Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, February 3, 2016

Lifestyle: Thực phẩm sạch

Vấn đề ô nhiễm thực phẩm đang là vấn nạn gây nhức nhối ở Việt Nam hiện nay. Thậm chí nhiều người tự hỏi: Thực phẩm sạch ở đâu? Làm thế nào mới không bị đầu độc? Hay nôm na "Ăn gì cho khỏi chết?".

Theo tôi thì câu hỏi này không chính đáng lắm. Ở Việt Nam muốn mua thực phẩm sạch thì khá dễ: SIÊU THỊ.

Thực phẩm chất lượng cao không thiếu, vấn đề chỉ là $$

Nếu bạn vào siêu thị thương hiệu nước ngoài thì có vấn đề gì đâu? Vấn đề của đa số mọi người là họ cố gắng mua đồ càng rẻ càng tốt ở các loại chợ truyền thống, thay vì vào siêu thị mua đồ. Hàng rẻ thì đương nhiên là thực phẩm bẩn rồi.

Đây chỉ đơn giản là VẤN ĐỀ KINH TẾ. Vì kinh doanh mà muốn duy trì thì phải có lời, nên để có thể cung cấp giá rẻ thì phải dùng hóa chất bảo quản. Nhiều người tiêu dùng muốn mua thực phẩm ngon, bắt mắt nhưng chỉ muốn mua giá thật rẻ và ra chợ mua cho nhanh khỏi phải xếp hàng, nên người bán mới tẩm hóa chất nhìn cho tươi và bắt mắt.

Tôi ở VN vẫn mua thực phẩm sạch bình thường chứ có phải hiếm tới mức không mua được đâu? Tất nhiên là bạn ăn hàng quán ngoài đường thì thực phẩm sẽ là thực phẩm rác và tiêu chuẩn vệ sinh thấp. Bạn sẽ nạp chất độc từ từ vào người sẽ có ngày sức khỏe gặp vấn đề. Đây không phải vấn đề tôi sẽ gặp phải. Vì tôi không ăn hàng lề đường hay quán ăn gia đình. Tôi chỉ ăn ở các hàng quán có thương hiệu nước ngoài hoặc đi siêu thị mua đồ nấu ăn.

"Chỉ mua thực phẩm có thương hiệu"

TƯ DUY NGHÈO VÀ SỰ LƯỜI BIẾNG

Những người đi chợ truyền thống đều biết thực phẩm chưa chắc sạch. Nhưng họ không muốn xếp hàng ở siêu thị. Ngoài ra, thực phẩm ở chợ thường rẻ hơn siêu thị nhiều. Chợ đáp ứng nhu cầu mua hàng rẻ và nhanh chóng, nhất là những bà nội trợ bận rộn: Đi làm công ty rồi còn về nhà chăm chồng chăm con chăm cả nhà.

Nhưng theo BÀI TOÁN KINH TẾ thì hàng hóa sẽ tốn chi phí sản xuất, bảo quản, vận chuyển, lưu kho, bán hàng, ... Giá cả ở siêu thị là GIÁ HỢP LÝ.

Muốn giá cả rẻ hơn thì bạn phải giảm chi phí bằng cách ... dùng hóa chất. Thịt vận chuyển đường xa đã thối ra, bỏ hóa chất vào thì tiết kiệm công bảo quản rất nhiều. Khỏi cần dùng xe lạnh và kỹ thuật bảo quản làm gì. Đương nhiên, thực phẩm này độc hại. (Nhiều khi cũng không độc hại ví dụ nếu chỉ sử dụng axit chanh, tuy nhiên, do nạp quá nhiều vào cơ thể mà thành độc hại.)

VẤN ĐỀ RỦI RO ĐẠO ĐỨC

Khi mua ở chợ, không có ai đảm bảo chất lượng (QA) cả. Hoàn toàn tùy thuộc lương tâm và tâm trạng của người bán. Việc này dẫn tới rủi ro nếu họ là người xấu ngay từ đầu hoặc đang tha hóa. Nếu họ cũng nghèo và không hạnh phúc, tại sao họ phải làm cho bạn hạnh phúc? Họ sẽ kiếm cách kiếm lời nhiều hơn bằng cách sử dụng thịt thối và tân trang lại.

Vì không có ai kiểm soát và không có máy đo đạo đức nên đây gọi là rủi ro đạo đức. Và bạn biết là nếu người ta đã làm việc xấu một lần mà kiếm được nhiều tiền hơn thì họ sẽ lặp lại thôi. Việc này giúp họ giải quyết (tạm thời) bài toán kinh tế của họ.

VẤN ĐỀ KHÔNG THƯƠNG HIỆU

Ở chợ thì chả sạp nào có thương hiệu. Người đi chợ cũng không phân biệt được thịt của sạp A với sạp B. Trong chợ chỉ cần 1 người gian lận thì cả chợ sẽ gian lận. Vì "không sợ mất uy tín, chỉ sợ không công bằng". Họ buộc phải làm thế vì người tiêu dùng cứ thấy rẻ là nhào vào mua, dù có bán hàng tốt cũng không ai mua.

Tức là xác suất cả chợ bán hàng lởm là rất cao (sẽ có điều chỉnh để sao cho khách hàng không phát hiện ra).

Bản chất là: Người mua hàng TƯ DUY NGHÈO. Họ cố gắng mua rẻ nhất có thể. Người bán đáp ứng bằng thực phẩm ... tân trang.

KHÔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Không ai có thời gian hay kỹ thuật để phát hiện thực phẩm bẩn cả. Nhưng chúng ta biết chúng bẩn. CHỈ CẦN NHÌN GIÁ LÀ BIẾT.

Tôi đã nói bản chất vấn đề không phải là thực phẩm bẩn hay lương tâm người bán mà là TƯ DUY NGHÈO CỦA NGƯỜI MUA. Nếu họ chịu mua hàng siêu thị với giá cao hơn thì sẽ có thực phẩm sạch thôi.

Nếu bạn mua đồ uống của Nhật chẳng hạn thì bạn hầu như sẽ không gặp rắc rối. (Thương hiệu trong nước thì tôi không chắc lắm, và tôi cũng không mua vì chúng không ngon và toàn đường.)

VẤN ĐỀ TIỀN VÀ LỐI TƯ DUY NGHÈO

"Nhưng tôi không có tiền?"
"Tôi nghèo nên tôi có quyền mua thực phẩm sạch giá rẻ"

Vấn đề này thì tôi chịu thua. Nếu bạn không có tiền, hãy làm việc quần quật. Thời trẻ hãy học tập chăm chỉ, nếu được thì nên đi du học để mở mang đầu óc, học cách kinh tế thị trường vận hành, cách tính giá trị sản phẩm. HÃY HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC KHÔNG NGỪNG.

Ngoài ra, cần bỏ ngay TƯ DUY NGHÈO và lối suy nghĩ "tôi nghèo nên tôi có quyền" đi. Bạn không có tiền thì đừng mua hàng, vậy thôi. Phải làm việc quần quật, làm việc tới chết. Khi bạn nghỉ ngơi thì thực phẩm bẩn sẽ tìm tới bạn.

HÃY CHỌN GIÁO DỤC TỐT. Tức là giáo dục giúp bạn trở thành người có năng lực (できる人間 dekiru ningen) thay vì trở thành "người bị tẩy não" hay "người bị định hướng". Những người bị tẩy não hay định hướng thì đều không có năng lực và sẽ phải bám vào hệ thống nào đó để trục lợi.

NHỮNG KẺ HOÀI NGHI

"Nhưng siêu thị cũng có thể bán thực phẩm bẩn chứ sao?"

Tin tôi đi, bạn không tranh cãi nổi với những kẻ hoài nghi được đâu. Họ về cơ bản KHÔNG CÓ KIẾN THỨC KINH TẾ và không có khả năng đánh giá (trực giác của họ rất yếu do bị giáo dục nhồi sọ quá lâu). Hãy mua hàng hóa có thương hiệu và đó phải là thương hiệu tốt. Vào siêu thị lởm thì hàng hóa lởm là đúng. Hãy vào siêu thị có thương hiệu và uy tín. Những siêu thị này họ có bộ phận kiểm soát chất lượng (QC) nên có thể tin tưởng được.

Ngoài ra, để cho chắc ăn, bạn có thể mua hàng nhập khẩu nếu bạn có tiền. Hàng có thương hiệu nước ngoài, đặc biệt Nhật Bản, Hàn Quốc thì đều tốt.

"Bị lừa dối quá nhiều và thường xuyên thường dẫn tới mất niềm tin và hoài nghi"


XÃ HỘI NHẬT BẢN

Bạn đang là du học sinh ở Nhật thì quan sát là hiểu ngay vấn đề. Ở Nhật không mấy ai còn đi chợ cóc. Họ đều vào siêu thị. Chợ vẫn tồn tại nhưng chỉ là chợ nông sản của người nông dân (mà ở Nhật thì nông sản Nhật là tốt nhất và không xài hóa chất) nhưng rất hiếm. Nếu bạn vội thì bạn vào cửa hàng tiện lợi mở 24/7. Tức là tất cả đều là siêu thị có thương hiệu hết. Ở Nhật bạn không lo thực phẩm bẩn là vì thế. Đổi lại, người Nhật làm việc quần quật để đảm bảo chi trả được hóa đơn sinh hoạt.

Tóm lại thì thực phẩm bẩn hay sạch là DO BẢN THÂN BẠN MÀ THÔI. Hãy tư duy giàu và đầu tư cho giáo dục của bản thân. >>Du học luận 1.0

CAM KẾT LIFESTYLE THỰC PHẨM SẠCH
  1. Tôi sẽ tư duy giàu và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền (điều kiện cần)
  2. Tôi mua hàng trong siêu thị thay vì chợ cóc
  3. Tôi mua hàng ở cửa hàng tiện lợi thay vì tiệm tạp hóa ven đường
  4. Tôi không để bị tẩy não hay định hướng để đảm bảo được hưởng trọn vẹn thành quả lao động của bản thân
  5. Tôi chỉ mua hàng có thương hiệu và nguồn gốc rõ ràng
  6. Tôi hiểu rằng: Giá cao thì mới chất lượng tốt
  7. Tôi không nghĩ rằng "tôi nghèo nhưng có quyền mua hàng tốt"
  8. Khi còn trẻ tôi đầu tư cho giáo dục bản thân (ví dụ du học) thay vì thủ đoạn làm giàu hay mối quan hệ
  9. Tôi sẽ làm việc chăm chỉ cả đời để có tiền mua thực phẩm sạch
Tạm thời vậy đã! Sống thì phải có tiêu chuẩn chứ!

Mark

No comments:

Post a Comment