Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, August 19, 2023

Trầm cảm có thể chữa khỏi không?

Đáp án là có, thậm chí ngay lập tức. Dưới đây là một số bài báo về chữa trầm cảm bằng xung điện mà tôi mới đọc gần đây. Ngày nay, dù vẫn chưa ai biết chính xác vì sao một số người bị trầm cảm, nhưng chúng ta có thể đoán thông qua trải nghiệm của bản thân. Tiếng Nhật "trầm cảm" (chữ hán: 沈感) được gọi là 鬱病 (utsubyou, uất bệnh), tức là bệnh uất ức, ví nó giống như cảm giác uất ức ở trong lòng. Có lẽ là do chất dẫn truyền thần kinh gọi là "serotonin" không được truyền từ đường ruột lên não, nên não không thể hoạt động được, khí sắc sẽ trầm buồn và sẽ không muốn làm gì.

Cách chữa chậm mà chắc? Dùng thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, thuốc phải mất 2 tuần mới có tác dụng, chưa kể thời gian thử nghiệm để tìm thuốc phù hợp không gây tác dụng phụ quá kinh hãi nữa. Sau khoảng 1 tháng, bạn mới được cứu khỏi cơn trầm cảm. Thật đúng là, dùng nước xa mà cứu lửa gần. Nhưng cũng chẳng còn cách nào.

Cách chữa nhanh hơn là dùng sốc điện, nhưng để tránh gãy xương thì phải gây mê toàn thân và sử dụng thuốc giãn cơ. Như thế cũng thật là phiền phức quá.

"Trong chuyên khoa tâm thần, sốc điện là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân dùng thuốc không còn hiệu quả. Ngoài ra, bệnh nhân trầm cảm từ chối ăn uống, trầm cảm có hành vi tự sát, hưng cảm tâm thần phân liệt... cũng được chỉ định sốc điện. Khi sốc điện, bác sĩ sẽ dùng thiết bị phóng dòng điện lên não bệnh nhân, mục đích là tạo cơn co giật xóa hết hoạt động tâm thần. Sau liệu trình, hoạt động tâm thần bình thường hoạt động trở lại, hoạt động tâm thần bệnh lý được xóa đi."

Nhưng điều tuyệt vời là, sau sốc điện thực sự là hết trầm cảm luôn. Con người dường như chỉ là một cỗ máy, chỉ cần "tắt đi khởi động lại" (reset) là mọi thứ lại như cũ. Tuy nhiên, đây là giải pháp cuối cùng khi dùng thuốc không được. Vì sốc điện thường gây mất trí nhớ tạm thời, thậm chí gây suy giảm trí nhớ lâu dài. Chữa được trầm cảm có khi sau này lại mất trí hay sa sút trí tuệ.

Bản thân các bác sỹ cũng không muốn dùng biện pháp này, vì như thế chứng tỏ họ kém và chẳng hiểu gì về bệnh. Ngoài ra, dùng tới sốc điện thì ngay cả bệnh nhân cũng tự mình thay bác sỹ chỉ định được, nên chẳng cần tới bác sỹ nữa.

Dùng thuốc để chữa trầm cảm thì sẽ như thế nào?

Tôi nghĩ cũng là một cơn đau đớn khôn xiết khác, vì phải chờ thuốc có tác dụng, mất ít nhất 2 tuần. Sau đó, sẽ phải duy trì khoảng 6 tháng, rồi sẽ phải giảm dần thuốc mỗi hai tuần một. Việc hủy thuốc đột ngột giữa chừng thường dẫn tới mất ngủ và tái phát trầm cảm, nên chắc chắn là dùng thuốc chống trầm cảm phải rất thận trọng. Nó cũng như các loại thuốc ngủ hay thuốc định thần, nếu dừng thuốc đột ngột sẽ không ngủ được nữa, nên phải giảm từ từ. Ví dụ đang uống 1 viên thì trong 2 tuần sẽ là 3/4 viên, 2 tuần nữa uống 1/2 viên, 2 tuần nữa 1/4 viên, nên sẽ mất 6 tuần để giảm thuốc.

Tổng cộng, có thể mất tới 9 tháng để điều trị 1 cơn trầm cảm. Trong thời gian đó, bạn sẽ bị tác dụng phụ của thuốc, như luôn cảm thấy khô khát, ngủ li bì, tăng cân, giảm cân, rối loạn chức năng .... Theo thời gian, cơ thể quen thuốc thì triệu chứng sẽ giảm đi. Chắc cuối cùng cũng sẽ êm dịu thôi.

Thuốc chống trầm cảm có vẻ có nhiều loại, loại phổ biến có lẽ là ức chế tái hấp thu serotonin, vì thiếu serotonin trong não là nguyên nhân hay là biểu hiện của bệnh trầm cảm. Bằng cách ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc đảm bảo trong não có đủ serotonin để duy trì hoạt động dẫn truyền thần kinh.

Vì thế, cơ bản là dùng thuốc sẽ chữa được trầm cảm. Nhưng liệu có thể chữa một lần và khỏi mãi mãi không?

Bạn thân mến! Bệnh cảm cúm có thể chữa một lần và khỏi mãi mãi không? Bị gẫy xương thì có cách nào bó bột để sau này mãi mãi không gẫy xương nữa không?

Nếu theo nghĩa là mãi mãi không bị lại, thì nhân loại vẫn chưa chữa trị được bệnh nào cả. Cảm cúm thì có thể mất một vài tuần để phục hồi, những gãy xương thì có thể mất vài tháng, vài năm.

Chữa trầm cảm thì cơ bản là mất 2 tuần thử thuốc + 2 tuần để thuốc có tác dụng (ví dụ ức chế tái hấp thu serotonin để không bị thiếu serotonin) nếu mới chữa lần đầu, nên bạn sẽ phải chịu cảnh địa ngục trần gian trong khoảng 1 tháng, nếu đã có phương thuốc rồi thì chỉ 2 tuần thôi.

Nhưng rốt cuộc trầm cảm là như thế nào?

Chúng ta cũng hơi hoang mang khi biết rằng, khi sốc điện thì hoạt động trong não được "reset" (tắt đi khởi động lại), và trầm cảm cũng mất luôn. Như vậy, trầm cảm có lẽ cũng do lối suy nghĩ, kiểu suy nghĩ bế tắc không lối thoát đã dẫn con người vào mê lộ trầm cảm. Sau đấy, bạn tự lạc lối trong đấy. Bạn sẽ không thoát ra được, hoặc theo thời gian sẽ thoát ra được, nhưng sẽ rất lâu và bạn sẽ bị kiệt sức.

Trầm cảm là một mê lộ khó thoát ra

Lý do là trầm cảm là một mê lộ và bạn bị giam cầm trong chính những suy nghĩ của mình. Bạn đã nghĩ quá nhiều và ngày càng phải nghĩ quá nhiều để tìm cách thoát ra. Bạn sẽ không thể suy nghĩ đơn giản được nữa. Mê lộ này đã nhấn chìm bạn.

Nhưng nếu sốc điện thì thế nào? Toàn bộ mê lộ bị xóa bỏ. Kèm theo đó là ký ức của bạn. Thật tuyệt đúng không? Bạn lại trở lại chỗ ban đầu. Nhưng rồi sẽ thế nào? Vẫn là con người cũ và điểm xuất phát cũ, bạn không học cách đi qua mê lộ, một ngày nào đó, trầm cảm sẽ trở lại. Bạn không thể sốc điện mãi. Bạn biết như thế và các bác sỹ cũng biết như thế.

Theo thời gian, khi bạn đã mệt mỏi, bạn sẽ tự thoát ra khỏi mê lộ, hoặc mê lộ đã biến mất. Nhưng cũng có thể bạn sẽ bị lạc lối nghiêm trọng hơn, dẫn đến tự sát. Uống thuốc trầm cảm là giải pháp tình thế lấy lại trí lực để thoát khỏi mê lộ này. Nhưng nếu lối suy nghĩ không thay đổi, một ngày nào đó trầm cảm có thể sẽ tái phát.

Nếu nó tái phát nhiều lần, nghĩa là bạn chưa thay đổi đủ nhiều, thành một phiên bản chống chọi tốt hơn trước nghịch cảnh. Vì tất cả chỉ là do suy nghĩ trong đầu. Tất nhiên là cũng có thể biến cố trong đời thực kích hoạt nó lên nữa. Nhưng nếu bạn có thể mặc kệ thì sẽ không sao.

Nhưng quả thực là có những người có lẽ bị tổn thương gì đó, không còn đáp ứng với bất kỳ biện pháp chữa trị nào. Tôi tình cờ đọc được mấy bài báo về cấy ghép điện cực để phóng những dòng điện cực nhỏ vào não và giúp người bị trầm cảm nặng có thể mỉm cười tự nhiên sau nhiều năm, giúp họ có thể thực sự sống cuộc đời "đáng sống".

Nếu mọi người đều gắn điện cực như vậy thì chắc chắn là ngày nào cũng cực vui. Nhưng hậu quả sẽ là thân thể không thể đáp ứng được nhu cầu hoạt động của não, có thể dẫn tới cái chết bất ngờ. Vì làm thế khác gì "hút cỏ và phê cỏ". Vì thế, đôi khi sống chán và không cảm thấy vui, cũng là cách để có thể sống lâu hơn, chờ đợi một KỲ TÍCH gì đó. Kỳ tích luôn xảy ra và lúc chúng ta không ngờ tới kia mà.

Kỹ thuật sốc điện mới chữa trầm cảm

Thứ ba, 12/10/2004 | 15:59 (GMT+7)

Trong 2 thập kỷ, năm nào Jill cũng phải nằm viện một tháng chỉ để khỏi rơi vào cảnh tự giết mình. Căn bệnh trầm cảm nghiêm trọng đã khiến cô "miễn dịch" với các phương pháp trị liệu thông thường và thậm chí cả liệu pháp sốc điện...

Máy phát xung được cấy vào ngực có thể loại bỏ bệnh trầm cảm. Thiết bị phát ra xung điện kích thích não, thông qua dây thần kinh phế vị ở cổ.

Nhưng từ 3 năm trước, kể từ khi được cấy vào ngực một máy phát xung điện bằng bạc có kích cỡ bằng một tờ đôla, Jill đã không còn rơi vào tình trạng mất kiểm soát nữa.

Thiết bị hoạt động theo nguyên tắc sau: Các điện cực của thiết bị chạy xoắn xung quanh dây thần kinh phế vị ở cổ Jill và cứ 5 phút một lần, chúng lại bắn vào dây thần kinh này một dòng điện có cường độ 2 miliampe, kéo dài 30 giây. Không giống với liệu pháp sốc điện truyền thống, kỹ thuật mới (kích thích dây thần kinh phế vị, hay VNS), chỉ nhằm vào một phần nhỏ của não và sử dụng điện áp rất nhỏ, nên không ảnh hưởng đến não. Liệu pháp cấy VNS đã được chứng nhận là hiệu quả trong điều trị bệnh động kinh và có thể được Cơ quan Thuốc và Thực phẩm Mỹ cho phép ứng dụng điều trị trầm cảm trong mùa hè này.

Đến giờ, các nhà thần kinh học vẫn chưa thống nhất về nguyên nhân gây nên trầm cảm, Mark George - bác sĩ của Jill và cũng là nhà nghiên cứu VNS thuộc Đại học Y South Carolina - cho biết.

Liệu pháp VNS đã tiết lộ một số thông tin mới về căn bệnh này. Giống như một sợi cáp đồng trục, dây thần kinh phế vị làm nhiệm vụ chuyển những tín hiệu từ tim, phổi và dạ dày tới trung tâm chi phối tâm trạng ở trên não. Dù mối liên hệ giữa các nội quan trong cơ thể với tâm trạng còn khá mơ hồ, George phỏng đoán rằng các bệnh nhân bị trầm uất là do tín hiệu từ tim và ruột tới não khá yếu ớt. Các điện cực của VNS sẽ "tái điều chỉnh" những tín hiệu này, ông giải thích.

Liệu kỹ thuật mới có gây phản ứng phụ hay không? Trong khi một số bệnh nhân không cảm thấy gì, một số người lại cho biết tiếng nói của họ bị méo đi, hoặc hơi thở trở nên ngắn lại khi điện cực hoạt động. Tuy nhiên, hầu hết đều đồng ý rằng liệu pháp VNS dễ chịu hơn nhiều so với chứng mất ngủ, tăng cân và rối loạn tình dục đi kèm với các biện pháp chữa trầm cảm thông thường.

Bài gốc: https://amp.vnexpress.net/ky-thuat-soc-dien-moi-chua-tram-cam-2258211.html

*

Chữa trị thành công bệnh trầm cảm nặng bằng cấy ghép điện não

Một phụ nữ bị trầm cảm nặng đã được điều trị thành công bằng phương pháp cấy ghép não thử nghiệm (ảnh), mang lại hy vọng cho những người mắc các bệnh tâm thần khó chữa.

Thiết bị này hoạt động bằng cách phát hiện các mô hình hoạt động của não có liên quan đến chứng trầm cảm và tự động làm gián đoạn chúng bằng cách sử dụng các xung điện kích thích cực nhỏ được đưa vào sâu bên trong não, theo The Guardian.

Bệnh nhân 36 tuổi cho biết liệu pháp này đã đưa cô trở lại với “một cuộc đời đáng sống”, cho phép cô cười một cách tự nhiên lần đầu tiên sau 5 năm.

Trong giai đoạn đầu kéo dài 1 tuần, một thiết bị cấy ghép não tạm thời ghi lại một loạt các hoạt động của não trong khi bệnh nhân ghi chú lại tâm trạng của mình. Trong giai đoạn thứ hai, một thiết bị vĩnh viễn được cấy ghép vào hộp sọ của bệnh nhân để phát hiện hoạt động não mang “dấu hiệu trầm cảm” và tự động tạo ra xung điện kích thích nhằm làm gián đoạn.

Cô Katherine Scangos, trợ lý giáo sư tâm thần học lâm sàng tại Đại học California, San Francisco (UCSF, Mỹ) và là người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết: “Bản thân thành công này là một tiến bộ đáng kinh ngạc trong kiến thức của chúng ta về các chức năng não là nguyên nhân gây ra bệnh tâm thần”.

Bài gốc: https://thanhnien.vn/chua-tri-thanh-cong-benh-tram-cam-nang-bang-cay-ghep-dien-nao-1851394715.htm

No comments:

Post a Comment