Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, November 17, 2017

Toàn cầu hóa phần 2: Nền kinh tế vỉa hè những người bị lãng quên trong toàn cầu hóa nạn nhân kép của chủ nghĩa tư bản

Nền kinh tế vỉa hè

Vì sao hình thành nền kinh tế vỉa hè (kinh tế hàng rong)? Vốn nước nghèo thì nền kinh tế chỉ là nông nghiệp, mối quan hệ là địa chủ - nông dân - tá điền. Cùng với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đô thị hóa, công nghiệp hóa, người ta dần mất đất theo nhiều cách. Ví dụ như nông nghiệp phá sản bán ruộng lên thành phố. Có hai thứ dẫn người ta gia nhập kinh tế hàng rong:
- Không có trình độ để làm công việc trí óc
- Không có kỷ luật để làm công nhân công nghiệp

Nền kinh tế này là nền kinh tế của người nghèo với nhau. Tức là người ta bán giá thấp nhất có thể chứ không quan tâm giá trong siêu thị nữa. Vì giá siêu thị thì quá cao so với người thu nhập thấp chẳng hạn. Hoặc người ta buộc phải bán giá rẻ hơn trong siêu thị, hay mang ra sát vỉa hè bán để tiện cho người mua.

Vì không có trình độ, không có kỷ luật nên cứ phải bám vỉa hè mãi, và vì bán rẻ nên cũng chẳng tích lũy được để mua nhà mua đất kinh doanh.

Nền kinh tế này không mất đi cùng toàn cầu hóa. Vì toàn cầu hóa (thực chất là chủ nghĩa tư bản ngoại quốc) chỉ trả công cho người làm trong nhà máy để họ sống, mà không phải ai cũng có kỷ luật đủ hay có sức khỏe đủ để làm trong nhà máy. Những người không đủ tiêu chuẩn làm việc trong nền công nghiệp buộc phải hình thành một nền kinh tế riêng, gọi là kinh tế vỉa hè để phục vụ lẫn nhau. Ngoài ra, toàn cầu hóa không đảm bảo là sẽ công nghiệp hóa tới mức hấp thu hết số lao động dư thừa, những người dư thừa thì buộc phải bán hàng rong thôi.

Những người bị lãng quên hoàn toàn trong toàn cầu hóa

Trong cương lĩnh tranh cử của ông Đỗ Nam Trung (Donald Trump) thì có nói tới "những người Mỹ bị lãng quên" trong toàn cầu hóa: Tầng lớp trung lưu xây nên nền kỹ nghệ Mỹ nhưng lại bị cướp hết việc làm bởi người Ấn, người China. Vì thế, ông Trung đề ra mục tiêu cô lập hóa, đưa việc làm trở lại Mỹ, để những người Mỹ bị lãng quên không còn bị lãng quên nữa.

Bị lãng quên như người Mỹ (da trắng) như thế đã phúc! Vì họ vẫn còn trợ cấp xã hội. Chẳng qua họ rơi vào vòng đói nghèo con cái không được học hành thì lại tiếp tục sống nghèo. Họ không muốn thế, vì họ là người da trắng. Vì có một số người cố gắng nhập quốc tịch chỉ để được nhận trợ cấp rồi đi làm móng chui và trốn thuế, rồi gửi tiền ra nước ngoài.

Ở nước nghèo những người thuộc nền kinh tế vỉa hè bị lãng quên hoàn toàn. Vì họ chỉ buôn bán với nhau (chiếm dụng vỉa hè), hầu như không đóng thuế, và thật ra cũng chưa chắc thuộc đối tượng đóng thuế. Không ai lo hay quan tâm tới họ, vì người ta còn bận tham gia toàn cầu hóa  và trả nợ vay quốc tế. Họ không có lương hưu, không có bảo hiểm, chỉ trông chờ vào con cháu. Con cháu họ cũng không học hành đầy đủ, lại còn phải è cổ ra gánh ông bà cha mẹ (không lương hưu, không phúc lợi) nên cứ nghèo mãi. Định luật kinh tế: Người nghèo sẽ tiếp tục nghèo.

Một bộ phận sẽ buôn ma túy, phạm tội, làm xã hội đen vv. Vì cũng chẳng biết làm gì vui cho hết đời.

Ngoài ra, con cái họ cũng hiếm khi có đủ KỶ LUẬT và KHẢ NĂNG TẬP TRUNG để làm công nhân nhà máy. Nên chỉ có thể làm những công việc ít kỷ luật, không cần tập trung, thậm chí có thể phì phèo thuốc lá mọi lúc mọi nơi, nên thường lương thấp chỉ đủ sống qua ngày. Không có tương lai gì cả. Thanh niên như thế chúng ta gặp nhan nhản ngoài đường: Thích lạng lách, rồ ga, tạt đầu, dinh dưỡng không tốt vv.
KỶ LUẬT (紀律 KIRITSU) và KHẢ NĂNG TẬP TRUNG (集中力 SHUUCHUURYOKU) là hai thứ không thể thiếu nếu muốn thành công trong chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường tự do.

Sự nghèo đói, quẫn trí, xích mích gia đình, bấp bênh về tương lai, mất niềm tin vv là những thứ bủa vây người nghèo. Họ bị các căn bệnh kỳ lạ do thiếu dinh dưỡng và lối sống không lành mạnh.

Tất cả chỉ là do HOÀN CẢNH. Đã sinh ra trong hoàn cảnh như thế thì thiếu dinh dưỡng, không được giáo dục tốt và đầy đủ, chủ yếu là chỉ giáo dục "hiếu thảo với ông bà cha mẹ" và phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ. Với hoàn cảnh như thế thì nghèo đói là một định mệnh đúng không nhỉ? Ít ra làm người nghèo ở Mỹ, Nhật không có nghĩa vụ hiếu thảo, phụng dưỡng ông bà cha mẹ.

Nạn nhân kép của chủ nghĩa tư bản

Ngày nay, hầu hết quá trình kinh tế đều là chủ nghĩa tư bản và kinh tế thị trường. Đừng nói với tôi là bạn vẫn còn sản xuất theo kế hoạch và bán theo giá nhà nước ấn định nhé! Vì chỉ còn một số mặt hàng là độc quyền, và một số doanh nghiệp là sống đời không lo chuyện lỗ lãi thôi. Đã là doanh nghiệp tư nhân, hay doanh nghiệp nước ngoài mà thua lỗ liên tiếp thì sẽ có ngày bán cả hãng hoặc phá sản thôi.

Nên có lẽ về mặt kinh tế bạn là công dân của chủ nghĩa tư bản.

Vì sao là nạn nhân kép?

Trước hết nói về nạn nhân đơn của chủ nghĩa tư bản: Tầng lớp trung lưu và công nhân của các nước tư bản phát triển. Họ bị toàn cầu hóa cướp công ăn việc làm. Bù lại, họ được chính phủ trợ cấp chủ yếu vì họ có quyền bỏ phiếu: Rất có thể họ bỏ phiếu cho đảng đối lập. Ít ra, họ vẫn đủ tiền để mua hàng China giá rẻ, sống an toàn, thực phẩm ổn, môi trường xã hội lành mạnh, chỉ không mấy hạnh phúc và bị rơi vào bẫy đói nghèo thôi.

Chính phủ của họ vẫn còn quan tâm tới họ để đảm bảo an sinh xã hội và quan trọng hơn là vẫn phải gom phiếu của họ.

Nạn nhân kép là thế nào? Đã bị lãng quên bởi toàn cầu hóa lại còn không có phúc lợi (lương hưu và chăm sóc y tế). Số phận của nạn nhân kép rất khủng khiếp với sự đói nghèo và những căn bệnh kỳ lạ.

Họ chỉ còn trông chờ và con cháu và sự tương thân tương ái và nhận trợ giúp thông qua quyên góp mà thôi.

Chủ yếu là trông chờ vào con cháu, nếu may mắn có con cháu tốt. Còn không thì nhờ cứu trợ xã hội lúc có lúc không.

Chưa kể nỗi thống khổ về tinh thần khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn mà họ lại nghèo nhất: Chỉ cần nhìn vào người trung bình làm công ty nước ngoài là đã thấy khác hẳn, đừng nói kiểu "con ông cháu cha máu mặt" tiền nhiều như thác.

Vì thế, họ còn bị thêm "phức cảm tự ti người nghèo". Đây cũng là dạng phức cảm tự ti điển hình ở nước nghèo. Từ đó sinh ra phương trình Người nghèo = Người tốt. Người ta làm video ca ngợi người nghèo, ca ngợi luật nhân quả, gia nhập tôn giáo nghèo (chủ yếu thuyết pháp lòng hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ). Mỗi ngày họ bịa ra một chuyện về đừng đánh giá người khác qua bề ngoài và người nghèo luôn là người tốt, luật nhân quả luôn đúng.

Ngoài ra, họ còn cảm giác bị lợi dụng: Có những anh tài xế đi xe sang nhưng vẫn mua gói xôi lề đường, ăn xong xả rác tại chỗ. Văn hóa thấp như thế mà lại có xe sang để đi thì đời quả là bất công.

Về cơ bản thì họ là NẠN NHÂN CỦA TOÀN CẦU HÓA. Bị bần cùng hóa cùng với công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, làm giàu cho rất nhiều "đại ca" (bằng cách lấy đất của họ làm dự án) nhưng không tham gia được các quá trình này và bị gạt ra ngoài.

Tất cả chỉ là do hoàn cảnh.

Trong bài này tôi chỉ muốn nói rằng: Nếu không có tri thức, học vấn và ngoại ngữ, bất kỳ ai cũng có thể rơi vào vòng đói nghèo. Vấn đề không hẳn là trí tuệ, vì trong hoàn cảnh đói nghèo, bị cha mẹ thúc ép phải đổi đời bằng học tập (cưỡng chế học tập), bị cha mẹ định hướng theo con đường tư lợi hoặc sai lầm, thì ai mà học hành thành tài được nhỉ?

Muốn học tập bạn phải ở trong hoàn cảnh tốt: Có không gian riêng, thời gian riêng để học tập. Ít ra, cha mẹ bạn phải là người hiếu học và coi trọng học vấn đã.

Vì sao bạn phải hiểu những điều này?

Bạn phải hiểu là nền kinh tế vỉa hè không bao giờ mất đi.
Bạn phải hiểu là họ đã bị lãng quên hoàn toàn, sống không lương hưu, chỉ nhờ cậy con cái.
Bạn phải hiểu là họ bị những căn bệnh kỳ lạ do thiếu dinh dưỡng và điều kiện sống hiểm nghèo.

Chỉ để hiểu bản chất căn nguyên và không trở nên thương cảm.

Vì nếu bạn không hiểu và thương cảm, bạn mất hết trí tuệ và tâm hồn cho họ. Tôi thấy vô số người tốn rất nhiều thời gian cứu giúp họ, công việc mà lẽ ra lãnh đạo của họ phải làm, và cuối cùng trở nên cay đắng.
Định luật cuộc sống: Chơi với người thất bại sẽ thất bại.
Chơi với người đau khổ sẽ đau khổ.
Bạn phải nhớ kỹ định luật này, tôi thống thiết khuyên các bạn như thế. Đừng làm người tốt bất mãn hay cay đắng nhé. Vì bạn sẽ thất bại và đau khổ theo.

Tôi không nói là không giúp đỡ, mà không thương cảm. Thật ra, nếu muốn giúp đỡ thì phải thay đổi cơ cấu xã hội chứ không thể giúp đỡ cá nhân mà thành công được. Số phận của họ có lẽ là con cái họ gánh chịu mà thôi không phải việc của bạn.

Nếu bạn trót yêu một người trong số những người bị lãng quên thì hãy coi chừng. Có thể họ còn phải gánh thay cho cả nhà họ, và cơ bản bạn là người phải chi trả hết. Dù bạn có giàu có cỡ nào thì tới một lúc cũng chịu hết nổi, gia đình của bạn vẫn tan vỡ.

Vì chẳng ai bỏ được gia đình cha mẹ của mình cả đâu.

Rủi ro trong cuộc sống là như thế.

Hãy khiêm tốn: Tôi không thể giúp ai ngoài tôi cả. Tôi không giúp được bất kỳ ai ngoài kia, vì hoàn cảnh và số phận. Muốn thay đổi thì vẫn phải tự nhận thức hoàn cảnh và số phận của mình, sau đó làm việc bán sống bán chết kể cả trong khu công nghiệp hay lao động chân tay.

Vì chỉ có lao động mới có thể cứu rỗi cuộc đời mà thôi. Vì sao tôi phải làm việc cật lực mỗi ngày mà không phải vì tiền, vì sao tôi phải làm việc tới khi chết?
Mark

No comments:

Post a Comment