà không tắt máy hay log out khi đi ra ngoài vv.

Tóm lại thì "kiến trúc", "phong thủy" là làm cho bạn sống dễ chịu, thoải mái, an toàn. Nếu bạn muốn học kiến trúc và có điều kiện thì nên du học tại Nhật, vì tương lai, hậu vận sẽ khá hơn nhiều nếu bạn có kiến thức chuyên môn về kiến trúc và tiếng Nhật để tham gia quá trình outsourcing kiến trúc toàn cầu hóa, tức là làm tại VN nhưng hưởng lương cho kỹ sư nước ngoài. Hiện có nhiều công ty làm các dự án offshore về kiến trúc cho các công ty bên Nhật và bạn có thể làm cho những công ty này bên cạnh nhưng công ty kiến trúc quốc tế tại VN. Ví dụ bạn có thể làm quản lý dự án hay kỹ sư cầu nối hoặc communicator.

Điều quan trọng để có cuộc sống thoải mái là phải tham gia quá trình toàn cầu hóa (GLOBLIZATION) và sống như chuyên gia nước ngoài ở VN đúng không?
Mark

No comments:

Post a Comment