>>Hướng dẫn (tự) làm hồ sơ du học Nhật Bản (Yurika)
>>Phòng tránh trượt hồ sơ du học Nhật Bản do sổ ngân hàng 2017
Ghi nhớ về giấy tờ ngân hàng:>>Phòng tránh trượt hồ sơ du học Nhật Bản do sổ ngân hàng 2017
- Sổ phải đứng tên người bảo lãnh (người chu cấp cho bạn đi du học như cha/mẹ vv)
- Số tiền phải đủ để chu cấp cho việc du học, thường từ 500 triệu đồng trở lên
- Giấy tờ ngân hàng cần nộp gồm (1) Chứng nhận số dư ngân hàng và (2) Bản sao sổ có chứng nhận của ngân hàng
Tức là người bảo lãnh của bạn phải mở tài khoản hoặc sổ tiết kiệm tại ngân hàng và nộp 2 loại giấy tờ sau đây.
1. Tờ chứng nhận số dư ngân hàng
Người bảo lãnh tới ngân hàng đem giấy tờ tùy thân (chứng minh thư vv) theo xin ngân hàng cấp. Có thể ngân hàng sẽ tính phí.Bạn phải xin cấp giấy này trong thời gian nộp hồ sơ, các giấy cũ quá sẽ không còn hiệu lực. (Nên trong vòng 30 ngày so với thời điểm nộp hồ sơ sang trường.)
Lưu ý: Nếu người bảo lãnh có nhiều tài khoản (nhiều sổ tiết kiệm) thì tất cả các sổ sẽ được liệt kê luôn tại tờ chứng nhận số dư này.
Hình ảnh tham khảo:
Tờ xác nhận số dư tài khoản ngân hàng
2. Bản sao sổ ngân hàng có xác nhận của ngân hàng
Bạn có thể sao và nhờ ngân hàng đóng mộc treo lên. Bạn đem công chứng cũng được nhưng thường thì nhiều nơi không công chứng sổ ngân hàng, giấy tờ tài chính nên làm cách này là nhanh nhất. (Đôi khi cũng có bạn công chứng được sổ ngân hàng.)Lưu ý: Nếu người bảo lãnh dùng nhiều sổ ngân hàng để chứng minh năng lực tài chính thì cũng được. Cần nộp bản sao tất cả các sổ này, miễn là tổng số tiền đủ để chu cấp cho việc du học.
Hình ảnh tham khảo:
Bản sao sổ ngân hàng có mộc treo của ngân hàng
Các lưu ý của Saromalang về giấy tờ ngân hàng
Tờ chứng nhận số dư ngân hàng: Lưu ý phần chính tả tiếng AnhChỉ nên xin bản tiếng Việt, không nên xin bản song ngữ Anh - Việt hoặc bản tiếng Anh. Lý do: Nhiều tờ tiếng Anh bị sai chính tả dễ làm trượt hồ sơ (các trường Nhật ngữ cho biết có bạn bị trượt vì lỗi chính tả tiếng Anh). Đặc biệt là con số số dư bằng USD.
Ví dụ 23,456.78 USD phải là Twenty three thousand, four hundred fifty six dollars, seventy eight cents.
Tức là sau các chữ thousand hay hundred không có "s" (số nhiều). "Thousands" hay "hundreds" là sai ngữ pháp tiếng Anh.
Do đó, chỉ nên xin chứng nhận số dư tiếng Việt rồi chuyển ngữ tiếng Nhật (tại Saromalang).
Nếu có nhiều sổ ngân hàng nhỏ hoặc ở nhiều ngân hàng khác nhau
Hãy nộp bản sao và chứng nhận số dư của tất cả các sổ. Nếu các sổ là cùng ngân hàng và cùng một khách hàng (người bảo lãnh) thì tờ chứng nhận số dư sẽ liệt kê tất cả các tài khoản (sổ tiết kiệm) nên chỉ cần dùng một tờ chứng nhận số dư cho các sổ này. Nếu có tài khoản ở nhiều ngân hàng thì mỗi ngân hàng đều phải nộp giấy tờ tương ứng (chứng nhận số dư và bản sao sổ có xác nhận của ngân hàng).
Số lượng: Nộp 01 bản, giữ 01 bản
Nộp sang trường Nhật ngữ chỉ cần 01 bản mỗi loại giấy tờ tuy nhiên bạn nên xin 01 bản để giữ 1 bản ở nhà.
Với các bạn làm hồ sơ nếu có câu hỏi nào xin hãy hỏi trực tiếp Saromalang.
(C) Saromalang Overseas
No comments:
Post a Comment