Trong bài này, tôi sẽ nói vì sao sẽ phải cứu bất động sản và chứng khoán, và bạn nên đầu tư gì trong thời gian này.
Đây là tôi nói về một số nước nghèo ở Phê Châu thôi nhé. Nếu bạn nào đang sống ở Phê Châu thì tham khảo.
Mùa đông đã tới! Với thị trường chứng khoán và bất động sản.
Vì sao phải "cứu giá" bất động sản?
Bất động sản hiện giá rất cao, mặt bằng kinh doanh thậm chí chiếm 30 ~ 40% doanh thu của người kinh doanh. Vì thế, bọn địa chủ không bao giờ đi kinh doanh (nhà hàng, quán ăn, khách sạn vv) vì làm thế thì phải học nhiều, mà tiền lời chẳng được bao nhiêu, ngồi không cho thuê bất động sản cũng kiếm được rất nhiều tiền, tội gì phải vất vả kinh doanh. Thời gian đấy thì lại mua thêm nhiều bất động sản cho thuê khác là được rồi.Vì bất động sản bong bóng như vậy, nên nam thanh nữ tú khi đi ăn nhà hàng phải trả giá rất cao cho bất động sản. Trung lương với lối sống sang chảnh cũng là những người góp phần hỗ trợ bong bóng bất động sản nhiệt tình.
Nếu bong bóng vỡ thì sao? Từ khi bóng trắng xuất hiện, nhà hàng không bán được hàng nữa, trả mặt bằng. Không ai dám thuê mặt bằng kinh doanh vì sợ bóng trắng, nên có nhiều mặt bằng phải giảm giá sâu mà vẫn không có người thuê.
Cứ như thế, có thể mặt bằng đấy cũng đang vay tiền ngân hàng và phải trả góp, rất có thể bị ngân hàng phát mãi.
Thực ra, nếu bong bóng bất động sản vỡ, thì giá mặt bằng, giá nhà đều giảm, sẽ tốt cho toàn dân: Người dân được đi ăn nhà hàng, ở khách sạn, hay mua nhà với giá rẻ hơn.
Tức là, bong bóng bất động sản vỡ thì CÓ LỢI CHO NỀN KINH TẾ, giúp bất động sản trở về giá trị thực, phù hợp với túi tiền của người dân.
Còn những người vay nợ ngân hàng và phá sản thì chẳng sao cả, vì đấy chỉ là việc chuyển tài sản từ tay người này sang tay người khác, chứ không ảnh hưởng gì tới nền kinh tế.
Tuy thế, mọi người đều có cảm giác là Anh Bự (Big Brother) sẽ phải cứu giá bất động sản, nhưng không ai biết rõ là vì sao lại thế.
Phải cứu giá bất động sản, vì đấy là cứu giá tư bản.
Vấn đề không phải là cứu bất động sản, mà là CỨU NGÂN HÀNG.
Vì bong bóng bất động sản hình thành từ nguồn tiền vay: Ngân hàng cho vay xây dự án, ngân hàng cho trung lương vay tiền mua nhà.
Tư bản dùng bất động sản để vay tiền để đầu tư mở rộng kinh doanh.
Vì thế, khi bong bóng bất động sản vỡ, giá bất động sản giảm, nguy cơ không trả được nợ sẽ cao hơn và sẽ hình thành nợ xấu của ngân hàng.
Khi ngân hàng không thu được tiền nợ, họ không trả nợ được cho người gửi tiền. Người gửi tiền thấy vậy trở nên sợ hãi rút tiền hàng loạt, dẫn tới ngân hàng phá sản.
Ngân hàng chính là tư bản. Ngân hàng phá sản thì tư bản mất hết. Vì thế, Big Brother sẽ phải cứu ngân hàng, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, ví dụ phát hành trái phiếu nợ để đẩy tiền vào, và nó trở thành khoản nợ mà ngân hàng phải trả, hoặc là ngân hàng bán lại nợ xấu cho tổ chức xử lý nợ xấu, đổi lại được một phần tiền để duy trì hoạt động.
Vì sao phải "cứu giá" chứng khoán?
Chứng khoán chỉ là nơi đánh bạc, và giá chứng khoán chẳng liên quan gì tới giá trị hay công việc làm ăn của doanh nghiệp cả.Tuy nhiên, cũng như bất động sản, tư bản dùng cổ phiếu, phần sở hữu doanh nghiệp đi thể chấp để vay tiền ngân hàng.
Khi giá trị này giảm (giá cổ phiếu chính là định giá) thì tài sản thế chấp mất giá trị, vì thế, ngân hàng phải bán giải chấp để thu hồi vốn.
Cũng như nhà đầu tư nhỏ lẻ vay tiền để dùng đòn bẩy tài chính, nó giống như là "tiếng gọi từ địa ngục" hay gọi là "margin call".
Nếu chứng khoán giảm sâu sẽ hình thành nợ xấu của ngân hàng, và ngân hàng mất tiền, mất thanh khoản, thậm chí phá sản.
Do đó, Big Brother cũng phải cứu cả chứng khoán.
Làm thế nào cứu bất động sản và chứng khoán?
Có nhiều biện pháp mang tính hàn lâm như tăng giảm tín dụng, lãi suất vv nhưng cơ bản thì liệu có thể in tiền ra để cứu không?Tôi cho rằng là không. Bởi in tiền ra gây lạm phát. Lạm phát sẽ làm đời sống nhân dân khổ cực nên không thể in ra à?
Không hẳn. Nhân dân như cỏ dại, tự sinh tự diệt, còn biết bao nhiêu nhà hảo tâm bố thí cho họ, hơi đâu quan tâm.
Bởi vì siêu lạm phát cũng là quả bom của nền kinh tế.
Ba nỗi khiếp sợ:
1. Vỡ bong bóng bất động sản
2. Thị trường chứng khoán sụp đổ
3. Siêu lạm phát
Như tôi đã nói thì 1 và 2 sẽ làm ngân hàng phá sản, từ đó làm tư bản mất tiền. Cứu giá bất động sản và chứng khoán là cứu tư bản.
Còn 3 thì sao?
Nếu siêu lạm phát thì tiền nội tệ mất giá, có lợi cho xuất khẩu. Nhưng sẽ bị Mễ liệt vào "thao túng tiền tệ" và đánh thuế cao, có khi lên tới 100%, và đang bị Mễ soi rất kỹ (để tránh bị thâm hụt thương mại), nên lợi bất cập hại.
Nhưng quan trọng nhất là, các nước nghèo đều đang NỢ BẰNG NGOẠI TỆ, cụ thể là Mễ kim, nên nếu nội tệ mất giá thì thu gom bao nhiêu sưu, thuế cho đủ để trả nợ đây?
Mà đâu phải nợ quốc gia, nợ của các tập đoàn con cưng như Victory ngoài trái phiếu bằng nội tệ thì còn nợ ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ, nếu nội tệ mất giá thì trả nợ ngoại tệ trở nên khó khăn.
Như thế, nếu in thêm tiền gây lạm phát, hay thay đổi tỉ giá hối đoái lớn, thì lợi bất cập hại, như là con dao hai lưỡi, không khéo thì gậy ông đập lưng ông.
Chưa kể, khi lạm phát cao và người dân MẤT NIỀM TIN, thay vì để tiền trong ngân hàng họ sẽ rút về nhà. Ngân hàng đói tiền sẽ mất thanh khoản, có thể phá sản.
Như thế, tôi cho rằng, mặc dù sẽ tung tiền ra "cứu giá" kinh tế, nhưng chỉ như muối bỏ bể. Hơn nữa, tung nhiều mà không trúng đích thì chẳng tác dụng gì (ngoài làm giàu cho một số người). So với hậu quả của họa bóng trắng thì không có tác dụng gì nhiều.
Bởi như nói ở trên, nếu in thêm quá nhiều thì tạo ra nhiều khoản nợ (vì Big Brother không thể nào biếu không cho ngân hàng được), và tư bản, ngân hàng ngập trong tiền thường sẽ phá hoại nền kinh tế hơn nữa, cuối cùng vẫn không trả được nợ.
Tệ hơn nữa, nó gây ra lạm phát, là một trong ba nỗi sợ truyền kiếp.
Bán vàng để "cứu giá"
Muốn cứu kinh tế thì phải bán thứ gì đó ra, thu nội tệ về, bơm cho tư bản. Thứ gì bán được? Nhanh nhất là dự trữ ngoại hối và vàng.Nhưng dự trữ ngoại hối còn phải để dành nhập khẩu nguyên vật liệu, và để trả nợ quốc gia, trong bối cảnh kiều hối suy giảm mà cứ bán ra, thì sẽ khó mà bù đắp về sau được.
Ngoài ra, hiện tại đang "kết hối", tức là tỉ giá được quy định có lợi, nói thẳng ra, là định giá ngoại tệ rẻ để mua vào cho được nhiều (kết hối là bạn chỉ bán được ngoại tệ cho ngân hàng, nhưng không thể tự do mua ngoại tệ từ ngân hàng).
Do đó, bán vàng là phương pháp nhanh và hợp lý.
Nhưng bán cho nước ngoài lấy ngoại tệ, hay bán trong nước lấy nội tệ?
Nếu bán cho nước ngoài lấy ngoại tệ thì phải theo ngang giá quốc tế, và bán đi rồi mà muốn mua lại, thì cũng phải theo giá thị trường quốc tế. Nếu không khéo là sẽ thua lỗ.
Còn bán trong nước thì sao? Hiện tại đang "kết kim", mua bán vàng thuộc độc quyền nhà nước, tức là có thể "điều chỉnh" giá cả được, không liên quan tới giá vàng thế giới.
Vì thế, khi bán trong nước, Big Brother luôn có lợi thế về giá (người nắm đằng chuôi), ngoài ra, vàng đấy vẫn ở trong nước, khi nào cần thì có thể đẩy giá xuống mà mua vào giá rẻ.
Như thế, bán trong nước lợi thế hơn bán cho nước ngoài nhiều.
Dù thế nào, để "cứu giá" kinh tế, các nước đều phải bán vàng. Tức là khi các tổ chức lớn bán vàng (ngân hàng trung ương các nước) thì vàng sẽ giảm giá rất mạnh.
Hiện nay chưa phải lúc cứu giá, nên giá vàng đang được đẩy lên, để khi bán sẽ được lợi nhiều hơn. Các chuyên gia thì thi nhau dự đoán giá vàng sẽ tăng, để thúc mọi người mua vào.
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sợ mất cơ hội mua vàng, sợ giá vàng lên cao, sợ lạm phát và tiền mất giá, sẽ tham gia cuộc đua giá vàng này.
Vì thế, giá vàng quả thực tăng lên. Nhưng thực ra là do tư bản muốn thế mà thôi.
Sẽ một ngày các tổ chức lớn bán ra, vàng rớt giá thế thảm và các nhà đầu tư vàng sợ hãi tột độ, phải bán cắt lỗ, hoặc không còn trả được tiền thế chấp nhà vay ngân hàng nữa, mà phải bán ở giá rẻ.
Quả thực là MUA ĐỈNH BÁN ĐÁY.
Ngoài ra, sau khi mua xong, vàng có thể tăng, và nhà đầu tư không chốt lời, vì nghĩ vàng còn tăng nữa, rồi vàng lại giảm. Cứ như thế, nhà đầu tư vàng bị rối loạn lưỡng cực hưng trầm cảm, dần dần trở thành người nhu nhược, mất khả năng phán đoán, ngày ngày chợt vui chợt buồn theo giá vàng.
Cho tới ngày thị trường vàng sụp đổ và tranh nhau bán tháo.
90% nhà đầu tư khóc vì vàng, khóc vàng mắt.
Rồi khi chiến tranh xảy ra, giá vàng tăng phi mã.
Những kẻ trót bán vàng cảm thấy con tim mình tan vỡ.
Nhưng đấy là chuyện còn lâu, ngoài phạm vi bài này. Bài này chỉ chuyết về việc cứu giá kinh tế như thế nào, để không gây ra siêu lạm phát. Và tiền có mất giá vì lạm phát hay không. Để từ đó bạn cứ kiên trì giữ tiền mặt và gửi ngân hàng ăn lãi 8%/tháng là được.
-mark-
No comments:
Post a Comment