Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, November 6, 2016

Hướng dẫn dịch vụ chứng minh tài chính du học tự túc Nhật Bản

Để đi du học tự túc tại Nhật Bản (tức là không phải du học dạng học bổng do chính phủ Nhật hay học bổng cơ quan, tổ chức nào đó đài thọ toàn bộ) thì bạn phải chứng tỏ gia đình bạn đủ điều kiện tài chính để chu cấp cho bạn trong suốt quá trình du học.
>>Hướng dẫn chung du học Nhật Bản

Phí chứng minh tài chính du học tự túc Nhật Bản 2017
CHỨNG MINH TÀI CHÍNH DU HỌC NHẬT BẢN 9,990,000 VND/BỘ HỒ SƠ ~
    ⇨SỔ NGÂN HÀNG 500 TRIỆU ~
    ⇨THU NHẬP NGƯỜI BẢO LÃNH 30 TRIỆU ~ × 3 NĂM
    ⇨GIẤY GIẢI TRÌNH HÌNH THÀNH NGUỒN TIỀN
       ↳Phân biệt doanh thu và lợi nhuận vv


Chi phí hướng dẫn chứng minh tài chính du học tự túc Nhật Bản

Tùy độ khó dễ của hồ sơ, ước lượng 10 ~ 15 triệu đồng/bộ hồ sơ (gồm hướng dẫn làm và kiểm tra tính nhất quán của hồ sơ chứng minh tài chính. Xem chi tiết bên dưới.

Vì chi phí này bằng hoặc lớn hơn cả chi phí làm hồ sơ du học tại Saromalang nên bạn nào đăng ký du học tại S sẽ có lợi thế (phí hướng dẫn chứng minh tài chính đã được bao gồm trong phí hồ sơ, nên thực phí hồ sơ chỉ khoảng 5 triệu đồng/hồ sơ đã bao gồm tiền dịch thuật.)

Chú ý: Chứng minh tài chính bên cạnh tiếng Nhật là những lý do khiến hồ sơ của bạn không được cấp COE. Nhiều bạn tự làm hồ sơ qua trường thường bị trượt bởi lý do chứng minh tài chính không hợp lý, nhất là do không phân biệt được doanh thu và lợi nhuận. Rủi ro lớn nhất khi tự mình làm hồ sơ là có thể bạn không đạt được nguyện vọng du học (dù trường Nhật ngữ có hướng dẫn sơ nhưng trường không thể hướng dẫn chi tiết cho cả trăm bạn, hơn nữa, đó là việc của bạn trường chỉ đưa ra danh sách giấy tờ phải nộp mà thôi).
Đặc biệt, chứng minh tài chính có thể làm trượt hồ sơ vì những lý do rất nhỏ nhặt như tính sai con số, sai tỷ giá ngoại tệ, nộp tờ khai thuế sai cách vv.

Sự khác nhau giữa đăng ký xin du học Nhật và du học Mỹ

Du học Mỹ: Bạn chuẩn bị bộ "hồ sơ chứng minh tài chính" để nộp cho đại sứ quán/lãnh sự quán Mỹ và phỏng vấn trực tiếp cũng như cấp visa ngay tại Việt Nam.
Du học Nhật: Bản chuẩn bị bộ "hồ sơ chứng minh tài chính" để nộp chung vào bộ hồ sơ du học, bộ hồ sơ du học này sẽ nộp sang trường Nhật ngữ và trường nộp lên Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản (tại Nhật Bản).

Nghĩa là, du học Nhật không có phỏng vấn visa tại đại sứ quán/lánh sự quán mà Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản sẽ xét hồ sơ để cấp cho bạn tư cách lưu trú (Certificate of Eligibility, COE) dạng lưu học hay không.

Bộ hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản gồm những gì?

Gồm hai thứ:
(1) Sổ ngân hàng: Thường có số dư từ 500 triệu đồng trở lên
(2) Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh (tức người chu cấp cho việc du học)
*Sổ ngân hàng phải là người bảo lãnh đứng tên.
**Trường hợp 2 người bảo lãnh (ví dụ cha và mẹ): Liên lạc chi tiết (vẫn phải đảm bảo (1) và (2) ở trên).

Sổ ngân hàng có cần phải lập trước 6 tháng không?
Từ ngày xưa thì khi du học Nhật Bản phải lập sổ trước 6 tháng. Tức là, ví dụ bạn du học kỳ tháng 10/2017 thì khoảng tháng 4/2017 sẽ làm và nộp hồ sơ nên bạn phải lập sổ từ tận ... 10/2017. Tuy nhiên, quy định ngày nay đã bãi bỏ việc này, tức là không phải lập sổ ngân hàng trước thời điểm nộp hồ sơ 6 tháng. Bạn có thể lập sổ mới ngay thời điểm làm hồ sơ du học, ví dụ du học kỳ 10/2017 (xem Lịch trình) thì làm sổ vào khoảng tháng 4/2017. Với các bạn đăng ký làm hồ sơ tại Saromalang, cần phải được hướng dẫn trước khi làm.
Miễn trách nhiệm: Saromalang cố gắng cung cấp thông tin đúng và khách quan, tuy nhiên, không làm hồ sơ dựa chỉ dựa trên thông tin tại đây. Saromalang không chịu trách nhiệm về bất kỳ điều gì bạn làm hay không làm, dựa trên thông tin tại đây. Hãy nhận tư vấn từ người làm hồ sơ du học cho bạn.

Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
Phải xin chứng nhận thu nhập 3 năm gần nhất.
Với người làm công ăn lương: Bảng lương 3 năm gần nhất.
Với người kinh doanh, vv: Chứng nhận thu nhập, nộp thuế vv.
Trường hợp khác: Cần tư vấn cụ thể.

Tại Saromalang sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn đăng ký dịch vụ hướng dẫn chứng minh tài chính và hãy đăng ký ở bên dưới.

Phân biệt doanh thu và lợi nhuận
Với người kinh doanh, bắt buộc phải phân biệt doanh thu và lợi nhuận. Người không phân biệt rất dễ trượt hồ sơ. Ngoài ra, quan điểm về doanh thu và lợi nhuận của người Việt và người Nhật khác nhau khá xa, nên nhiều bạn làm cẩn thận giấy tờ nhưng người Nhật nhìn vào lại thấy phi lý, vì thế đánh trượt. Vì cách suy nghĩ khác nhau xa nên kể cả đã phân biệt thì vẫn có thể trượt nếu không chứng tỏ sự hợp lý (ví dụ người Việt thường không tính công hay trả lương cho bản thân vv).

Bản giải thích quá trình hình thành nguồn tiền
Bạn phải giải trình nguồn gốc số tiền bạn kiếm được để đi du học tự túc tại Nhật Bản. Tùy trường mà có thể yêu cầu giấy này hay không. Với một số bộ hồ sơ, nhất thiết nên trình giấy này lên. Saromalang sẽ hướng dẫn cho các bạn ký hợp đồng tư vấn làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản.

Hướng dẫn đăng ký dịch vụ hướng dẫn chứng minh tài chính du học Nhật Bản tự túc

Bước 0: Chuẩn bị các thông tin cần thiết của bản thân và người bảo lãnh liên quan tới hồ sơ chứng minh tài chính. Saromalang đánh giá mức độ khó dễ của hồ sơ và báo giá.
Bước 1: Ký hợp đồng tư vấn hướng dẫn chứng minh tài chính. Trả trước 100% chi phí tư vấn (không hoàn lại bất kỳ lý do gì).
Bước 2: S hướng dẫn làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản một cách tốt nhất có thể tùy theo khả năng của S cũng như điều kiện khách quan của gia đình và người đi du học.
Bước 3: S kiểm tra lại bộ hồ sơ chứng minh tài chính lần cuối trước khi trao cho người đăng ký du học. Chấm dứt hợp đồng.

Để đăng ký hãy gửi email tới saromalang@gmail.com với tiêu đề "Đăng ký hướng dẫn tư vấn CMTC kỳ xx/yyyy". Trong đó xx/yyyy là kỳ bạn định du học, ví dụ 10/2017. Hoặc liên hệ trước qua mạng xã hội, Skype dưới trang này sau đó gửi email.

Hỏi đáp về chứng minh tài chính

Q: Tôi có thể nộp phí tư vấn khi nào, sau khi nộp lên trường hoặc khi có COE được không?
A: Không. Bạn phải nộp 100% ngay từ đầu (trừ các bạn làm hồ sơ du học tại Saromalang thì đã bao gồm trong phí hồ sơ).

Q: Tôi có thể nhận lại một phần hay toàn bộ phí chứng minh tài chính nếu không đậu COE không?
A: Không. Phí tư vấn không trả lại vì bất kỳ lý do gì.

Q: Nếu hồ sơ tôi trượt do chứng minh tài chính thì tôi có được đền bù lại tiền đã đóng, một phần hoặc toàn bộ, không?
A: Không. Phí tư vấn không được hoàn lại kể cả lý do trượt do chứng minh tài chính. Bởi vì Cục có thể gọi điện kiểm tra việc chứng minh tài chính của bạn và có rất nhiều lý do trượt, dù hồ sơ tại Saromalang thường là tốt nhất có thể. Ngoài ra, Saromalang cũng hướng dẫn cách trả lời chuẩn, đúng thực tế trong gói dịch vụ chứng minh tài chính du học.

Q: Tôi có thể nhận tư vấn trước rồi mới quyết định có làm hợp đồng tư vấn không?
A: Không. Các bạn chỉ đăng ký tư vấn chứng minh tài chính phải trả tiền trước với 100% số tiền.

Q: Saromalang có thể làm thay hồ sơ chứng minh tài chính không?
A: Không, đó là giả mạo hồ sơ. Saromalang không giả mạo hồ sơ mà chỉ hướng dẫn chứng minh tài chính đúng như thực tế, có thể kiểm tra được (vì lý do lương tâm và để hồ sơ của bạn có thể đậu để bạn có thể du học một cách yên tâm và an toàn).

Q: Nếu tôi đã nộp phí chứng minh tài chính du học, sau đó tôi hủy không nhận tư vấn, hay hủy không du học, hay có lý do khách quan khác không thể tiếp tục, vv, liệu tôi có thể nhận lại tiền không? (Lúc này tôi chưa nhận được tư vấn gì)
A: Không. Bạn vẫn mất 100% số tiền. Điều này đảm bảo bạn cần cân nhắc việc đi du học một cách nghiêm túc và chắc chắn. Nếu có lý do khách quan, đó là vấn đề của bạn không phải của Saromalang.

Q: Nếu đã đóng tiền phí tư vấn chứng minh tài chính (CMTC) du học, vì điều kiện khách quan nên không thể làm hồ sơ như Saromalang chỉ ra, thì tôi có nhận lại được tiền không?
A: Không. Vì thế bạn cần cân nhắc kỹ ngay từ đầu điều kiện khách quan của bạn.

Q: Nếu tôi đã đóng phí tư vấn kỳ này, nhưng tới kỳ sau tôi mới làm hồ sơ, thì tôi có được bảo lưu phí tư vấn không?
A: Có thể, tùy theo phán đoán của Saromalang. Tuy vậy, việc bảo lưu này không phải là nghĩa vụ của Saromalang. Nếu có lý do chính đáng thì Saromalang có thể sẽ xem xét bảo lưu cho bạn.
(C) Saromalang

No comments:

Post a Comment