Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, July 26, 2020

Bỗng dưng đi học ... MBA

Làm gì khi bế tắc sau 5-10 năm đi làm liên tục?

Sau 5-10 năm đi làm liên tục, chúng ta rất dễ bị rơi vào bế tắc, vì công việc thì có thể đã làm tốt rồi, nhưng không phát triển thêm được nữa. Ngoài ra, chúng ta phát hiện hóa ra công việc không đem lại được nhiều thứ như chúng ta dự định. Cảm giác như là đang sống mòn trong công ty, sợ hãi khi muốn bước chân ra. Lúc đó, chúng ta bị tâm bệnh vì một nửa muốn bước chân ra ngoài làm thứ gì mới, một nửa lại sợ hãi không muốn và không biết bắt đầu từ đâu.

Tóm lại thì:
- Lúc mới tốt nghiệp nghĩ rằng, chỉ cần tôi làm việc chăm chỉ thì sau 10 năm tôi thành chuyên gia, được đánh giá cao và có đãi ngộ tốt, thực tế là lương không tăng mấy, đãi ngộ không tốt như dự kiến
- Chán công việc hiện tại nhưng do đã quen và gắn bó lâu, nên không dám ra ngoài tìm việc mới
- Muốn đổi việc nhưng sợ nếu thất bại sẽ không được như cũ, hay lý lịch sẽ không đẹp
- Mệt mỏi sau 5-10 làm liên tục và muốn nghỉ ngơi, nhưng không dám, sợ bị trống lý lịch
- Mất động lực làm việc vì nhiều nguyên nhân (thể lực yếu đi, lòng nhiệt huyết giảm vv)

Tóm lại là cũng khá bế tắc đấy. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề của riêng mình ai, mà là vấn đề chung. Chúng ta cần THỜI GIAN NGHỈ NGƠI sau mỗi 5-10 năm đi làm liên tục. Ít ra cũng phải ĐÁNH GIÁ LẠI 10 năm qua như thế nào, để còn biết là mình nên làm gì tiếp theo.

Không có thời gian nghỉ ngơi và nhìn nhận lại rút kinh nghiệm rất nguy hiểm. Hoặc là do bạn làm công vừa quá thấp, chỉ đủ sống không có tích lũy, hoặc bạn có trách nhiệm chu cấp cho gia đình vv và không thể dừng lại được. Vì không giải tỏa được UẨN ỨC trong 5-10 năm qua, nên 5-10 năm tới sẽ càng bùng phát dữ dội, không phải là ý hay nếu tiếp tục đi làm trong trạng thái tinh thần như thế.

Đã tới lúc phải nghỉ ngơi và suy nghĩ lại rồi. Chúng ta sẽ tích lũy KIẾN THỨC = TRẢI NGHIỆM mới, để tạo ra động lực mới.

Nhưng phải nghỉ ngơi trong bao lâu? 6 tháng, 1 năm, 2 năm? Tùy vào mỗi người, nhưng nếu bạn nghỉ quá lâu, coi chừng lại mất đi động lực làm việc và bị khoảng trống lý lịch gây bất lợi cho xin việc sau này.

Do đó, đi du học Nhật Bản để học cao học MBA trong 2 năm, có vẻ là một ý hay.

Học cao học MBA 2 năm tại Nhật Bản

Để có thời gian dư dả để nhìn nhận lại sự nghiệp của bản thân, nâng cao KIẾN THỨC = TRẢI NGHIỆM, nâng cao khả năng tiếng Nhật để có thể tham gia toàn cầu hóa, hơn nữa với một mức học phí phải chăng.

Khóa học:

Cao học MBA 2 năm × Trường Jigyo Sozo (Sáng Tạo Sự Nghiệp) × Tại: Niigata × Học phí: 600.000 JPY/năm

Tên trường: Viện sau đại học về Nghiên cứu khởi nghiệp 事業創造大学院大学 [Sự Nghiệp Sáng Tạo Đại Học Viện Đại Học]
Thuộc NSG Group
Trang web: http://www.jigyo.ac.jp/
Địa điểm: Quận trung tâm thành phố Niigata

Học phí ưu đãi dành cho du học sinh:
Tổng học phí 2 năm: 1.200.000 JPY (600.000 JPY/năm)
Phí nhập học: Miễn phí (với sinh viên Nhật là 200.000 JPY)

Thời gian học: 2 năm

Tư cách đăng ký/trình độ tiếng Nhật yêu cầu:
Đã tốt nghiệp đại học và trình độ tiếng Nhật JLPT N2 trở lên hoặc kết quả thi môn tiếng Nhật (trừ thi viết) kỳ thi EJU 220 trở lên.

Với các bạn chưa đủ trình độ tiếng Nhật, các bạn có thể học tại trường Nhật ngữ AIR ngay tại Niitaga, đây là trường cũng cùng hệ thống NSG Group với trường cao học Jigyo Sozo nên rất thuận tiện khi học lên cao.

Dưới đây là nội dung từ tài liệu giới thiệu và tài liệu tuyển sinh của trường cao học JIGYO SOZO về khóa học cao học MBA.

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU DÀNH CHO DU HỌC SINH MUỐN TÌM HIỂU VỀ KHÓA HỌC MBA

VIỆN SAU ĐẠI HỌC VỀ NGHIÊN CỨU KHỞI NGHIỆP JIGYO SOZO

TRƯỜNG ĐÀO TẠO NHÀ KHỞI NGHIỆP

I. Tổng quan về trường JIGYO SOZO
(1) Lĩnh vực đào tạo = Kinh doanh (giảng dạy các kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn trên nhiều phương diện gắn với kinh doanh cùng với kỹ năng kinh doanh)
(2) Tên khoa nghiên cứu = Chương trình đào tạo chuyên ngành - Khoa nghiên cứu khởi nghiệp
(3) Thời gian đào tạo tiêu chuẩn = 2 năm
(4) Học vị = Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (chuyên ngành) MBA
(5) Địa chi = 3-1-46 Yoneyama, Quận Chuo, Thành phố Niigata, Tinh Niigata, Nhật Bản
(6) Tổng số học viên = 160 người (số lượng tuyển kì học mùa xuân tháng 4 = 60 người, số lượng tuyển sinh kì học mùa thu tháng 10 = 20 người)

II. Mục tiêu đào tạo
(1) Nhà khởi nghiệp
(2) Người đảm nhận trọng trách trong việc triển khai dự án mới hay cải cách bộ máy tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp
(3) Nhà lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ quản lí
(4) Nhà doanh nhân kế nghiệp
(5) Nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu

1. Nội dung học tập
Trường là nơi học viên có thể học được những kiến thức chuyên ngành và kiến thức thực tiễn liên quan đến kinh doanh. Bên cạnh việc học những lí luận mang tính hệ thống trong nhiều lĩnh vực rộng lớn như “Chiến lược kinh doanh”, “Marketing”, “Tài chính”, “Tổ chức kinh doanh”, học viên còn có cơ hội dược học hỏi trực tiếp từ các nhà kinh doanh đang làm giảng viên trong trường về những gì đang xảy ra trong môi trường kinh doanh thực tế.

2. Phương pháp học (giờ học và đánh giá thành tích)
Các giờ học được tiến hành theo phương pháp khác nhau như thuyết giảng, tương tác hỏi - đáp, thảo luận, phát biểu ... tùy theo môn học. Thành tích được đánh giá dựa trên tinh thần đóng góp xây dựng bài trong giờ học, các bài báo cáo hoặc bài thi cuối kì.

3. Thành quả thu được (xây dựng bản kế hoạch kinh doanh)
Một trong những điểm vượt trội của trường đó chính là việc xây dựng bản kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh việc học những kỳ năng kinh doanh thì học viên còn có thể “Xây dựng bản kế hoạch kinh doanh” thay thế cho “Luận văn thạc sĩ”. Đây là một đặc trưng khá riêng biệt của trường. Những kiến thức thu được trong quá trình xây dựng, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh sẽ có ích đối với các nhà khởi nghiệp tương lai khi bắt đầu bước chân vào kinh doanh, hay khi lập đề án phát triển sản phấm dịch vụ mới trong nội bộ doanh nghiệp. Tất cả học viên đều nhận được sự hướng dẫn sát sao từ các giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh thực tiễn dưới hình thức tổ chức theo zemi với số lượng học viên ít.

4. Mạng lưới liên kết con người toàn cầu
Ngoài các học viên người Nhật, trường tiếp nhận nhiều du học sinh đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới. Học viên người Nhật đa phần đều vừa học vừa đương chức ở nhiều ngành nghề khác nhau. Những học viên người Nhật hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp và du học sinh đến từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ cùng nhau học tập, giao lưu trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, điều đó sẽ trở thành hành trang quý giá cho tương tai của học viên, giúp học viên có thể xây dựng cho mình một mạng lưới liên kết mang tính toàn cầu.

5. Hai kì nhập học trong năm: kì mùa xuân (tháng 4) và kì mùa thu (tháng 10)
Thời gian tốt nghiệp đại học của các du học sinh theo từng quốc gia là khác nhau. Do đó, để phù hợp với nhiều đối tượng du học sinh, trường chia làm hai kì nhập học là Kì mùa xuân và Kì mùa thu.

6. Lớp học tiếng Nhật miễn phí
Nâng cao năng lực tiếng Nhật là một việc không thể thiếu để học viên có thể hiểu rõ được bài giảng, cũng như để giúp ích cho việc kinh doanh sau khi tốt nghiệp hay đi làm. Hiểu được điều đó, trường có tổ chức lớp tiếng Nhật miễn phi. Trường sẽ phân lớp dựa trên cấp độ, điểm mạnh, điểm yếu tiếng Nhật của học viên, và hướng đến mục tiêu đào tạo học viên có thể sớm đạt trình độ N1 kì thi năng lực tiếng Nhật cũng như đạt được trình độ cao hơn N1.

KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN CÓ ĐƯỢC QUA VIỆC HỌC MBA

MBA là từ viết tắt của Master of Business Administration (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh). Học viên sẽ được học một cách hệ thống những chủ đề liên quan đến nguồn lực cốt lõi trong doanh nghiệp, đó là: nhân sự (Quản lý nguồn nhân lực), hàng hóa - dịch vụ (tổ chức vận hành doanh nghiệp, marketing), tiền tệ (kế toán tài chính), công nghệ thông tin (IT).
Xã hội đang bước vào những thời kì đầy biến động, trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu khốc liệt, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt nhiều hơn nữa những vấn đề phát sinh mà không thể tìm ra cách giải quyết nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ. Trong lĩnh vực kinh doanh, nơi không có câu trả lời đúng tuyệt đối thì mỗi người cần thiết phải có được “Năng lực giải quyết vấn đề”, tức là nhìn nhận sự vật hiện tượng theo quan điểm của chính mình rồi từ đó phân tích, tư duy, thực hành và kiểm chứng liên tục để đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất. Các học viên học tại trường có thể tiếp thu được những kiến thức chuyên môn đa dạng thông qua việc học kinh doanh, cũng như có thể khai phá ra năng lực ứng dụng được trong mọi tình huống kinh doanh.

Kiến thức chuyên môn có được qua việc học MBA:
  • Thông tin: Kỹ thuật IT, chiến lược IT / Điều tra thị trường, phân tích thống kê / Cập nhật động thái xu thế quốc tế / ...
  • Con người: Quản trị tổ chức, nhân sự / Leadership / Xây dựng mạng lưới quan hệ / ...
  • Tiền tệ: Kế toán / Tài chính / Thuế / ...
  • Hàng hóa: Chiến lược kinh doanh / Chiến lược marketing / Quản lý dịch vụ / ...

DANH SÁCH MÔN HỌC VÀ ĐIỀU KIỆN LẤY HỌC VỊ

Học viên sẽ được trao học vị Thạc sĩ quản trị kinh doanh (chuyên ngành) MBA khi hoàn thành đủ trên 34 tín chỉ và có “Bản kế hoạch kinh doanh” được xét thông qua bởi hội đồng nhà trường.

1. Môn học cơ sở

  • Lý luận quản trị kinh doanh
  • Chiến lược kinh doanh
  • Marketing
  • Lý luận tài chính kế toán
  • Phân tích báo cáo tài chính
  • Tài chính doanh nghiệp
  • Tổ chức kinh doanh A
  • Lý luận kinh doanh kỹ thuật
  • Đạo đức doanh nghiệp
  • Phương pháp lập kế hoạch kinh doanh
  • Lý luận khởi nghiệp
  • Phân tích thống kê
  • Luật doanh nghiệp
  • Lý luận quản lý kế toán

2. Môn học phát triển

Mảng chiến lược kinh doanh
  • Lý luận chuyên sâu chiến lược kinh doanh
  • Tổ chức kinh doanh B
  • Chiến lược phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Quản lí dịch vụ
  • Nghiên cứu doanh nghiệp A
  • Nghiên cứu doanh nghiệp B
  • Marketing toàn cầu

Mảng tài chính, tiền tệ
  • Quản lí rủi ro
  • Luật thuế A
  • Luật thuế B
  • Luật thuế C
  • IT và kinh doanh

Mảng công nghệ thông tin
  • Kỹ thuật IT cơ bản
  • Khoa học quản trị
  • Phương pháp điều tra thị trường
  • Giải pháp IT
  • Chiến lược kỹ thuật ICT

Mảng khởi nghiệp
  • Tài chính kinh doanh khởi nghiệp
  • Lý luận doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm
  • Lý luận Innovation

Mảng môi trường kinh doanh
  • Kinh tế - tài chính quốc tế và doanh nghiệp
  • Lý luận kinh tế khu vực
  • Quản lý vùng
  • Nghiên cứu thực địa khu vực field study (nghiên cứu xây dựng kinh doanh)
  • Lý luận ngành nghề A (chiến lược khởi nghiệp: ngành bán lẻ - môi trường)
  • Lý luận ngành nghề B (du lịch)
  • Lý luận ngành nghề C (kinh doanh về phúc lợi xã hội)
  • Lý luận ngành nghề D (quản lý thể thao)
  • Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật với nền kinh tế các nước đang phát triển

Zemi
  • Zemi I
  • Zemi II

CUỘC SỐNG DU HỌC

Trường giới thiệu nhà ở khoảng 38.000 JPY/tháng cho phòng 1 người, và 15.000 JPY/tháng/người cho phòng 3 người ở chung.

Trường nằm tại trung tâm thành phố Niigata cách ga Niigata 5 phút đi bộ và học sinh của trường có thể đi làm thêm tại các nhà hàng hay các ngành dijx vụ.

Sinh hoạt phí bình quân tại Niigata cho du học sinh là khoảng 60.000 JPY/tháng và có thể tiết kiệm hơn bằng cách ở chung 2, 3 người một phòng. Ví dụ:
- Tiền nhà: 30.000 JPY
- Điện nước ga: 5.000 JPY
- Điện thoại và chi phí khác: 5.000 JPY
- Tiền ăn: 20.000 JPY
Tổng: 60.000 JPY

HỌC PHÍ
Đối với sinh viên người Nhật:
Năm 1: Tổng 1.500.000 JPY (200.000 JPY là tiền nhập học)
Năm 1: Tổng 1.300.000 JPY

Đối với du học sinh:
Năm 1: Tổng 600.000 JPY (miễn phí tiền nhập học, học phí 500.000 JPY, cơ sở thiết bị 100.000 JPY)
Năm 2: Tổng 600.000 JPY
Tổng 2 năm: 1.200.000 JPY


HỌC BỔNG
Một số học bổng chính: Học bổng JASSO (48.000 JPY/tháng, 1 năm), Heiwa Nakajima (100.000 JPY/tháng, 1 năm), Rotary - Yoneyama (140.000 JPY/tháng, 2 năm), Sagawa (100.000 JPY/tháng, 2 năm).

TUYỂN SINH
Phí tuyển sinh: 35.000 JPY
Xét hồ sơ và phỏng vấn với thí sinh tốt nghiệp trường liên kết, người đi làm được tiến cử vv.

Liên hệ để biết chi tiết.
iSea Saromalang

No comments:

Post a Comment