Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, January 18, 2023

Làm sao để yên tâm về laptop khi đi du lịch bụi vv?

Để yên tâm về laptop khi đi du lịch bụi và vẫn làm việc như khi ở nhà:
  1. Mã hóa ổ cứng với Bitlocker v.v. (MacOS thì không cần vì mã hóa sẵn hoặc bạn bật mã hóa lên) => Upgrade Windows từ bản Home lên bản Pro trước
  2. Mua ổ cứng tương tự ổ cứng laptop và box gắn nó để clone ổ cứng laptop ra làm ổ dự phòng, để ở nhà hoặc đâu đó an toàn => Dùng phần mềm Macrium Reflect (Free)
  3. Có thể clone ổ cứng thành image trên một ổ cứng khác (và sau này clone từ image này vào ổ cứng khác rồi lắp vào máy)
Bạn cũng có thể muốn chia ổ cứng laptop thành 2 ổ, một ổ để hệ điều hành Windows, ổ kia làm ổ dữ liệu, và chỉ mã hóa ổ dữ liệu quan trọng bằng Bitlocker thôi cũng được. Cái này gọi là shrink, chức năng có sẵn trong Windows. Tuy nhiên, sẽ không shrink được mấy, ví dụ ổ 500GB sử dụng 150GB của tôi chỉ shrink được ... 5GB, sau khi làm các thao tác sau đây thì shrink được tới 350GB!
Bước 1: Tắt hibernation.
Chạy comand (cmd) quyền admin hoặc PowerShell (admin) (gõ Windows + X) rồi chạy dòng lệnh: powercfg /h off
Bước 2: Tắt pagefile => Start > Run > “sysdm.cpl”Advanced" => Performance => Settings => Tab Advanced => Virtual memory
Bước 3: Tắt system protection => Start > Run > “sysdm.cpl” >  => Tab "System Protection"Tab "
Tôi mã hóa ổ cứng laptop với Bitlocker, 
clone nó thành image trong ổ mã hóa khác, 
và clone vào ổ dự phòng!

Nhật ký mã hóa toàn bộ Windows

Sẽ thật tuyệt vời nếu có thể đi khắp nơi thăm thú tình hình mà vẫn có thể mang laptop theo làm việc nhưng nhỡ nó hỏng máy, hỏng ổ cứng, hay tệ hơn là mất thì sao? Tôi luôn lo lắng vì điều đó. Dù có máy dự phòng nhưng làm trên máy chính đầy đủ phần mềm và dữ liệu vẫn tốt và hiệu quả hơn, hơn nữa màn hình xịn nên sẽ tốt cho mắt hơn. Nếu thực sự định đi du lịch 1-2 tuần thì rõ ràng nên cầm máy xịn theo. Vì thế tôi mua thêm ổ SSD giống của máy, rồi dùng phần mềm clone cả ổ cứng ra. Sau đó, khi lắp ổ clone này vào máy thì Windows khởi động không khác gì ổ chính. Như vậy, đã có ổ dự phòng đề phòng trường hợp hỏng ổ cứng. Nhưng khi lắp vào box và cắm ổ clone (hay ổ chính) vào máy tính thì mới phát hiện BẤT KỲ AI cũng có thể đọc toàn bộ dữ liệu, có thể xộc thẳng vào Desktop và thấy hết mọi thứ, vì Windows chẳng mã hóa gì cả. Nghĩa là tuy có ổ dự phòng, nhưng nếu đánh mất nó, hoặc bị mất máy tính, dữ liệu sẽ bị rò rỉ, nên lại thêm một mối lo mới và không thể kê cao gối mà ngủ được. Tôi cũng clone ổ cứng thành image vào trong ổ SONY nhưng ổ SONY thì yên tâm, vì nó được mã hóa bởi Bitlocker. Để bảo mật dữ liệu thì phải mã hóa toàn bộ ổ cứng bằng Bitlocker, nghĩa là phải nâng cấp từ Windows Home lên Pro, với giá 99$ trên Store hoặc 69k trên mạng, lại một lựa chọn khó khăn trong thời đại mà rẻ là đạo đức và lương tâm. Sau khi nâng cấp lên thì có thể mã hóa được ổ cứng, nhưng tôi nghĩ nên phân chia nó ra thành ổ C để chạy Windows và ổ D để lưu trữ giữ liệu quan trọng cần bảo mật, nên shrink ổ C từ 500GB xuống còn 300GB và tạo mới ổ D 200GB. Ổ D thì có thể đặt được mật khẩu giải mã theo ý mình nhưng ổ C là ổ Windows, thì chỉ có cách lưu key 48 chữ số. Đây là lý do nên chia hai ổ, vì giả sử cần lắp ổ cứng vào box để lấy giữ liệu từ một máy khác, chắc chắn bạn sẽ không muốn mỗi lần như thế lại nhập 48 chữ số vào đâu. Lúc đầu khi đăng nhập thì đúng là phải nhập 48 chữ số Windows mới cho đăng nhập nhưng sau đó nó lưu trữ đâu đó và không cần nhập lại mỗi lần vào nữa. Và ban đầu cũng hơi chậm một tí, có lẽ là do lúc shrink tôi tắt hết hibernation, system protection và paging file. Nhưng khi mã hóa xong thì không có nhiều khác biệt đáng kể. Bây giờ, máy tính được hoàn toàn bảo vệ khỏi rò rỉ dữ liệu, có thể yên tâm mang theo mọi nơi để làm việc.

No comments:

Post a Comment