Một số loại trà để dưỡng sinh, chống viêm, cải thiện đường ruột = chống trầm cảm từ căn nguyên, ... Tôi tổng hợp ở đây để mọi người uống thử từng thứ xem thứ nào hợp, theo nguyên tắc 試行錯誤 = thử từng cái cho tới khi tìm thấy cái đúng. Trà hoa cúc La Mã thì có vẻ tốt đấy, vì nó tốt cho đường ruột, mà đường ruột là suối nguồn serotonin, chất mà nếu không được bơm lên não (do trục trặc đường tiêu hóa) sẽ gây ra trầm cảm. Lưu ý là cái gì uống quá nhiều, quá thường xuyên thì đều không tốt, trừ nước lọc. Nên chúng ta nên uống gián đoạn thôi, uống nước lọc vẫn là chính nhé.
Trà hoa cúc la mã (chamomile)
Giảm đau thắt dạ dày
Trong hoa cúc la mã có khả năng làm dịu tình trạng khó chịu của dạ dày do đặc tính kháng viêm hiệu quả. Vì thế. bạn hãy nhâm nhi 1-2 tách trà hoa cúc la mã vào buổi sáng và buổi tối để chống lại tình trạng đau thắt.
Giảm hội chứng ruột kích thích
Trà cúc la mã không những thơm ngon mà có thể giúp bạn làm giảm cảm giác buồn nôn, quặn ruột, đau bụng do virus gây ra.
Hỗ trợ giấc ngủ
Một trong những tác dụng phổ biến nhất của hoa cúc la mã nói chung và trà cúc la mã nói riếng chính là khả năng hỗ trợ giấc ngủ. Một tách trà hoa cúc vào buổi đêm sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Trà cúc la mã đã được chứng minh là có khả năng hỗ trợ tình trạng của bệnh nhân đái tháo đường khi sử dụng đều đặn hàng ngày. Các tinh chất trong sẽ hạn chế việc chỉ số đường huyết quá cao và ngăn ngừa biến chứng.
Tác dụng phụ của cúc la mã
Cúc la mã có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Gây cảm giác nóng trên mặt và mắt;
- Buồn ngủ và nôn mửa khi dùng với liều lượng lớn;
- Gây mẫn cảm.
Nguồn: https://hellobacsi.com/duoc-lieu/thao-duoc/cuc-la-ma/
Trà trái nhàu
Theo đông y, trái nhàu có vị chát, quy vào kinh thận, đại tràng, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, hoạt huyết, điều kinh. Theo đó, trái nhàu thường được dùng để chữa bệnh táo bón, khó tiểu, điều hòa kinh nguyệt, hạ sốt, chữa ho, hen suyễn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, trái nhàu còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Giúp tiêu hóa dễ dàng
Trái nhàu có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận trường, hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, trái nhàu còn có tác dụng trị bệnh táo bón, làm co giãn cơ trơn.
Giảm đau nhức
Trái nhàu có tác dụng giảm đau nhức, phong tê thấp, đau nửa đầu.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trái nhàu có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Hạn chế sự phát triển của các khối u. Có thể dùng cho bệnh nhân đang xạ trị bệnh.
Ổn định huyết áp
Trái nhàu có công dụng làm giảm huyết áp, lưu thông mạch máu, điều hòa huyết áp.
Làm đẹp
Công dụng của trái nhàu tươi giúp tóc óng ả, đen mượt; giúp tái tạo làn da trở nên trắng sáng. Kiên trì dùng trái nhàu mỗi ngày còn giúp bạn giảm cân, giữ cân nặng, cân bằng vóc dáng.
Tăng cường miễn dịch
Trái nhàu có công dụng loại bỏ các độc tố trong cơ thể, phòng chống cảm cúm. Nếu cơ thể bạn yếu ớt và thường xuyên bị ốm vặt? Trái nhàu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp bồi bổ cơ thể. Hơn nữa, đây còn là vị thuốc trị cảm, giảm sốt cực nhanh chóng, là phương thuốc trị ho, hen suyễn cực kỳ hiệu quả.
Giảm cân
Uống nước cốt trái nhàu sẽ khiến bạn không thèm ăn, giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Trị mụn cóc
Dùng trài nhàu non, giã nhuyễn, đắp lên mụn cóc và băng kín lại. Mỗi ngày thay một lần và đến ngày thứ 7 thì mụn cóc lồi lên và bạn có thể loại bỏ được mụn cóc.
Ngoài ra, nước ép của trái nhàu có tác dụng chữa đau nửa đầu rất hiệu quả, phòng ngừa bệnh tim mạch, làm lành vết thương, hỗ trợ điều trị viêm loét, mụn nhọt.
Nguồn: https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/trai-nhau-vi-thuoc-quy-chua-nhieu-loai-benh-670
TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU
Trong nhiều trường hợp, quả nhàu là một loại thực phẩm an toàn và hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều hoặc bị dị ứng với quả nhàu, có thể gây ra một số tác hại đến sức khỏe. Một số tác hại của quả nhàu có thể bao gồm:
- Gây tăng nồng độ kali trong máu: Quá nhiều quả nhàu có thể gây tăng nồng độ kali trong máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe của tim và hệ thống thần kinh.
- Gây dị ứng: Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng khi tiêu thụ quả nhàu, bao gồm những triệu chứng như sưng môi, mặt hoặc ngứa ngáy.
- Gây rối loạn tiêu hóa: Nếu tiêu thụ quá nhiều quả nhàu, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, đầy hơi, đau bụng và tiêu chảy.
- Tương tác thuốc: Quả nhàu có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc tiểu đường, gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Uống trà lạc tiên để xua tan phiền muộn
Trà lạc tiên có thể giúp bạn thư giãn tinh thần và xua tan những cảm xúc phiền muộn để có giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm soát lượng trà mình uống mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng của trà lạc tiên
1. Giúp bạn dễ ngủ
Lợi ích chính của trà lạc tiên là giúp cả tâm trí và cơ thể được thư giãn để bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Loại trà hoa này giúp làm dịu thần kinh và mang lại cảm giác thư thái hơn. Nếu bạn đang căng thẳng và lo lắng, đây có thể là loại trà thích hợp giúp xua tan phiền muộn một cách nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể dùng trà lạc tiên để cải thiện tình trạng rối loạn lo âu. Ngoài ra, loại trà này có thể hỗ trợ bạn chữa trị trầm cảm nhẹ hoặc các chứng rối loạn do căng thẳng.
Trà lạc tiên cũng là một loại thuốc bổ cho hệ thần kinh. Loại trà giúp ngủ ngon này giúp tăng cường sức khỏe hệ thần kinh và giảm lo lắng bằng cách cải thiện lưu lượng máu đến các dây thần kinh. Loại trà thảo dược này cũng có thể giúp khắc phục chứng mất ngủ giúp bạn nghỉ ngơi nhiều hơn mà không bị mệt mỏi như khi dùng các loại thuốc an thần.
2. Hỗ trợ cai nghiện
Việc đối phó với tình trạng nghiện thuốc lá, nghiện rượu hoặc nghiện thuốc giảm đau nhóm opioid có thể rất khó khăn. Bạn sẽ phải học cách đối mặt với các vấn đề sức khỏe hay tâm lý mà không dùng tới các chất gây nghiện. Khi cai các chất gây nghiện trên, bạn có thể thấy não không thể hoạt động hoặc tập trung theo ý mình muốn. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu, lo lắng, kiệt sức hay ngủ không ngon.
Trong trường hợp này, trà hoa lạc tiên có thể giúp bạn làm dịu ham muốn dùng chất kích thích. Loại trà này cũng sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng xảy ra khi cai nghiện các chất kích thích như run rẩy hay buồn nôn.
3. Giảm các cơn đau
Trà hoa lạc tiên có tác dụng giảm đau khá tốt. Loại trà giúp ngủ ngon này làm dịu những cơn đau như đau đầu, đau răng, đau lưng hay đau cơ xơ hóa. Phương thuốc chữa đau này cũng khá an toàn vì không có tác dụng phụ như hầu hết các loại thuốc an thần khác. Tác dụng an thần và chống co thắt của loại trà này giúp giảm tình trạng chuột rút, cải thiện các cơn đau bụng và giảm tình trạng buồn nôn.
Trà lạc tiên cũng có thể giúp thư giãn các cơ bắp bị căng hay giảm tình trạng co thắt cơ bắp nên có thể có ích cho những người bị động kinh. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng loại trà thảo mộc này để chữa bệnh nếu muốn.
4. Cải thiện chức năng não
Bạn có thể thử dùng trà lạc tiên để cải thiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD và giúp duy trì sự tập trung tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Loại trà thảo dược này cũng thường được dùng để làm dịu chứng co giật và kích động thần kinh.
Bệnh nhân động kinh cũng có thể bổ sung trà lạc tiên để hỗ trợ các phương pháp điều trị khác mình đang dùng. Loại trà này có thể giúp giảm đau cơ do co giật cũng như giảm tần suất và mức độ của những cơn co giật. Thậm chí, có ý kiến cho rằng loại trà thảo mộc này có thể giúp giảm nhẹ tác động tiêu cực của bệnh Parkinson.
5. Cải thiện tuần hoàn máu
Trà lạc tiên có thể giúp cải thiện lưu lượng máu, từ đó giúp giảm huyết áp. Các đặc tính an thần của loại trà này cũng rất có ích cho những ai bị tăng huyết áp. Loại trà thảo dược này có thể giúp giảm tình trạng đánh trống ngực, nhịp tim không đều hoặc nhịp tim nhanh.
Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp hoặc bệnh tim, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng trà lạc tiên. Loại trà này có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc bạn đang dùng.
6. Cân bằng nội tiết tố
Trà lạc tiên có thể có ích cho nam giới với tác dụng thúc đẩy sản xuất testosterone để cân bằng tình trạng sản xuất estrogen quá mức. Loại trà này thậm chí còn có tác dụng cải thiện tình dục cho các chàng.
Đối với nữ giới, loại trà thảo mộc này có thể giúp làm dịu cơn đau trong kỳ kinh nguyệt cũng như giảm căng thẳng và các triệu chứng khác của hội chứng tiền kinh nguyệt. Loại trà này cũng có thể giúp bạn điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt nhờ có tác dụng cân bằng hormone. Phụ nữ mãn kinh cũng có thể dùng trà lạc tiên để giúp giảm các triệu chứng mãn kinh như đổ mồ hôi nóng và thay đổi tâm trạng thất thường.
Tác dụng phụ của trà lạc tiên
Thói quen uống trà lạc tiên trong thời gian dài hoặc với liều lượng lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ như trầm cảm, mệt mỏi, không tỉnh táo và khó khăn trong vận động. Nếu mới bắt đầu dùng loại trà giúp ngủ ngon này, bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh dùng trà lạc tiên nếu thuộc các nhóm sau đây:
• Dị ứng trà thảo dược: Phản ứng dị ứng với các loại trà thảo dược có thể là chóng mặt, không tỉnh táo và thậm chí là buồn nôn, nôn và rối loạn nhịp tim. Nếu gặp các dấu hiệu này, bạn cần ngưng dùng trà và đi khám sớm.
• Phụ nữ mang thai: Trà lạc tiên không an toàn cho phụ nữ mang thai vì có thể gây co bóp tử cung rất nguy hiểm. Bạn cũng nên cân nhắc khi dùng loại trà thảo mộc này khi đang cho con bú.
• Dùng một số loại thuốc: Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, thuốc an thần, thuốc trầm cảm hay các thuốc chữa bệnh tự miễn, bạn không nên uống trà lạc tiên để tránh nguy cơ phản tác dụng.
• Sắp phẫu thuật: Nếu sắp phẫu thuật, bạn không nên dùng trà lạc tiên vì loại trà này có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc gây tê và làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Nguồn: https://hellobacsi.com/duoc-lieu/thao-duoc/tra-lac-tien/
Những tác dụng của trà râu ngô
1. Bổ sung vitamin C
Khi uống trà râu ngô, bạn sẽ nhận được vô số vitamin C. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do và các bệnh tim mạch. Thức uống này cũng kích thích lưu thông máu, rất cần thiết để tối ưu hóa hoạt động tất cả các cơ quan quan trọng của cơ thể.
2. Giảm lượng đường trong máu
Trà râu ngô là thức uống tuyệt vời cho những người bị huyết áp cao. Trà giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng mức độ insulin trong cơ thể, hỗ trợ cải thiện chứng suy tim sung huyết, đái tháo đường, cholesterol cao…
3. Hỗ trợ giảm bệnh gút
Nếu bạn đang bị những cơn đau do bệnh gút hành hạ, hãy thử uống trà râu ngô nhé. Trong loại này có nhiều đặc tính tuyệt vời, giúp bạn giảm đau chỉ với 3 lần uống mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu đã thấy tình trạng được cải thiện, hãy giảm lại số lượng và tần suất uống để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
4. Đẩy lùi chứng đái dầm
Đái dầm là một vấn đề khá phổ biến mà trẻ em lẫn người lớn đôi khi phải đối mặt. Theo y học dân gian, trà râu bắp có hiệu quả khá cao trong việc khắc phục tình trạng này. Do đó, trước lúc đi ngủ, bạn hãy uống 1 tách trà và kiểm chứng tác dụng nhé.
5. Hỗ trợ cải thiện vấn đề về thận
Trà râu ngô cũng là một trong những phương thuốc cải thiện tại nhà cho các vấn đề về thận. Thức uống này hiệu quả cao trong việc điều trị các tình trạng liên quan đến thận, bao gồm tiểu gắt, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, viêm hệ thống tiết niệu, sỏi thận…
6. Tăng cường tiêu hóa
Trà râu ngô khá có lợi trong việc giúp tăng cường tiêu hóa cũng như hỗ trợ điều trị các vấn đề ở bộ phận này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thức uống này có thể kích thích gan bài tiết mật, giúp thức ăn được xử lý một cách kỹ lưỡng nhất.
7. Kiểm soát chảy máu
Một trong nhiều lợi ích của việc uống trà râu ngô là giúp cung cấp cho cơ thể bạn một lượng vừa đủ vitamin K. Loại vitamin này có nhiệm vụ rất quan trọng nhằm kiểm soát tình trạng chảy máu, đặc biệt đối với phụ nữ sắp trải qua quá trình sinh nở.
8. Trà râu bắp lợi tiểu
Như đã đề cập trước đó, trà râu ngô là một phương pháp điều trị tự nhiên hiệu quả cho các vấn đề về thận. Khả năng này nằm ở việc thức uống sẽ kích thích quá trình đi vệ sinh, giúp bạn tránh được nhiều vấn đề về thận vì độc tố và các chất có hại khác sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
9. Trà bắp chứa nhiều dưỡng chất
Trà râu ngô cũng là một nguồn cung tuyệt vời những dưỡng chất như beta-carotene, riboflavin, tinh dầu bạc hà, thymol, selen, niacin và limonene cùng các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Việc ít có loại thực phẩm nào chứa đựng hầu hết những hợp chất tốt trên làm cho trà từ râu bắp trở thành thức uống tốt cho sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua.
10. Điều trị phát ban và nhọt
Trà râu ngô cũng có thể được dùng ngoài da nhằm điều trị các vấn đề về da như phát ban, mụn nhọt. Bên cạnh đó, trà còn giúp giảm ngứa hoặc đau do côn trùng cắn, vết trầy xước nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và khử trùng, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng.
11. Hỗ trợ giảm cân
Vấn đề cân nặng xuất phát từ một số yếu tố, chẳng hạn như di truyền, tăng cân do giữ nước quá mức trong cơ thể, cũng như độc tố tích tụ trong hệ thống tiêu hóa. Khi uống trà râu bắp, bạn sẽ cảm thấy nhu cầu đi vệ sinh tăng cao, từ đó kích thích đào thải nước dư thừa, làm cho cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Nguồn: https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/thong-tin-dinh-duong/tra-rau-ngo/
Trà giảo cổ lam
Nhờ những thành phần quý giá, giảo cổ lam có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe:
Ổn định đường huyết
Hợp chất saponin có trong giảo cổ lam có tác dụng rất tốt đối với quá trình cải thiện và làm giảm đường huyết đối với những người bị cao huyết áp. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn tham gia vào quá trình ổn định lưu thông máu, cải thiện tình trạng đái tháo đường đối với những bệnh nhân tiểu đường type 2, ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường.
Tốt cho máu và tim mạch
Các hợp chất trong giảo cổ lam được nghiên cứu là rất tốt đối với những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng mỡ máu, có dấu hiệu xơ vữa động mạch. Chúng giúp giảm cholesterol trong máu, giúp lưu thông máu não, phòng ngừa tai biến và đột quỵ. Giảo cổ lam còn rất tốt đối với người mắc bệnh về tim mạch, các chất trong vị thuốc này có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm cơn đau tim, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
Chống ung thư
Một trong những tác dụng được coi là thần kỳ của giảo cổ lam là khả năng ngăn ngừa sự hình thành khối u trong cơ thể, tiêu diệt mầm mống tế bào ung thư. Trong đó, đáng kể là hoạt động của hợp chất saponin ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư, nhất là ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tử cung, ...
Bảo vệ tốt cho gan
Những hợp chất quý trong giảo cổ lam được nghiên cứu có khả năng bảo vệ rất tốt cho gan, làm giảm các triệu chứng đau và khó chịu do bệnh lý về gan gây ra. Chúng cũng có khả năng tái tạo tế bào gan để phục hồi sức khỏe đối với những người mắc bệnh lý về gan.
Tăng cường sức khỏe
Vẫn là hợp chất saponin trong giảo cổ lam là hợp chất tham gia trực tiếp vào quá trình cải thiện sức đề kháng của cơ thể. Chúng có thể giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch, được coi là loại thảo dược quý giúp tăng cường sức khỏe của con người.
Bên cạnh đó, giảo cổ lam còn có rất nhiều tác dụng khác như: an thần, chống căng thẳng, chữa mất ngủ, cải thiện chứng chán ăn, sút cân, đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát đường huyết, cân nặng, chống lão hóa… Đây là bài thuốc quý mà trước đây chỉ giới quý tộc mới có điều kiện để sử dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh.
Những điều cần lưu ý nếu sử dụng giảo cổ lam
Chính bởi có rất nhiều công dụng hữu hiệu đối với việc bồi bổ sức khỏe, chống ung thư, tăng cường sức khỏe nên giảo cổ làm được nhiều người sử dụng làm trà uống thay nước hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hợp với vị thuốc này. Việc sử dụng giảo cổ lam cần lưu ý những điều sau đây.
Những điều cần tránh khi dùng giảo cổ lam
- Không uống trà có thành phần giảo cổ lam vào buổi tối, trong vị thuốc này có thành phần gây kích thích hệ thần kinh, làm hưng phấn nên gây khó ngủ.
- Không sử dụng quá nhiều giảo cổ lam trong một ngày (khuyến cáo nên dùng: không quá 20g/ngày) và không sử dụng quá 4 tháng. Giảo cổ lam có thể làm giảm đường huyết.
- Trà giảo cổ lam đã pha hoặc thuốc đã sắc phải được sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ gây biến đổi thành phần.
- Chỉ nên dùng giảo cổ lam không quá 4 tháng liên tục
Những đối tượng không nên dùng giảo cổ lam
Giảo cổ lam không phải là vị thuốc phù hợp với bất cứ ai. Vị thuốc này không thích hợp dùng cho những đối tượng sau:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú. Bởi trong giảo cổ lam có hoạt chất gây ảnh hưởng đến khả năng phát triển của thai nhi, gây dị tật bẩm sinh.
- Những người mắc bệnh tự miễn như lupus, đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,… nên tránh dùng giảo cổ lam.
- Người bị huyết áp thấp cũng nên hạn chế dùng giảo cổ lam hoặc tránh dùng khi đói.
- Những người chuẩn bị phẫu thuật hoặc sau hậu phẫu. Bởi giảo cổ lam có thể gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu, làm chậm quá trình đông máu, gây nguy cơ chảy máu khi phẫu thuật.
- Những người đang sử dụng các loại thuốc tây y chữa bệnh, thực phẩm chức năng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thêm giảo cổ lam.
Có thể nói, giảo cổ lam là một vị thuốc quý không kém gì nhân sâm tự nhiên. Chúng có rất nhiều thành phần hợp chất quý hiếm, trong đó có hoạt chất chống ung thư mạnh mẽ. Việc sử dụng giảo cổ lam để tăng cường sức khỏe là điều mà người dùng hoàn toàn có thể nghĩ đến. Tuy nhiên, liều lượng và cách sử dụng như thế nào phải được tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia, bác sĩ.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/giao-co-lam-la-gi-co-tac-dung-the-nao-den-suc-khoe-s51-n31118
Tác dụng khi uống lá tía tô
Chống ung thư: Tía tô có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.
Rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.
Tốt cho sức khỏe răng miệng: Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.
Bồi bổ dạ dày: Lá tía tô có chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn...
Trị nổi mề đay, mẩn ngứa: Lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamin, từ đó thuyên giảm triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa. Bạn có thể ép tía tô lấy nước cốt để uống, đồng thời lấy phần bã đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Sau một thời gian, tình trạng ngứa ngáy sẽ giảm đáng kể.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout: Nguyên nhân gây ra bệnh gout thường là do rối loạn chuyển hóa axit uric, được hình thành chủ yếu bởi việc lạm dụng rượu bia và chế độ ăn uống thừa chất đạm. Uống nước lá tía tô có thể giảm lượng enzym xanthin oxidase, chất này được cho là nguyên nhân sản sinh axit uric trong máu. Chưa kể, loại nước này còn hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm khuẩn khi mắc bệnh gout, giúp người bệnh dễ chịu và bớt đau đớn.
Giảm cân: Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân. Ngoài ra, việc uống nước lá tía tô còn giúp làm săn chắc các vùng có mỡ thừa, tăng cảm giác no lâu, giúp chị em khống chế cơn thèm ăn và không còn ăn vặt nhiều nữa.
Có lợi cho xương khớp: Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp và đang mắc một số bệnh xương khớp khác nếu uống nước lá tía tô có thể giảm đau và giảm triệu chứng nguy hiểm của bệnh.
Những người không nên uống nhiều nước lá tía tô
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường được khuyên uống nhiều nước lá tía tô để quá trình sinh sản dễ dàng hơn. Tuy nhiên lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cảnh báo đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ. Phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.
Người đang bị cảm nóng
Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.
Người bị dị ứng với tía tô
Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản lá tía tô để không gây hại
Uống nước lá tía tô thường cho hiệu quả khá chậm nên bạn cần hết sức kiên trì chờ những tiến triển.
Không nên uống quá nhiều vì sẽ khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
Nước lá tía tô nên được bảo quản trong tủ lạnh khi không sử dụng đến 24 giờ. Vì càng để lâu, các chất dinh dưỡng trong nước lá tía tô sẽ mất tác dụng.
Nên uống nước lá tía tô trước khi ăn khoảng 30 phút để có kết quả tốt nhất.
Trẻ em và phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô với lượng vừa phải sẽ rất tốt cho cơ thể.
Lá tía tô kỵ nhất là cá chép, vì khi 2 loại thực phẩm này kết hợp lại với nhau nặng thì sẽ gây hiện tượng ngộ độc nguy hiểm, nhẹ thì sinh mụn nhọt. Ngoài ra thì thịt gà cũng không thích hợp khi kết hợp cùng lá tía tô, nếu dùng nhiều dẫn đến sinh nhọt.
Nguồn: https://tienphong.vn/nuoc-la-tia-to-tot-cho-suc-khoe-nhung-co-mot-so-nguoi-cang-dung-nhieu-cang-doc-post1544509.tpo
No comments:
Post a Comment