Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, April 10, 2020

Rối loạn lưỡng cực vì vàng

Mọi con đường đều đổ về ... vàng. Họa bóng trắng xảy ra (ngẫu nhiên) và thị trường chứng khoán sụp đổ, bất động sản sắp vỡ bong bóng (tất yếu) thì chúng ta phải làm gì?

Mọi người đều sợ hội chứng sợ tiền mặt: Nhỡ ngày mai đổi tiền, hay lạm phát, và tiền mất giá? Nhỡ gửi trong ngân hàng và ngân hàng sụp đổ?

Vì sợ tiền mặt, người ta thường cố gắng "đa dạng hóa" tài sản của mình. Chỉ có người "thậm nghèo" mới không đa dạng hóa tài sản, thay vì thế, họ sẽ đa dạng hóa các khoản nợ, thậm chị đa dạng hóa chủ nợ của họ.

Họa bóng trắng xảy ra khiến thế giới chứng kiến tất cả tài sản đều mất giá trị, kể cả vàng, đừng nói tới chứng khoán hay bất động sản. Coin số là giảm thê thảm nhất, mất tới 30-40% giá trị. Trừ những người cầm tiền mặt, tất cả đều mất tiền.

Nhưng cầm tiền mặt thì lại sợ tiền bị lạm phát, thậm chí siêu lạm phát, nên cũng khó có thể nói là hạnh phúc được. Sớm muộn gì cũng bị rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder).

Đầu cơ vàng: Cho anh phát súng tim anh nát / Nhưng anh tin số phận anh còn!

Mất tiền không có nghĩa là nghèo đi

Giàu - nghèo chỉ là tương đối, mang tính so sánh. Nếu bạn mất tiền, bạn có thể nghèo đi so với chính bạn ngày hôm qua, nhưng so với mọi người, chưa chắc bạn đã nghèo đi.

Nếu bạn mất ít tiền hơn người khác, bạn giàu lên.

Tôi ví dụ khi họa bóng trắng xảy ra, bạn cầm tiền mặt nhiều hơn người khác, trong khi các tài sản đều giảm giá, thì dù bạn cũng mất tiền đấy, nhưng bạn lại giàu lên.

Ngay cả khi thị trường chứng khoán sụp đổ, nếu bạn cầm nắm cổ phiếu tốt, mất tới 20% giá trị, nhưng người khác cầm nắm cổ phiếu không tốt, mất tới 30 - 40% giá trị, thì bạn vẫn giàu hơn họ một cách tương đối.

Nhưng tôi vẫn nghèo đi so với chỉ cầm tiền mặt mà?

Đúng thế, nhưng không ai có thể cầm 100% tiền mặt, vì như thế không an toàn. Bạn không biết được ngân hàng nhà nước sẽ in thêm bao nhiêu và đồng tiền mất giá bao nhiêu.

Về mặt lịch sử, tiền giấy có thể mất 90 - 100% giá trị chỉ sau một đêm vì đổi tiền. Vì thế, chỉ nên cầm tiền mặt ở mức độ "đủ dùng" mà thôi.

Rối loạn lưỡng cực vì vàng

Trong bài này thì bỏ chứng khoán và bất động sản sang một bên, mà chỉ nói về vàng. Vì sao lại là vàng? Tôi không hề đam mê hay có ý định đầu cơ gì về vàng, nhưng như người ta thường nói: Mọi con đường đều đổ về .... vàng.

Họa bóng trắng diễn ra quá nhanh và mùa đông ập tới chỉ sau một thời gian rất ngắn, khiến cho chúng ta kinh hãi.

Từ trước tôi vẫn nói thế này:

Ngay trước chiến tranh thì mua vàng, trong chiến tranh nó tăng 5-10 lần, và bất động sản giảm giá thê thảm, lấy tiền đấy mà mua nhà.

Trong chiến tranh, giá xCoin sẽ tăng 10 - 100 lần, bạn bán dần đi mua các tài sản khác. Tất nhiên bạn phải mua ròng xCoin trong 10 năm trước chiến tranh.

Đây là chiến lược đầu cơ của tôi (không phải là đầu tư, vì không sinh lời chắc chắn mà chỉ là được ăn cả, ngã về không). Tôi không khuyến khích ai làm như thế. Nhưng tôi biết thừa, nếu chiến tranh thì siêu lạm phát và tiền giấy chỉ là giấy lộn thôi, còn không giá trị bằng giấy vệ sinh.

Dù biết là thế, nhưng mua vàng vào lúc nào thì không ai biết. Không phải mua vàng hay không, mà là mua vàng vào lúc nào. Bạn có thể cả đời KHÔNG MUA VÀNG cũng chẳng sao, chỉ mất hết tiền nếu siêu lạm phát. Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực vì vàng chính là vì mua sai thời điểm.

Giá vàng hiện nay là 47-48, và các "chuyên gia" thổi rằng nó có thể lên 70-80, vì mọi người sợ bỏ lỡ nên họ mua vào. Lấy hết tiền dư mua vàng. Sau đó nó lên 50 chẳng hạn.

Vậy có vui không? Nếu nó lên 55 thì sao? Vui, quá vui, rồi chẳng mấy chốc nó sẽ lên 60, 70, 80.

Nhưng thực tế không như thế, từ 55 nó vọt xuống 45, rồi 40. Lúc đấy lại đau khổ cùng cực.

Vì thế mới gọi là rối loạn lưỡng cực.

Có một số trường hợp thế này:

A: Bán hết khi vàng lên 50.
B: Bán một phần khi vàng lên 50.
C: Không bán khi vàng lên 50 (cuối cùng xuống 40).
D: Khi xuống 45 thì mua vào cắt lỗ.

Trong số trên, ai hạnh phúc? Sự thật là không ai hạnh phúc cả. A sẽ ước giá lên 55 mới bán, vì tính sơ ra là mất 10% rồi. B không hạnh phúc vì bán sớm, và khi lên cao hơn lại KHÔNG DÁM BÁN, vì nghĩ vàng còn lên 60.

C vui khi vàng lên 55, nhưng không dám bán vì sợ nó lên 60. Cuối cùng nó giảm về hẳn 40 quá nhanh, không kịp bán.

D: Mua để cắt lỗ nhưng lỗ chồng lỗ.

Trong số những người trên, không ai hạnh phúc. Không ai có cuộc sống thanh thản hay thư thái.

Vì một lý do đơn giản: Bạn không thể dự đoán giá vàng và kiếm lời từ nó.

Dự đoán giá vàng, mua bán để kiếm lời chỉ là cờ bạc, 99% mọi người không có khả năng đó. Chỉ có 1% có khả năng kiếm lời, một là vì họ dùng tiền của người khác, hai là họ dùng tiền lớn.

Giống như chơi pocker, chỉ có người cuối cùng ăn tất, hiểu chứ?

Ngoài ra, những người có lời thì họ lại không hề dự đoán giá vàng.

Mua vàng thời điểm nào?

Mua đúng thời điểm quan trọng hơn là dự đoán giá lên xuống. Tức là vào mức giá bạn thấy hợp lý thì bạn mua, theo đúng kế hoạch của bạn.

Nhưng giá vàng sẽ như thế nào nhỉ? Các chuyên gia đều bảo giá vàng sẽ lên 50, 60, 70, nếu bạn mua lúc này thì bạn sẽ có lời.

Tôi nghĩ bạn không thể có lời. Vì giá vàng sẽ không đi như thế. Nó luôn đi ngược suy nghĩ của bạn, hay của số đông.

Tôi sẽ simulation giá vàng một tí. Đây chỉ là simulation, thực tế có thế hơi khác đi nhé. Hoặc khác hoàn toàn không biết chừng. Tôi mù vàng nên đừng có đầu tư theo đây, không lại khóc một dòng sông.

Họa bóng trắng tới và cả thế giới run sợ vì một cuộc suy thoái kinh tế sâu rộng. Các chuyên gia dẫn dắt và người dân, với trí tuệ của mình, suy đoán rằng, mọi người sẽ trú ẩn an toàn bằng vàng. Tức là giá vàng sẽ lên. Vì thế, nhiều người mua vàng vào, và giá vàng lên thật. Vàng cứ nhích dần lên và những người mua vàng "vừa sợ nhưng vừa thích".

Lý thuyết số đông rất đúng, vì có đông người mua, nên dù có trồi sụt thì vàng vẫn uptrend (xu hướng tăng), và tất cả đều hài lòng.

Nhưng thực sự mọi người cần trú ẩn sao? Một nền kinh tế mà hôm qua (trước họa bóng trắng) còn sôi động, mà hôm nay mọi người đã vội bán tháo mọi thứ, để trú ẩn vào vàng sao?

Mua vàng xong thì vàng sẽ sinh lời đều đặn, và không bị đói sao?

Sai rồi, sai quá rồi. Những người kinh doanh, tiểu thương, tiểu nông ngoài kia, họ sớm muộn gì cũng phải quay lại với nghề của họ. Cái họ cần không phải là vàng, mà là tiền mặt. Mọi người đều cần tiền mặt để làm ăn, chỉ để sinh tồn mà thôi.

Các doanh nghiệp lớn sẽ bán mọi thứ thanh khoản được để giữ được business của họ.

Ngay cả nhà nước cũng phải tung ra những gói cứu trợ lớn để phục hồi kinh tế, vì doanh nghiệp mà chết thì họ cũng cạn tiền sớm.

Lúc này bạn mua vàng với giá 45-48 chẳng hạn, tới cuối năm bạn đói, cạn tiền, cần tiền làm ăn vv thì giá nào bạn cũng bán cả. 42, 40, thậm chí 38.

Vàng là thứ bị bán đầu tiên khi người ta cần tiền, vì nó thanh khoản dễ nhất và vì nó ít gây cảm xúc nhất (không như căn nhà mà bạn gắn bó).

Như vậy, mua vàng sớm sẽ không giữ được, vì mua sai thời điểm. Tôi không hề có ý định mua vàng trong năm nay, tất cả chỉ là tiền mặt.

Đến một lúc nào đó, các tổ chức lớn (nhà nước vv) sẽ phải cứu nền kinh tế - khi họa bóng trắng qua đi - và thứ họ bán đầu tiên là gì?

Trong bài trước Vì sao phải "cứu giá" bất động sản và chứng khoán? thì tôi đã nói lý do phải bán vàng rồi.

Và khi các tổ chức lớn bán vàng, họ phải đua nhau mà bán, bán đổ bán tháo. Giá vàng về dưới 40, 35, 30 không phải không có khả năng.

Giá cả chỉ là tương đối, và vai trò của vàng chính là như thế. Khi bạn bán số lượng lớn, bạn phải chấp nhận trung bình giá, tức là giai đoạn cuối bạn bán rẻ nhất, ví dụ 30 chẳng hạn.

Nghĩa là vàng có thể rớt thê thảm để người ta cứu giá kinh tế, hay nuôi hi vọng, vì mất business thì tư bản mất hết, chẳng khác gì bần chúng sinh cả. Vì tư bản không giỏi như bạn nghĩ, và không giỏi như họ tự nghĩ.

Tư bản chỉ đơn giản là lợi dụng chất xám của trung lương, và bóc lột giá trị thặng dư. Khi bị mất business phải chuyển sang ngành khác, họ dễ dàng mất hết tài sản của mình, và còn lâu mới ngóc đầu lên được.

Vì thế, bằng mọi giá phải duy trì được công việc kinh doanh (business), như người ta nói, dù thế giới sụp đổ thì "cà cuống chết đến đít còn cay", vẫn cố chịu đấm mà ăn xôi.

Khi giá vàng sụp thê thảm do bị bán số lượng lớn để cứu giá tư bản như thế, và khi bạn nhận thấy rằng nền kinh tế đã sụp đổ, đấy là lúc bạn mua vào. Nhưng vì bạn không bao giờ biết đáy, nên bạn không mua như thế. Bạn mua theo một dải giá, ở một mức giá mà bạn thấy hợp lý, đồng thời trade nó khi nó lên xuống.

Bởi vì, nếu kinh tế sụp đổ hoàn toàn thì vàng tăng 5-10 lần, bạn sẽ không bao giờ thiệt. Mục tiêu của bạn không hẳn là kiếm lời, mà là để đảm bảo an toàn.

Ngay cả khi bạn MẤT TIỀN, mà người khác mất nhiều tiền hơn, bạn vẫn giàu lên. Tôi ví dụ, khi bạn mua vàng giá cao, và vàng giảm giá, nhưng bạn vẫn giữ được, còn người khác bán vàng để cứu kinh doanh, và mất trắng, thì bạn vẫn giàu hơn những người bán vàng kinh doanh thất bại nhiều.

Vì nền kinh tế đang đi xuống, kinh doanh gì cũng dở. Bọn tư bản huênh hoang chém gió chẳng qua là ăn bám "toàn cầu hóa" - hệ thống nô lệ thời hiện đại vấy máu nhân dân mà thôi.

Mẹ quê mê vàng

Nhân về giá vàng thì vấn đề là chúng ta mua ở giá nào, ở giá này (U50) à? Nếu nó về U40, U30 thì chỉ có khóc. Nên bạn không mua hết vốn ở giá này. Bạn chỉ mua một số % vốn nhất định. Tôi thì không mua, vì giá đấy không ngon và có mua sau này nó sụt xuống còn lâu nó mới lên lại, vì thế bị chôn vốn, không mua bán xCoin được.

Tôi cũng không có ý định mua đáy, mà mua theo một dải giá, mà tôi quy định từ trước.

Bây giờ chúng ta bàn về trường hợp của MẸ QUÊ (mẹ ở quê, tất nhiên là mẹ người khác không phải mẹ tôi) mê vàng.

Sở dĩ mẹ quê mê vàng vì mẹ quê không tin vào tiền giấy, do bị đổi tiền vài lần rồi.

Như thế, cứ có đồng nào dư là mẹ quê là mua vàng bỏ ống. Mẹ quê cứ tích dần như thế theo năm tháng, và ống của mẹ đầy vàng lẻ. Khi có việc gấp, mẹ quê lại lấy vàng đem bán.

Tức là, mẹ quê chẳng quan tâm tới GIÁ VÀNG mấy. Vì với mẹ quê, tiền giấy = vô giá trị, tài sản chỉ tính bằng vàng.

Đó là lý do mẹ quê luôn cảm thấy lời. Vì mẹ quê đem thứ vô giá trị (tiền giấy) để mua thứ có giá trị (vàng), vì mẹ quê mê vàng.

Nhưng có thật sự khôn ngoan không? Trong khoảng thời gian kinh tế nóng ấm, ví dụ 10 năm, vàng chỉ tăng 50%, trong khi nếu gửi tiết kiệm 8% thì tiền tăng tầm 2 lần, nhưng đa số không gửi tiết kiệm nên lãi suất 0%. Tức là mẹ quê giữ vàng thì cũng ngang người khác cầm tiền mặt (lãi suất trung bình 4%), chưa kể có đợt vàng tăng giá cao mẹ quê lại bán bớt đi để chốt lời.

Tính ra, mẹ quê không hề thua thiệt gì so với người giữ tiền mặt, mà thực tế là lời hơn nhiều người, bởi nhiều người giữ tiền mặt nhưng không phải là gửi lấy lãi tiết kiệm, hoặc gửi lãi rất thấp, chỉ 4-5% do không để ý. Còn đa số thì để tiền lãi suất không kỳ hạn, chỉ dưới 1%.

Khi có đợt vàng tăng giá phi mã, mẹ quê lại bán chốt lời, sau đấy lại mua vào, nên thực tế là mẹ quê cũng là một dạng trader.

Trong khoảng thời gian lâu dài hơn (20 năm), vàng tăng giá còn hơn là đất đai nữa (tôi có số liệu so sánh căn nhà cụ thể).

Như vậy, bí quyết của mẹ quê là gì? Luôn trung bình giá và khi giá biến động đột biến (tăng đột biến) thì chốt lời một ít. Bạn có thể bắt chước mẹ quê làm như thế, và chắc chắn là bạn cũng không thua thiệt gì so với chứng khoán, hay bất động sản, mà lại nhàn hơn nhiều.

Vấn đề chỉ là THỜI GIAN NẮM GIỮ mà thôi. Vàng là thứ có thể phải nắm giữ cả đời, hoặc nửa đời, để lo cho con cháu về sau.

Tôi không có nhiều thời gian như thế mà chỉ tìm kiếm sự an toàn, nên khi giá về mức "ngon" (tổ chức lớn bán tháo), cũng như khi nền kinh tế không cứu được nữa, tôi mua vào. Đợi khi tất cả mọi người đều hiểu ra, nền kinh tế không cứu được nữa và đổ xô đi mua vàng thì tôi bán ra.

Nhân tiện, như thế thì lại tùy thuộc CÁCH NHÌN CỦA BẠN về nền kinh tế. Tôi ví dụ, hiện nay tuy có họa bóng trắng đấy nhưng mọi người đều nghĩ rằng sau họa bóng trắng thì chứng khoán, bất động sản, nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ sẽ như một cái lò xo bị nén, sẽ bật lên mạnh mẽ.

Để họ không đói. Để họ không mất đi lối sống. Để họ không phải làm những việc thiếu danh dự (ăn xin).

Đó là HI VỌNG. Phải chăng, toàn cầu hóa và ánh nắng tư bản sẽ soi rọi mãi mãi, phải chăng, những nô lệ lao động sẽ vẫn hài lòng và hạnh phúc với những công việc nguy hiểm và khốn khổ, phải chăng trung lương vẫn còn một lòng trung trinh hết lòng chăm lo cho đời sống của lãnh đạo và tư bản?
- mark -

No comments:

Post a Comment