Lưu ý: Việc đánh rớt hồ sơ du học có thể là Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản thử thách bạn để bạn nộp lần sau xem bạn có quyết tâm du học không. Một số trường sẽ không cho nộp lại ngay kỳ tiếp theo mà phải đợi kỳ tiếp theo nữa.
>>Hướng dẫn làm sổ ngân hàng để chứng minh tài chính
Lý do thực tế trượt hồ sơ do sổ ngân hàng
Sai chính tả phần tiếng Anh ở tờ chứng nhận số dưMột số trường chia sẻ kinh nghiệm là phần tiếng Anh của tờ chứng nhận số dư ngân hàng mà sai chính tả gây trượt hồ sơ. Đặc biệt là về phần ghi bằng chữ của số tiền:
Ví dụ 23,456.78 USD phải là Twenty three thousand, four hundred fifty six dollars, seventy eight cents.Lỗi này thường do vấn đề sai chính tả số ít, số nhiều.
Tức là sau các chữ thousand hay hundred không có "s" (số nhiều). "Thousands" hay "hundreds" là sai ngữ pháp tiếng Anh.
Ngoài ra, còn có thể sai tỉ giá: Số tiền tiếng Anh không khớp với tỉ giá giao dịch.
Mục kiểm tra:
- Chính tả tiếng Anh
- Số tiền ngoại tệ khớp với tỉ giá ngoại tệ
Có nhiều sổ và kỳ hạn ngắn nên đáo hạn và đổi ngày mới
Đây là trường hợp trượt gây ngạc nhiên: Các sổ là thật 100% và có giao dịch hẳn hoi, tuy nhiên kỳ hạn chỉ có 1 tháng và mỗi lần đáo hạn thì sổ lại tự động cập nhật ngày mở sổ và ngày đáo hạn mới. Do đó, ngày trên sổ cũ và trên tờ số dư không khớp với nhau.
Mặc dù đã làm bản giải thích đầy đủ nhưng Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (Nyukan) vẫn không chấp nhận.
Biện pháp: Nếu có nhiều sổ thì hãy gộp lại một sổ và lập sổ thời hạn dài, ví dụ 6 tháng hoặc 1 năm.
Theo quy định hiện tại, bạn có thể lập sổ mới ngay thời điểm đăng ký du học chưa có giao dịch cũng không sao. Không cần lập sổ trước đó ví dụ 6 tháng hay phải có giao dịch. Lưu ý: Thông tin này có thể thay đổi và iSea sẽ không chịu trách nhiệm đối với sự thay đổi đó hay tổn thất có thể có.
Các trường hợp liên quan tới làm giả giấy tờ ngân hàng
Trước đây và hiện nay một số công ty du học bằng cách nào đó sáng mở số lấy chứng nhận số dư và bản sao sổ ngân hàng rồi chiều đóng sổ ngay. Như vậy có thể thu lời từ học sinh. Việc này là GIẢ MẠO GIẤY TỜ (cụ thể là làm giả sổ ngân hàng) và sẽ có thể khiến bạn không thể sang Nhật du học và bị cho vào danh sách đen.
Đã có trường hợp học sinh của cùng trung tâm bị đánh rớt hàng loạt và gây ầm ỹ trên mạng vì lý do như vậy.
Hoặc có "người quen" ngân hàng gợi ý làm chứng minh tài chính giá rẻ cũng theo nguyên lý trên.
Các bạn cần tránh các trường hợp này. Hãy đảm bảo là sổ thực và khi cục Nyukan gọi điện kiểm tra thì tài khoản tồn tại, số dư không thay đổi (tăng lên do lãi nhập gốc thì không sao).
Tuyệt đối không đóng sổ hay rút tiền ra khỏi sổ trong suốt quá trình xét hồ sơ
Gia đình bạn (người bảo lãnh) tuyệt đối không đóng hay rút một phần hay toàn phần sổ tiết kiệm, vì việc này có thể (và chắc chắn nếu cục kiểm tra) gây trượt hồ sơ. Nếu cần tiền ví dụ xoay vòng vốn làm ăn thì có thể thế chấp sổ ngân hàng đã lập để vay tiền từ ngân hàng.
Với các bạn cần hỗ trợ tư vấn hướng dẫn chứng minh tài chính du học tự túc Nhật Bản:
>>Chứng minh tài chính du học
(C) iSea
No comments:
Post a Comment