Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, June 29, 2018

Hướng dẫn trả lời phỏng vấn du học Nhật Bản cho người bảo lãnh du học 2019

Trong bài này, iSea Saromalang hướng dẫn cách trả lời phỏng vấn Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (Nyukan) cho người bảo lãnh du học Nhật Bản. Với các bạn đăng ký du học và cả người bảo lãnh xin hãy xem Nyukan 2018 hoặc trang Nyukan.

Nội dung: Trong thời gian cục Nyukan xét hồ sơ, Cục có thể gọi điện kiểm tra nội dung hồ sơ du học đối với người bảo lãnh, ngôn ngữ bằng tiếng Việt để kiểm tra xem người đăng ký du học có thật sự muốn du học không, và người bảo lãnh (gia đình) có thật sự đủ tài chính hay không.

Ngôn ngữ sẽ là tiếng Việt, thường là do Cục thuê parttimer (nhân viên bán thời gian) người Việt gọi điện theo quy trình của Cục. Số gọi đi có thể là số của Cục (đầu +81....) hoặc cũng có thể là gọi theo quốc tế (số bất kỳ hoặc qua số di động trung gian của Việt Nam).

Trường hợp người bảo lãnh không bắt máy dù gọi nhiều lần, im lặng không trả lời, không trả lời đúng nội dung hồ sơ, không thể hiện sự ủng hộ du học, hay không chứng tỏ được năng lực tài chính (ví dụ thu nhập trong hồ sơ một đằng, trả lời thu nhập thực tế một nẻo) thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả hồ sơ, trường hợp xấu nhất là trượt hồ sơ (vì lý du người bảo lãnh). Trường hợp trượt hồ sơ (không được cấp COE), lý do trượt sẽ được Cục cung cấp bằng mã số có thể tra được là vì lý do chung nào.

Ví dụ: Lý do sổ ngân hàng / Lý do chứng nhận thu nhập người bảo lãnh

Do đó, người bảo lãnh nhất định phải nắm rõ nội dung hồ sơ, cũng như tuyệt đối không rút tiền hay thay đổi sổ ngân hàng.

Ngoài ra, không nhất định Cục sẽ gọi kiểm tra. Tại iSea Saromalang thường không thấy kiểm tra (một phần do hồ sơ minh bạch, nhất quán). Kiểm tra hay không kiểm tra hoàn toàn không đồng nghĩa là đậu hay trượt hồ sơ. Vì thể, dù bị Cục kiểm tra thì người bảo lãnh vẫn nên bình tĩnh, trả lời thật thân ái và lịch sự, vì việc này sẽ giúp ích cho xét duyệt hồ sơ của người đăng ký.

Đôi khi, bạn có thể bị hỏi những câu quá hiển nhiên (khiến bạn dễ bực mình) nhưng xin nhớ là đây là cách làm việc của người Nhật. Văn hóa Nhật ở đây là hỏi những câu "vô tư" và hiển nhiên, chỉ để xác minh nội dung mà bạn viết (hay người du học viết) trong hồ sơ là đúng.

Lưu ý: Các thông tin quá chi tiết có thể không nhớ chính xác nhưng phải nhớ đại khái.

Một số câu hỏi có thể bị kiểm tra (chỉ để tham khảo)

Đây không phải là nội dung hướng dẫn của Cục (Cục không đưa ra hướng dẫn nào) mà do iSea tự mô phỏng và có tham khảo một số nội dung thực tế. Chỉ dùng để tham khảo và iSea không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về tính chính xác hay việc ảnh hưởng tới hồ sơ.

Hướng dẫn đóng tiền học phí sang Nhật cho các bạn không có COE

Trong bài này, iSea Saromalang hướng dẫn các bạn cách đóng tiền học phí qua trường bên Nhật mà không có tư cách lưu trú (Certificate Of Eligibikity = COE). Với các bạn đã có bản scan tư cách lưu trú thì hãy xem bài Hướng dẫn đóng học phí du học Nhật Bản 2018-2019.

Bối cảnh

Khi đăng ký khóa dự bị đai học của một số trường đại học ví dụ đại học Kansai thì bạn sẽ phải nộp một bộ hồ sơ vào trường. Sau đó, trường sẽ báo kết quả của việc xét tuyển (gồm hồ sơ + phỏng vấn). Khi bạn đậu, trường sẽ yêu cầu đóng học phí trước rồi trường mới xin tư cách lưu trú (COE) thay cho bạn (khi viết đơn đăng ký bạn check vào ô "Nhờ trường xin tư cách lưu trú thay" vv).

Bộ hồ sơ mà trường gửi kết quả đậu thường gồm có:
- Giấy thông báo đậu có tên bạn và con dấu của trường
- Hướng dẫn đóng học phí và thủ tục nhập học, một bản tiếng Anh, một bản tiếng Nhật
- Đơn xin vào ký túc xá và tài liệu giới thiệu ký túc xá

Đóng tiền sang Nhật mà không có COE

Bạn mang giấy thông báo đậu (kèm bản dịch nếu cần) + hướng dẫn đóng học phí và thủ tục nhập học ra ngân hàng đóng tiền.

Lưu ý: Chỉ mang VND tới và đóng theo hướng dẫn trong tờ hướng dẫn (cách ghi nội dung chuyển tiền, phương pháp vv). Bạn thường phải đóng cả phí nhận tiền bên Nhật theo như hướng dẫn.
>>Xem kỹ Hướng dẫn đóng học phí du học Nhật Bản

Có thể không phải nhân hàng hay chi nhánh nào cũng biết nghiệp vụ này nên hãy gọi điện vv để xác nhận trước nhé.

Một số ngân hàng có thể đóng:
- Sài Gòn: ACB, Vietcombank vv
- Đà Nẵng: Vietinbank vv

(C) iSea Saromalang

Tuesday, June 26, 2018

Điều kiện để thực tập sinh Nhật Bản về nước quay lại Nhật du học

Hướng dẫn du học Nhật Bản 2019 ~ cho các bạn thực tập sinh (tu nghiệp sinh trước đây) đã về nước

Xin hãy xem thông tin tại trang Thực tập sinh Nhật Bản về nước.

Điều kiện để thực tập sinh tại Nhật Bản đã về nước quay lại Nhật để du học là như sau:

Điều kiện 1: Đã về nước 1 năm trở lên
Điều kiện 2: Trong 1 năm này đã xin việc đi làm

Nói ngắn gọn về chương trình thực tập sinh thì đây là chương trình giữa chính phủ hai nước, một nước gửi "thực tập sinh" sang Nhật học nghề để mang kỹ thuật về phát triển đất nước. Do đó, bạn phải "đi làm" để truyền lại kiến thức, kỹ năng học được.

Đây cũng là lý do mà thực tập sinh về nước khó quay lại Nhật du học, mặc dù không hề có luật nào cấm thực tập sinh đã về nước du học tại Nhật.

Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ thì khó có thể đậu nếu không biết cách thức xét tuyển hồ sơ tại Nhật và cách vượt qua điều kiện "về nước truyền lại kỹ năng, kinh nghiệm đã học tại Nhật Bản" theo tiêu chí chương trình thực tập sinh như trên.

Đối tượng không bị áp dụng

Nếu bạn đi thực tập, học nghề hay xuất khẩu lao động vv ở một nước khác không phải Nhật Bản thì không bị các hạn chế này. Ví dụ bạn đã đi lao động tại Hàn Quốc về nước thì không cần quan tâm.

Nếu bạn sang Nhật "lao động" nhưng không phải là thực tập sinh, ví dụ sang đó với visa dạng kỹ sư nhưng thực chất làm công việc của công nhân hay kỹ sư nông nghiệp sang làm công việc chân tay ở nông trại thì bạn không bị áp dụng quy chế trên.

Để các bạn thực tập sinh Nhật Bản về nước nộp hồ sơ du học thành công


Bạn phải khôn ngoan chọn vùng và chọn trường dễ đậu (iSea sẽ tư vấn), tránh các Cục Nyukan mà xác suất đậu rất thấp.

Hồ sơ của bạn phải hợp lý với quá trình đã thực tập: Có chứng nhận đã đi làm sau khi về nước.

iSea sẽ tư vấn các bạn làm hồ sơ hợp lý cũng nhưng viết lý do quay lại Nhật Bản du học cho các bạn đăng ký.
Mark @ iSea Saromalang

Chính sách mới về chi phí hồ sơ du học từ năm 2018

Kể từ các kỳ du học Nhật Bản 2018, iSea áp dụng chi phí bình đằng cho các bạn đăng ký. Vẫn có các ưu đãi nhưng áp dụng chung cho các bạn đáp ứng một số điều kiện nhất định, tùy theo chương trình du học (trường Nhật ngữ hay học dự bị đại học = bekka).

Điều này là để đảm bảo tính CÔNG BẰNG cho các bạn du học. Bởi vì với các bạn có học lực giỏi hay tiếng Nhật tốt thì sang Nhật các bạn đã có lợi thế to lớn ngay từ đầu. Nhiều bạn còn xin được học bổng nên tiết kiệm được một ít chi phí cũng không có nhiều ý nghĩa. Với các bạn tiếng Nhật chưa tốt (trình độ sơ cấp vv) vv thì cần phải có điều kiện tài chính tương đối tốt thì việc du học mới có thể thành công.

Việc giảm giá cũng thường dẫn tới nhiều hệ quả tiêu cực như:
- Ý chí du học không cao nên hay hủy giữa chừng
- Quá chú tâm vào chi phí (dù chi phí tại iSea đã rất phải chăng so với thị trường) mà quên mục tiêu chính là du học
- Đậu nhưng không đi du học (lý do là quyết tâm không cao vv)

Tuy là áp dụng mức phí công bằng cho các bạn nhưng các bạn vẫn có lợi thế do iSea vẫn ưu đãi chung cho các bạn đăng ký tùy theo chương trình du học. Mức chi phí và ưu đãi này được gửi cho các bạn ngay từ đầu để các bạn quyết định có đăng ký hay không. Một số trường hợp đặc thù như thực tập sinh về nước thì sẽ có chi phí cao hơn do hồ sơ xác suất đậu khó hơn.

Các bạn có thể check chi phí trọn gói tại Fee.

Chính sách chi phí hồ sơ du học Nhật Bản kể từ 2018

Điều 1: Mục đích
Để làm hồ sơ du học với chất lượng cao nhất và tập trung để tư vấn du học Nhật Bản thành công, dễ dàng, an toàn và yên tâm.

Mức chi phí là mức giá có lương tâm, nỗ lực để có chi phí thấp nhất cho các bạn đăng ký mà vẫn đảm bảo chất lượng hồ sơ cao nhất cũng như sự tư vấn tốt nhất.

Điều 2: Chi phí hợp lý và công bằng cho các bạn du học

Đảm bảo sự công bằng và đem lại sự thân ái, sự trải nghiệm tốt hơn cho các bạn du học. (Cần nhớ là du học đòi hỏi có năng lực học tập, có ý chí, điều kiện tài chính tốt vv)

Đối với iSea, việc áp dụng mức phí đồng đều giúp tiết kiệm thời gian và thực sự sàng lọc được các bạn có ý chí, mindset tốt để du học, giúp iSea tập trung tư vấn chiến lược học tiếng Nhật đúng đắn và chiến lược du học thành công.

Điều 3: Mức chi phí được gửi cho người đăng ký ngay từ đầu

Việc tư vấn bắt đầu sau khi iSea gửi chi phí và người đăng ký đồng ý mức chi phí này. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian và có thể tập trung vào việc tư vấn chiến lược, mindset du học an toàn, thành công. iSea cũng tư vấn cả chiến lược xây dựng sự nghiệp để có cuộc sống an nhàn, thư thái!

Điều 4: Việc tư vẫn là miễn phí và luôn luôn như thế

Mức chi phí là thời gian để làm hồ sơ. Việc tư vấn tại iSea là miễn phí và luôn miễn phí dưới nhiều hình thức:
- Tư vấn chung về du học,về lối sống, về mindset vv tại hệ thống trang web này
- Tư vấn trực tiếp cho các bạn đăng ký

iSea chỉ tư vấn trực tiếp cho các bạn đăng ký làm hồ sơ tại iSea. Lý do: Việc tư vấn chung cho tất cả mọi người thì đã làm trên web. Với các bạn có lòng nhiệt huyết làm hồ sơ tại iSea thì iSea sẽ tập trung tư vấn con đường học vấn, cách học để thành công, tư vấn nghề nghiệp, sự nghiệp vv vì các bạn đã chứng tỏ được ý chí và quyết tâm du học.

Trước đây, iSea cũng tư vấn mà không yêu cầu điều gì, kết quả là tốn thời gian mà nhiều bạn ... không đi du học, chỉ là tìm hiểu nếu có vẻ tốt thì mới cân nhắc. Như vậy tốn khá nhiều công sức tư vấn. Thay vào đó, iSea tư vấn cho các bạn thật sự muốn đi du học sẽ tốt hơn nhiều.

Ghi nhớ

Việc tư vấn chỉ là tư vấn. Với các bạn tư vấn xong mà không đăng ký cũng không sao. Ngoài ra, các bạn cũng nên tư vấn ở một số nơi (hoặc là đọc kỹ thông tin trên trang web iSea Saromalang vốn đã cung cấp đầy đủ thông tin) rồi chọn một nơi mà bạn thấy tin tưởng làm hồ sơ. Việc tư vấn đôi khi còn cần ít "duyên" (縁 EN) nữa. Thường thì tư vấn là miễn phí nên các bạn hãy tư vấn trước rồi mới quyết định.

Tại iSea thì sẽ tư vấn sơ bộ trước, rồi gửi chi phí cho các bạn để các bạn quyết định. Khi quyết định làm hồ sơ tại đâu xin đừng nghĩ nhiều về thời gian iSea đã bỏ ra tư vấn mà hãy ra quyết định tốt nhất cho bạn. Bạn có thể không đăng ký du học, hay đăng ký ở chỗ khác vv.

Việc tư vấn là hoạt động định kỳ của iSea và cũng là niềm vui. Thông qua việc tư vấn cho khách hàng thì iSea mới nắm rõ tâm tư, nguyện vọng, những điểm thuận lợi và không thuận lợi để tìm ra cách tư vấn tốt hơn, tìm ra các chương trình du học tốt hơn thông qua quá trình tương tác với các bạn.

Suy cho cùng, thời gian là để gặp gỡ mọi người và cảm thấy vui vẻ thôi. Nhưng iSea đề ra dòng chảy hợp lý trên đây là để có thể tập trung cho các bạn có dự định du học thật sự.

Nếu có thời gian, iSea vẫn viết bài tư vấn đều đều. Trong tương lai, iSea sẽ xây dựng nên ĐẠO DU HỌC, trong đó có công sức không nhỏ của các bạn tới tư vấn.

Đạo du học là để mọi người đi du học một cách tự nhiên, sống vui vẻ một cách tự nhiên và thành công, hạnh phúc một cách tự nhiên.
Mark @ iSea

Thursday, June 14, 2018

Quiz về cách sử dụng điện thoại công cộng tại Nhật Bản

Thông tin về gọi điện thoại công cộng tại Nhật:
>>Cách gọi điện thoại công cộng tại Nhật
>>Đồng xu và tiền Nhật

Làm bài quiz về sử dụng điện thoại công cộng tại Nhật Bản



Câu 1: Để gọi điện thoại công cộng, cách nào sau đây đúng?
Nhấc ống nghe lên, nghe thấy tiếng “tút” thì bỏ xu vào và quay số
Bỏ xu vào, nhấc ống nghe lên, nghe thấy tiếng “tút” thì quay số
Nhấc ống nghe lên, quay số, khi kết nối rồi thì mới bỏ xu vào
Nhấc ống nghe, quay số và gọi vì điện thoại công cộng ở Nhật miễn phí

Câu 2: Những đồng xu nào sau đây có thể gọi điện thoại công cộng được?
1 yen, 5 yen, 10 yen
5 yen, 10 yen, 50 yen
50 yen, 100 yen, 500 yen
10 yen, 50 yen, 100 yen

Câu 3: Điện thoại cố định (điện thoại bàn) sẽ có mã vùng (tiếng Nhật gọi là 市外局番=しがいきょくばん [thị ngoại cục phiên]) ví dụ khu vực bắc Kanto là 02, nam Kanto (Tokyo) là 03 và 04, Hokkaido là 01, Kyushu là 09, Osaka là 06. Câu hỏi là trường hợp nào sau đây cần thêm mã vùng khi quay số?
Gọi từ điện thoại công cộng tới điện thoại cố định ngoài khu vực
Gọi điện thoại công cộng tới điện thoại cố định trong cùng khu vực
Gọi từ điện thoại công cộng tới điện thoại di động
Gọi từ điện thoại cố định tới điện thoại di động

Câu 4: Giả sử bạn bỏ vào đồng xu 100 yen và gọi hết 50 yen. Bạn sẽ nhận lại được:
0 yen
50 yen
100 yen
40 yen

Câu 5: Giả sử bạn bỏ xu để gọi điện theo thứ tự 50 yen, 100 yen, 10 yen, 10 yen (tổng 170 yen). Cuộc gọi của bạn tốn hết 60 yen. Khi dập máy, điện thoại sẽ trả lại cho bạn:
110 yen
100 yen
70 yen
20 yen

Câu 6: Bạn chỉ có thể nhận lại được các đồng xu mà bạn đã từng bỏ vào. Đúng hay sai?
Đúng
Sai
Sai nếu có tiền thối cần trả lại
Đúng nếu không có tiền thối cần trả lại

Câu 7: Thứ tự bỏ đồng xu vào không quan trọng vì máy sẽ trả lại tiền thối sau khi đã trừ tiền cuộc gọi.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Máy không trả lại tiền thối

Câu 8: Nếu cuộc gọi không được bắt máy, bạn sẽ nhận lại:
Mất hết tiền xu đã bỏ vào
Nhận lại hết trừ đồng xu đầu tiên
Toàn bộ tiền xu đã bỏ vào trừ phí ban đầu
Toàn bộ tiền xu đã bỏ vào

Câu 9: Giả sử bạn bỏ vào đồng 10 yen và gọi điện. Khi sắp hết thời gian, điện thoại sẽ:
Không báo gì, nên phải bỏ tất cả xu lúc ban đầu
Kêu "tút" rồi ngắt cuộc gọi luôn do hết tiền
Kêu “tút” để bạn cho tiếp xu vào
Kêu "tút" nhưng không nhận thêm xu giữa chừng cuộc gọi

Câu 10: Nếu không có điện thoại di động, chắc chắn 100% bạn sẽ không thể xin việc làm thêm.
Tuyệt đối đúng
Thường là thế
Thường là sai
Tuyệt đối sai

Câu 11: Có thể dễ dàng tìm thấy điện thoại công cộng ở khu vực bạn sống trong nước Nhật không?
Ở đâu cũng có
Quá dễ dàng
Không quá dễ dàng
Rất khó tìm

Câu 12: Có thể dùng thẻ prepaid gọi quốc tế bằng điện thoại nào?
Chỉ điện thoại di động
Chỉ điện thoại công cộng
Chỉ điện thoại cố định
Bất cứ điện thoại nào kể cả điện thoại công cộng

Câu 13: Điện thoại công cộng có hiện số cùng mã vùng khi gọi vào di động, người nghe sẽ biết bạn gọi từ địa phương nào và trong một số trường hợp có thể gọi lại cho bạn, đúng hay sai?
Không đúng, thường hiện là "điện thoại công cộng" (公衆電話) hoặc "không thể thông báo số" (通知不可能) vv
Đúng
Có hiện số và mã vùng nhưng không gọi lại được
Không hiện số nhưng có thể gọi lại được

Câu 14: Có thể đổi từ tiền giấy ra tiền xu ví dụ tại quầy sân bay vv để gọi điện thoại công cộng, đúng hay sai?
Đúng
Sai
Không cần vì có thể gọi trực tiếp bằng tiền giấy
Không cần vì gọi điện thoại công cộng từ sân bay là miễn phí

Câu 15: Có thể mua nước tại máy bán hàng tự động để đổi tiền lẻ. Chỉ cần cho ví dụ tờ 1000 yen vào và mua nước thì sẽ nhận được tiền thối bằng xu. Đúng hay sai?
Đúng, vì máy bán hàng nhất định thối tiền
Sai, vì máy bán hàng không thối tiền
Sai, vì máy bán hàng chỉ nhận tiền xu
Sai, vì máy bán hàng chỉ thối tiền giấy không thối tiền xu

Câu 16: Để có tiền xu gọi điện thoại công cộng, nếu dùng tờ 1000 yen để mua chai nước 120 yen thì có lợi hơn mua chai nước 100 yen vì chai nước 120 yen bạn sẽ được thối 880 yen tiền xu trong đó có 80 yen xu lẻ nhỏ hơn xu 100 yen còn mua chai nước 100 yen thì có thể chỉ được thối lại xu 100 yen và 500 yen. Đúng hay sai?
Đúng, vì nhiều xu lẻ sẽ lợi hơn khi gọi điện thoại
Đúng, vì cho nhiều xu lẻ thì sẽ gọi được lâu hơn với cùng số tiền
Sai, vì điện thoại công cộng sẽ thối lại đầy đủ chỉ tính phí cuộc gọi
Sai, vì dùng tiền giấy gọi điện thoại công cộng sẽ được thối đầy đủ

Quiz về con dấu cá nhân tại Nhật Bản

>>Chuyện con dấu cá nhân khi sống ở Nhật

LÀM QUIZ VỀ CON DẤU CÁ NHÂN TẠI NHẬT

Câu 1: Con dấu cá nhân trong tiếng Nhật gọi là gì?
Hanko (ハンコ hay 判子)
Inkan (印鑑)
Sain (サイン)
Shiru (シール)

Câu 2: Vì sao tôi phải có con dấu cá nhân ở Nhật?
Vì ai cũng có nên tôi cũng phải có
Vì ở Nhật không dùng chữ ký chỉ dùng con dấu
Vì các thủ tục như đăng ký tài khoản ngân hàng, điện thoại vv cần con dấu
Không bắt buộc phải có con dấu, chỉ chữ ký cũng được

Câu 3: Tôi có thể tự đặt làm con dấu cá nhân không?

Không
Có với điều kiện trường chứng nhận
Có với điều kiện trung tâm hành chính chứng nhận

Câu 4: Tôi có thể mua con dấu cá nhân ở hàng 100 yen để dùng không?
Được
Được, chỉ trong trường hợp trùng tên với tôi
Được, nhưng không được dùng cho thủ tục hành chính, ngân hàng vv
Không được

Câu 5: Các con dấu ở hàng 100 yen nếu trùng tên (ví dụ Yamada) thì sẽ giống hệt nhau và dùng thay được.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Quan sát mới biết

Câu 6: Thông thường trường Nhật ngữ sẽ mua giùm con dấu cá nhân nếu có nhu cầu và giá con dấu thường là 1,000 – 2,000 yen.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Đúng, nhưng không được chọn tên

Câu 7: Một người có thể có nhiều con dấu với các mục đích khác nhau.
Đúng
Sai
Như thế là phạm pháp
Như thế không phạm pháp nhưng không tốt

Câu 8: Đi làm tài khoản ngân hàng sẽ cần con dấu cá nhân.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Ngân hàng có thể miễn nếu tôi ký tên chuẩn mực

Câu 9: Tôi có thể làm thủ tục thay đổi con dấu cá nhân (ví dụ sau khi bị mất con dấu) tại ngân hàng.
Đúng, tới ngân hàng thông báo và điền form cùng con dấu mới
Đúng, phải ra trung tâm hành chính (quận vv) xin chứng nhận đánh mất
Đúng, cảnh sát xin chứng nhận đánh mất
Sai

Câu 10: Nếu mất con dấu cá nhân dùng trong việc giao dịch ngân hàng, tôi phải báo ngay cho ngân hàng đồng thời làm thủ tục đổi sang con dấu mới.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Đây là trách nhiệm ngân hàng

Câu 11: Nếu mất con dấu cá nhân dùng đã đăng ký với ngân hàng và kẻ xấu nhặt được thì chắc chắn là tôi sẽ mất tiền gửi trong ngân hàng.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Tôi có thể bắt đền ngân hàng

Câu 12: Khi ký giấy tờ chỉ cần dùng con dấu cá nhân là đủ, không cần phải ký tên và ghi đầy đủ họ tên nữa.
Đúng
Sai
Tôi không biết
Tùy mỗi nơi mỗi khác

Saturday, June 2, 2018

Vì sao người giàu giàu hơn người nghèo?

Vì người giàu nhiều tiền hơn người nghèo? Hẳn nhiên rồi.

Nhưng đó chỉ là kết quả chung. Người giàu giàu hơn người nghèo chủ yếu vì đầu óc họ mơ mộng hơn và tâm hồn họ bay bổng hơn. Vì họ có nhiều thời gian riêng và không gian riêng phát triển bản thân hơn.

Đây là lý do mà họ làm ít hơn mà lại kiếm nhiều hơn. Có tư liệu sản xuất là một phần thôi. Vì vẫn có nhiều người khởi nghiệp thành công, và cũng có nhiều người thừa kế lụn bại.

Bạn càng ít nghĩa vụ, trách nhiệm, việc phải làm thì bạn càng giàu có và hạnh phúc.

Người nghèo lại rất nhiều thứ này.

Họ có trách nhiệm với cha mẹ, con cái. Cha mẹ và con cái của họ lại toàn vấn đề và toàn gây rắc rối.

Họ có trách nhiệm sùng bái và nuôi dưỡng lãnh đạo của họ. (Đóng góp nhờ lạm phát cũng là cách tốt)

Cuộc đời họ nhìn chung là một đống việc phải làm. Thậm chí, họ còn có trách nhiệm làm từ thiện, "lá lành đùm lá rách" với người nghèo hơn họ nữa.

Trẻ thì sống vì cha mẹ. Già thì sống vì con cái. Khi vỡ mộng về cuộc đời thì sống vì người nghèo.

Thời gian dành cho công việc và cho bản thân rất ít. Mà muốn có cũng không có, rất nhiều người sẵn sàng làm phiền và lấy thời gian của họ, nhất là cha mẹ họ.

Nếu muốn làm giàu thì càng phải dành thời gian cho bản thân và phát triển kỹ năng mới đúng. Càng nghèo thì lại càng nên làm thế. Nhưng mà phải tự lập mới làm thế được. Đến tết không về nhà lại tủi thân, cảm thấy cô đơn, cay đắng thì sẽ khó mà thoát nghèo, hoặc phải rất cơ cực để thoát nghèo mà cũng không thoát nghèo bền vững.

Đầu óc mơ mộng, tâm hồn bay bổng và bản năng sinh tồn

Đầu óc mơ mộng để bạn có thể chịu đựng nghịch cảnh trong cuộc đời mà không cảm thấy đau đớn.

Tâm hồn bay bổng là để bạn có rất nhiều ý tưởng, lý tưởng để theo đuổi và sống phấn khích mỗi ngày.

Bản năng sinh tồn là để bạn có thể sống tốt trong cuộc đời.

Dreaming soul

Đây là giá trị quan của con người đích thực. Chẳng có gì gọi là trách nhiệm với người khác ở đây cả. Bạn không nên chịu trách nhiệm gì trong cuộc đời nếu muốn sống thư thái. Tôi cũng không có trách nhiệm gì, cuộc sống của tôi về cơ bản là VÔ TRÁCH NHIỆM, hay đúng ra là miễn trách nhiệm.

Nếu muốn tôi có trách nhiệm với cha mẹ thì điều kiện là không được sinh ra tôi trên đời.

Nếu muốn tôi có trách nhiệm với đất nước thì lãnh đạo phải có trách nhiệm trước đi đã.

Tóm lại là có ba thứ này thì đảm bảo là sẽ sống thư thái thôi. Vì thế mà phải tự lập ngay từ đầu. Tốt nhất là sinh ra trong gia đình mà cha mẹ bận rộn và bạn có thời gian riêng, không gian riêng để chơi điện tử tối ngày.

Tôi khuyên thật các bạn trẻ: Chơi điện tử nhiều vào. Như thế mới nhanh tay, nhanh mắt và đầu óc mới mơ mộng được.

Còn để có bản năng sinh tồn thì phải tự lập từ nhỏ. Hãy tự chăm sóc bản thân. Đi du học từ sớm cũng là một cách nhưng trước đó đã nên tự lập rồi. Từ khi có nhận thức là nên tự làm mọi việc giúp bản thân được.

Tôi cũng hay nói về những đau đớn khôn siết trong cuộc đời nhưng thật ra thì bạn sẽ không cảm nhận được mấy. Vì đầu óc mơ mộng là thuốc giảm đau tốt nhất. Ngay cả trong nghịch cảnh tồi tệ, bạn vẫn tìm cách thoát ra được. Đây gọi là VƯỢT NGỤC hay THOÁT NGỤC. Cuộc sống chỉ là các màn vượt ngục và đây cũng là niềm vui tốt nhất.

Nếu có tâm hồn bay bổng thì bạn có nhiều thứ có thể làm tới cuối đời mà không chán, giúp cuộc đời bớt đi rất nhiều sự vô vị, tẻ nhạt. Hơn nữa, không cần phải đi tìm cứu rỗi trong tôn giáo, sau khi đã đau khổ cùng cực và mất hết niềm tin vì lối sống tư lợi theo đuổi vật chất thái quá.

Tất cả lại là do hoàn cảnh: Bạn có KHÔNG GIAN RIÊNG và THỜI GIAN RIÊNG cho bản thân không. Những đứa trẻ ngày xưa và ngày nay bị làm phiền rất nhiều, không được tôn trọng thân thể (sự tôn nghiệm thân thể) và nhân cách (sự tôn nghiêm nhân cách). Vì thế, đầu óc không mơ mộng và tâm hồn không bay bổng.

Lại thêm sự bao bọc thái quá, nên bản năng sinh tồn thấp. Lỡ có chiến tranh, địch họa, thiên tai, nhân họa là cuống cả lên, hành động cảm tính. Nếu không tự hại bản thân thì cũng sống gian khó.

Trong khi, ai mà chẳng có thể sống thư thái và hoành tráng. Dạo này chẳng còn thấy ai đau khổ hay phải đi làm quần quật mấy nữa nhỉ?
Mark