Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, January 29, 2017

Thế nào là lối sống SOHO và Freelancer?

Lần trước tôi có nói về cách giảm tắc đường, ngập lụt và ô nhiễm không khí. Đây đều là các vấn đề vô phương cứu chữa, bài lần trước là nói cách để giảm cho bản thân bạn thôi, bằng cách thuê nhà gần chỗ làm và giảm thời gian đi làm xuống. Vì nếu bạn đi làm ở khu vực kẹt xe, hay cách quá xa chỗ làm thì sẽ rất dễ bị kẹt trên đường và ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc.
>>Tư vấn học bổng du học Nhật Bản

Do đó, bí quyết chỉ là thuê nhà gần chỗ làm. Trong bài này, Saromalang giới thiệu một lối sống có thể triệt tiêu việc tắc đường, ngập lụt và thậm chí cả ô nhiễm:
SOHO: Viết tắt của Small Office (văn phòng nhỏ), Home Office (văn phòng ở nhà). Tức là bạn làm việc ở văn phòng nhỏ ở ngay nhà bạn.
Freelancer: Người nhận các dự án và làm chủ yếu ở nhà (có thể thỉnh thoảng đi gặp đối tác, khách hàng), thời gian thường là tự chủ và chọn thời gian đi làm được.

Máy tính và Internet không thể thiếu nếu bạn định làm freelance
và giao tiếp với khách hàng từ xa. Ảnh: pixabay.

Lối sống SOHO và Freelancer sẽ giúp bạn thoát được tình cảnh giao thông "ngặt nghèo" hiện nay, dù có thể thời gian tới chỗ làm của người Việt cũng không cao hơn thời gian tới chỗ làm của người Tokyo.

Nghe thì có vẻ tuyệt vời. Tuyệt thật đấy, nhất là ngày mưa bão. Nhưng đa phần đều thất bại với lối sống freelancer. Cuối cùng còn vất vả hơn cả người đi làm công ăn lương, thậm chí quá nửa bỏ cuộc quay lại cuộc sống đi làm nhân viên công ty.

Ở đây là sự so sánh:
Freelancer # Người làm công ăn lương

Vì sao nhiều người làm freelance thất bại?

Saturday, January 28, 2017

Nền kinh tế định hướng tết và vì sao nên bỏ

Nền kinh tế thể hiện rất rõ vào sức mua hoa dịp tết âm lịch. Ở một số nước nho giáo, tết âm lịch là dịp quan trọng để đoàn tụ gia đình, tìm lại niềm vui và động lực sau một năm lao động "vất vả" (Xem thêm Bệnh nghỉ tết). Vì thế, dịp tết thì dù giàu hay dù nghèo cũng phải làm cơm cúng gia tiên, mua đồ tết, đồ trang trí, ... dẫn tới sức mua tăng vọt. Bài này bàn về kinh tế định hướng tết (âm lịch).

Thứ không thể thiếu là hoa tết gồm nhiều loại hoa mà quan trọng nhất là hoa đào (miền bắc) và hoa mai (miền nam). Buôn hoa dịp tết trở thành ngành hốt bạc. Nhưng kể từ tết 2012 thì ngành này đi xuống và mỗi năm sức mua lại yếu hơn năm trước 30%. Tôi có đi chợ tết 2012 vẫn còn rất đông vui do kinh tế chưa bị ảnh hưởng, nhưng các năm sau đó đều xuống rất nhanh.

Sức mua hoa ngày tết thể hiện kinh tế của người dân

Kinh tế định hướng tết là bất hợp lý

Friday, January 27, 2017

Lòng biết ơn tư lợi và lòng biết ơn công chính

Lòng biết ơn (gratitude) có vai trò rất quan trọng trong đời sống, nhưng không dễ để thực hành đúng. Tôi lấy ví dụ thế này: Nếu ai đem tới lợi ích, tiền bạc cho bạn, bạn cảm ơn họ. Điều đó có đúng không?

Thoạt nhìn thì có vẻ đúng. Nhưng theo tôi đó không phải là lòng biết ơn thật sự mà là lòng biết ơn kiểu tư lợi, tức là phải có lợi lộc thì mới biết ơn. Nhiều người biết ơn cha mẹ, thầy cô, lãnh đạo theo đúng kiểu đạo đức nho giáo. Nhưng ở những nước như thế con người thường chỉ chờ ban phát lợi lộc, sống không tự lập và ra đường thường xâm hại lợi ích của người khác. Kiểu biết ơn tư lợi này sẽ dẫn tới căn bệnh sùng bái cá nhân. Không hiếm người sùng bái cha mẹ (cha mẹ mình thôi chứ cha mẹ người khác có cho ăn hay yêu thương đâu mà sùng bái), thậm chí sùng bái bản thân. Lòng biết ơn cha mẹ kiểu nho giáo chỉ đơn giản là sùng bái cá nhân, không phải lòng biết ơn thật sự. Rốt cuộc, con cái cứ ăn bám về tinh thần, vật chất cha mẹ mãi mà không hoàn thiện nhân cách để sống độc lập. Nuôi dưỡng lòng biết ơn kiểu tư lợi thì sớm muộn cũng sẽ gặp rắc rối.

Lòng biết ơn thật sự phải hướng tới lợi ích cộng đồng

Thursday, January 26, 2017

Nghệ thuật nấu ăn: Gia nhiệt và dư nhiệt

Nấu ăn là một việc quan trọng trong đời người cũng như việc du học. Khi du học thì bạn nấu ăn sẽ tiết kiệm chi phí nhiều hơn và khỏe hơn để có sức học tập. Mục đích chính của nấu ăn:

1, Có sức khỏe tốt hơn
2, Tiết kiệm chi phí
3, Chống bị thao túng bằng đồ ăn
4, Niềm vui

Thời đại nào thì cũng luôn xuất hiện những người thao túng người khác bằng đồ ăn, nên bạn cần nấu ăn cho chắc. Thất bại trong việc nấu ăn? Xác suất cao là bạn sẽ bị thao túng. Nếu chỉ đi ăn nhà hàng thì thường khá tốn kém tiền bạc cũng như mất thời gian. Ngoài ra, nấu ăn là một niềm vui trong cuộc sống, nên ở tại Saroma Fun có mở chuyên mục nấu ăn dành cho các bạn du học sinh làm các món đơn giản với chất lượng cao nhất.

Điều quan trọng trong nấu ăn là phải nấu ngon. Nếu bạn nấu mà đồ ăn nấu chín quá, quá lửa, dai quá, khô quá thì đều không thành công. Để đồ ăn ngon thì nó phải "chín tới" nên bạn cần để ý tới thứ gọi là "dư nhiệt":

Đồ ăn tiếp tục chín sau khi đã nấu do dư nhiệt.

Bạn có thể gặp may với phụ nữ đẹp, duyên dáng, tâm hồn thuần khiết như pha lê lại nấu ăn giỏi nhưng suy cho cùng, bạn không thể sống phụ thuộc mãi vào đồ ăn nàng nấu vì lý do tránh bị thao túng và tránh béo phì. Nếu có người khác nấu thì bạn không chỉnh được lượng, gia vị, thời gian ăn được nữa và cuộc đời không còn do bạn làm chủ nữa. Nên, về cơ bản là tự nấu nhé.

Gia nhiệt và dư nhiệt

Wednesday, January 25, 2017

Thời gian tuyệt đối: Rốt cuộc vì sao không thể di chuyển theo chiều thời gian?

Như đã nói lần trước, chúng ta không thể đi về quá khứ hay đi tới tương lai do luật nhân quả. Tuy nghe có vẻ hợp lý nhưng có thể chẳng có ý nghĩa gì trong vũ trụ, chỉ là ước mơ của những kẻ thua thiệt và thất bại thì sao?

Vì sao chúng ta cứ kẹt cứng mãi ở hiện tại mà không thể nhúc nhích theo chiều thời gian? Chúng ta phải đợi từng giây, micro giây, ... trôi qua và "tương lai phải tới lúc đó mới biết được". Những người muốn biết trước tương lai chỉ có cách là xem bói nhưng thật ra họ không biết được tương lai mà đó chỉ là ảo ảnh do não bộ thầy bói tạo ra. Chính thầy bói cũng chẳng biết được tương lai của chính họ trừ "tương lai này": Tiền từ túi người xem bói sẽ vô túi thầy, ngay trong tương lai rất gần, cụ thể là khi buổi xem bói kết thúc (và khuyến mãi thêm câu "cho bao nhiêu là tùy tâm" để đảm bảo kiếm được nhiều hơn 2, 3 lần thông thường!)

Đâu là câu trả lời tốt nhất? Theo tôi là câu này:

"Vì thời gian không hề tồn tại"

Chúng ta có thể di chuyển trong "không gian" vì đó là vật chất, và vật chất có tồn tại. Hãy tưởng tượng bạn ở khoảng trống của vũ trụ, chẳng có gì, chẳng thấy gì, làm sao biết bạn đã di chuyển? Vì không hề có cột mốc nào, bạn sẽ nghĩ bạn đang rơi trong một cái bẫy dù vẫn dùng động cơ phản lực để di chuyển.

Thời gian không phải là vật chất, và cũng chẳng tồn tại. Nếu vậy thì bản chất của thời gian mà chúng ta đo đạc, nói tới là gì đây?

Thời gian vật lý là thời gian đo bằng công cụ đo về mặt vật lý.
Thời gian tâm lý là sự bóp méo của thời gian vật lý do các hoạt động tâm lý.

Vấn đề đo thời gian

Chúng ta đo thời gian cách nào nhỉ? Tôi dẫn bạn vào một căn phòng trắng hoàn toàn và bảo bạn bây giờ là 12 giờ trưa, hoặc là 12 giờ đêm, thì có cách nào bạn phân biệt không? Không, chẳng có cách nào cả.

Chúng ta đo thời gian "ngày" dựa vào mặt trời hay chính xác là tương quan giữa trái đất và mặt trời. Tùy vào mặt trời đang ở hướng đông hay hướng tây mà chúng ta biết là sáng hay chiều, và cả cường độ nữa. Nhưng trong một ngày mưa bão, chúng ta chịu không biết là 3 giờ chiều hay 6 giờ chiều.

Chúng ta đo mùa hay năm theo thời tiết. Mùa xuân hoa nở, vậy thôi. Mà thời tiết lại là sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời.

Chúng ta đo âm lịch theo mặt trăng, đếm bao nhiêu mùa trăng tròn, như câu này:

人间事常难遂人愿,且看明月又有几回圆。
Việc nhân gian thường khó mà chiều theo ý con người,
Thoáng chốc đã thấy trăng sáng lại mấy lần tròn.

Trong bài 相见难别亦难 (Tương kiến nan, biệt diệc nan = Nhìn nhau đã khó, li biệt còn khó hơn)

Trong vật lý hiện đại, một giây (1 second) được định nghĩa như sau:
Khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Cs133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh tế.

Trường hợp không thể đo thời gian

Monday, January 23, 2017

Du học Nhật Bản ngành nông nghiệp và con đường lập nghiệp

Làm thế nào lập nghiệp trong ngành nông nghiệp khi bạn yêu thích ngành này?

Lập nghiệp trong ngành nông nghiệp không dễ dàng, đòi hỏi bạn phải có vốn lớn và lập nông trại theo kiểu công nghiệp, vì nếu làm nông nghiệp nhỏ lẻ thì hầu như sẽ phá sản (xem ở cuối bài). Bạn không chỉ cần vốn lớn mà cần kiến thức về kinh doanh nông nghiệp. Ngày nay, nếu làm nông nghiệp ở Việt Nam bạn cũng phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Ví dụ, trồng chuối hay dứa thì bạn vẫn phải cạnh tranh với chuối Dole hay dứa Dole là doanh nghiệp đa quốc gia tại Việt Nam.


Tư vấn du học Nhật Bản ngành học nông nghiệp và học bổng ngành nông nghiệp tại Nhật. Hãy xem Hướng dẫn du học, Nội dung tư vấn. Để đăng ký tư vấn hãy đăng ký tại đây.


Nông trại xà lách tại làng thần kỳ Kawakami, Nhật Bản.
Ảnh: http://toyokeizai.net/articles/-/48290

Phải có kiến thức nông nghiệp và học cách kinh doanh nông nghiệp

Chú ý là học kiến thức nông nghiệp và học cách kinh doanh là khác nhau. Ở các trường nghề senmon có khoa "Kinh doanh nông nghiệp" học trong 2 năm và lấy bằng "chuyên viên" hoặc là học 4 năm và lấy bằng chuyên viên cao cấp, tương đương tốt nghiệp đại học (và có thể học lên cao học). Ví dụ trường nông nghiệp Abio tại Niigata.

Tại khoa Kinh doanh nông nghiệp có các khóa trồng trọt, khóa học quản lý hay khóa học chung đại học 4 năm (tốt nghiệp tương đương đại học). Bên cạnh đó là khoa kỹ thuật vi sinh với các ngành như trồng nấm, lên men vv.

Đừng quá kén chọn ngành nghề học tập.

Vì thật ra học ngành nào cũng cho bạn cái nhìn toàn cảnh về ngành nông nghiệp và bạn vẫn nên lựa chọn con đường kinh doanh nông nghiệp. Để làm điều này, bạn cần có trình độ đại học. Bạn có thể đã có bằng đại học ở lĩnh vực IT chẳng hạn, nhưng học thêm kiến thức nông nghiệp ở trường senmon.

Hoặc nếu bạn chưa tốt nghiệp đại học thì bạn nên học đại học ngành nông nghiệp ở Nhật. Ví dụ như đại học quốc lập Shimane ở tỉnh Shimane. Tại đây bạn có thể học nhiều ngành liên quan tới nông, lâm nghiệp và phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Nếu bạn chỉ có bằng senmon về nông nghiệp thì bạn sẽ thường chỉ làm việc trong nông trại như là nông dân hoặc là kỹ sư nông nghiệp làm trực tiếp trên đồng ruộng. Lương sẽ không cao (vì là lao động đơn giản) nhưng bạn cũng có thể học về nông nghiệp.

Nhưng nếu bạn có trình độ đại học và kiến thức về nông nghiệp, bạn nên xin vào công ty lớn ví dụ các công ty kinh doanh nông sản, công ty thương mại về nông nghiệp. Tức là bạn xin việc không phải làm lao động chân tay mà theo dạng kỹ sư, cử nhân. Tất nhiên là bạn vẫn phải thực tập thực tế, tuy nhiên, công việc chính của bạn là về đầu óc nhiều hơn là làm việc trên đồng ruộng.

Làm việc trong công ty nông nghiệp một vài năm (lý tưởng là 3 năm) sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về đảm bảo chất lượng (QA), các tiêu chuẩn, kỹ thuật cũng như phương thức kinh doanh nông sản. Từ đó, bạn có thể xây dựng sự nghiệp trong tương lai.

Để xây dựng sự nghiệp trong ngành nông nghiệp

Saturday, January 21, 2017

Thông minh và khôn lỏi

Thông minh, khôn ngoan và khôn lỏi, khôn vặt. Làm sao để phân biệt chúng với nhau?
Người Nhật hay người Âu Mỹ thường đề cao sự thông minh (smart), khôn ngoan (wise) và tránh xa sự khôn lỏi, khôn vặt (crafty, dodgy), thường là dạng tư lợi.

THÔNG MINH # KHÔN LỎI
Lợi ích lâu dài # Lợi ích trước mắt

Vấn đề là một số nơi lại coi sự khôn lỏi là thông minh, phải khôn lỏi mới được coi là thông minh. Nhưng theo tôi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Người thông minh thì không khôn lỏi, mà thường họ là những người "khờ", đôi khi bị coi là "ngu ngốc". Người Mỹ có câu "Stay hungry. Stay foolish." (Luôn đói khát. Luôn dại khờ.) là vì thế.

Người khờ mới thay đổi thế giới vì họ có thể kiên trì theo đuổi mục đích nào đó đến cùng. Lịch sử nhân loại là do người ngu ngốc tạo ra. Ví dụ, những người tạo ra máy bay, chẳng có mục đích thương mại gì, họ chỉ khờ và muốn bay. Hay các nhà khoa học cố tìm ra chân lý, chẳng ai trả tiền để họ làm thế. Nhà khoa học Galileo được gì nếu phát minh ra kính thiên văn quan sát hành tinh? Ông ấy còn bị trừng phạt vì việc đó.

Ngay cả việc học giỏi tiếng Nhật hay ngoại ngữ cùng cần bạn phải khá khờ. Nếu bạn tính toán lợi ích từ đầu thì bạn sẽ thấy chẳng ý nghĩa gì, vì thế bạn bỏ hoặc học cầm chừng thôi. Nghĩa là bạn không thể giỏi được. Việc "khôn quá" thường dẫn tới việc không học hành cho tới ngày có thành quả.

Cũng có người rất "khôn" bằng cách làm gì học gì cũng dở thôi, như thế lợi dụng được người khác. Làm giỏi quá sẽ bị nhờ vả, sẽ "thua thiệt" chứ sao. Vì thế, họ thường hiếm khi làm gì nên hồn. Vì họ không khờ mà lại "khôn", thậm chí quá khôn.

Vấn đề nông nghiệp ở Việt Nam: Thông minh hay khôn lỏi?

Friday, January 20, 2017

Người Tokyo đi từ nhà tới chỗ làm mất bao lâu?

Đây là số liệu tham khảo (năm 2014, nguồn Huffinton Post Japan):

58 phút là thời gian trung bình người Tokyo đi từ nhà tới chỗ làm (khảo sát 2014)

Trên đây là thời gian đi một chiều từ nhà tới chỗ làm đối với người đi làm công ty (tức là サラリーマン sarariiman) thực hiện tại Tokyo, Kanagawa, Saitama, Chiba (tức vùng Kantou) năm 2014.
>>Xem thêm: Tạp học Nhật Bản (Saromafun Page)

Kết quả điều tra:

Người Nhật làm việc bao nhiêu ngày một năm?

Đây là con số đại khái:

≈ 240 ngày/năm

Từ đâu ra con số này?
>>Tư vấn visa lao động Nhật Bản (dành cho các bạn tim hiểu đăng ký để tư vấn du học Nhật Bản tại Saromalang)

Trước hết, so với số ngày nghỉ ở Việt Nam hiện tại (11 ngày) thì người Nhật nghỉ lễ nhiều hơn tới 16 ngày. Ngoài ra, công ty Nhật thường còn cho nhân viên ngày nghỉ lễ Obon (lễ bồn) - giống như nghỉ hè - khoảng 3 ngày nữa.

Theo luật Nhật Bản thì quy định là tuần nghỉ 1 ngày trở lên, ngày làm 8 giờ. Nhưng đại đa số công ty ở Nhật ngày nay đều nghỉ thứ 7, chủ nhật tức là nghỉ 2 ngày/tuần. Nếu đi làm vào ngày này thường sẽ được nghỉ bù vào trong tuần (ví dụ các cửa hàng tiện lợi chẳng hạn).

Như vậy nếu tính 1 năm 365 ngày (hoặc 366 ngày) thì có 52 tuần (lẻ chút), tức là 52 thứ 7 và 52 chủ nhật, tổng là 104 ngày nghỉ cuối tuần. Thêm vào ngày nghỉ lễ là 16 ngày (nếu trùng cuối tuần thì nghỉ bù vào sau đó).
Số ngày 1 năm: 365 (hoặc 366) ngày
Ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7, chủ nhật): 104 ngày
Ngày nghỉ lễ: 16 ngày
Ngày nghỉ obon (do công ty tặng): Ví dụ khoảng 3 ngày

Như vậy, nếu không tính nghỉ obon thì một năm làm khoảng 365 - 104 - 16 = 245 ngày. Thêm ngày nghỉ obon thì làm khoảng 242 ngày chẳng hạn. Tức là sẽ ra con số như trên.

Công viên Nogawa (野川公園), Choufu City, Tokyo, 
một trong những địa điểm lý tưởng để tiêu thụ ngày nghỉ.

Ngày nghỉ nhận nguyên lương

Thursday, January 19, 2017

Sự nguy hiểm khi nạp tinh bột quá nhiều và hiểu lầm về tinh bột

Tinh bột, đường trong thực phẩm thường được gọi là carbohydrate hay gọi tắt là carb, do đó, có chế độ ăn high carb và low carb.
>>Học ngành dinh dưỡng thực phẩm tại Nhật Bản

Cơm rất quan trọng trong bữa ăn nhưng chỉ nên ăn vừa phải cùng thịt cá

Ăn nhiều tinh bột, đường nguy hiểm thế nào?

Wednesday, January 18, 2017

So sánh tỷ lệ công chức Việt Nam, Nhật Bản

Người ta rất hay kêu "Ôi sao công chức nhiều quá" hay "Cứ phải trả lương nhiều công chức thế thì tiền đâu mà trả" nhưng theo tôi thì công chức họ đâu có ăn quỵt tiền của ai đâu, họ cũng phải đi làm ngày 8 tiếng như người khác và tự nuôi sống bản thân thôi. Nhưng việc "công chức nhiều" có phải là sự thật (fact) hay chỉ là một huyền thoại (myth)?

Thực tế thường cho thấy: Cải cách tiền lương phải đi trước cải cách hành chính.
Phải lương cao mới yên tâm làm việc được.

Những người kêu ca nhiều thường suy nghĩ cảm tính mà ít dựa vào số liệu. Trong bài này chúng ta hãy thử phân tích số liệu xem.

Ngoài ra, trước đây S có nói về nghề công chức ở Nhật, đây là nghề có thu nhập cao trong xã hội và tuyển chọn khắt khe qua kỳ thi công khai. Công chức ở Nhật lương cao hơn so với các nước phát triển khác vì số lượng của họ ít hơn.

Số lượng công chức Việt Nam, Nhật Bản, Singapore
#
Việt Nam
Nhật Bản
Singapore
Số lượng công chức (người)2.8 triệu người3,393,000 người143,000 (2014)
Dân số94,444,200127,094,7455.5 triệu người
Tỷ lệ trên dân số (%)3%2.67%2.6%

Như vậy, có thể thấy là tỷ lệ công chức ở VN cũng chỉ ngang với Nhật mà thôi. Khó có thể nói là nhiều mà để làm công việc nhiều thế thì cần tăng thêm, chứ không phải giảm đi. Nhưng điều khác nhất chính là lương công chức ở VN tương đối thấp so với mặt bằng chung của xã hội, trong khi lương công chức ở Nhật lại rất cao so với mặt bằng chung của xã hội. Nhật hay Singapore có chủ trương là trả lương cao và nói không với tham nhũng (sẽ bị đuổi việc lập tức nếu tham nhũng). Ở Việt Nam thì trả lương thấp nhưng lại hay "du di", rất ít khi kỷ luật, mà cũng chẳng ai sợ vì lương thấp.

Để cải cách hành chính thì đầu tiên phải cải cách tiền lương đã. Tiền lương phải dư dả con người mới cố gắng, nỗ lực và nhiệt tình được. Nếu chỉ kêu gọi đạo đức sẽ chỉ được thời gian ngắn, rồi đâu lại vào đấy. Nếu đói hay cuộc sống kém thoải mái thì ai mà tập trung làm việc được.

Tôi thấy công chức VN là cuộc sống khổ cực nhất, trong khi công việc đòi hỏi "lý tưởng cao" do nhiều khi làm tốt cũng không ai khen, làm lỗi thì ai cũng bắt bẻ.

Tóm lại, lương công chức ở VN và Nhật là bao nhiêu?

Tuesday, January 17, 2017

So sánh tai nạn giao thông Việt Nam và Nhật Bản 2016

Có thật là số người chết vì tai nạn ở Việt Nam quá nhiều không? Thay vì đánh giá cảm tính, chúng ta hãy tìm sự thật bằng con số thực tế.

Đây là bảng so sánh tai nạn giao thông giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Số liệu tai nạn giao thông Việt Nam và Nhật Bản 2016 (trong ngoặc: 2015)
#
Việt Nam
Nhật Bản
Số vụ tai nạn giao thông21,568 (22,827)499,323 (536,899)
Số người chết8,680 (8,727)3,904 (4,208)
Số người bị thươngKhông có số liệu617,931 (666,023)
Dân số94,444,200127,094,745

Có lẽ cách thống kê khác nhau mà số vụ tai nạn ở Nhật gấp VN khoảng ... 25 lần. Hoặc người Việt rất ít trình báo, tai nạn xong cố chịu cho qua, hoặc là cách tính tai nạn khác nhau. Ở Việt Nam chuyện va chạm, quẹt xe xảy ra cơm bữa nhưng mọi người thường bỏ qua nên không tín chăng.

Về số người chết thì ở Nhật ít hơn Việt Nam khoảng 50%. Như vậy, người chết vì tai nạn ở VN cũng không nhiều như nhiều người nghĩ. Đặc biệt, Nhật Bản cũng có năm số người bị chết vượt quá con số 8 ngàn người, xem biểu đồ bên dưới.

Số người chết vì tai nạn giao thông ở Nhật Bản trong 20 năm gần đây.
Nguồn: garbagenews.net

Kết luận: Tránh tranh luận cảm tính mà cần nhìn vào con số thực tế và đặc biệt là so sánh giữa các nước với nhau. Khi bạn đi du học, bạn có khả năng ngôn ngữ và có thể dễ dàng so sánh để tìm ra sự thật. Vì thế, quan trọng là bạn phải đọc tốt tiếng Nhật và chịu khó tìm kiếm số liệu. Để học và thi lên cao, khả năng tìm kiếm trường (search) là vô cùng quan trọng. Sau này bạn đi xin việc cũng vậy, bạn vẫn phải tìm công ty phù hợp. Kết hôn cũng thế thôi, bạn phải đặt ra tiêu chuẩn và tìm người phù hợp với tiêu chuẩn đó.

Đi du học cũng là phát triển kỹ năng tìm kiếm.
- Mark -
Nguồn thông tin:
http://vnexpress.net/infographics/giao-thong/hon-8-600-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-nam-2016-3529404.html
http://www.itarda.or.jp/situation_accident.php
http://www.garbagenews.net/archives/2014600.html

Tống Tương Công, lá cờ nhân nghĩa và ý nghĩa của chiến tranh

Đây là chuyện trong Đông Chu Liệt Quốc - một cuốn sách lịch sử rất đáng đọc để học lịch sử.
Tuy bị bắt một lần nhưng tham vọng bá chủ của Tống Tương công không dừng lại. Mùa hạ năm 638 TCN, Tống Tương công muốn báo thù nước Sở, lại hội binh với các nước Vệ, Hứa, Đằng đánh Trịnh là nước cùng phe với Sở. Trịnh Văn công cầu cứu Sở. Sở Thành vương mang quân cứu, hai bên giáp trận ở trận Hoằng Thủy.
Khi Tống Tương công bày trận xong thì quân Sở vẫn chưa sang sông hết. Tư Mã là Cố khuyên Tương công đánh ngay vì quân Sở đông hơn. Ông không nghe theo, cho rằng đánh trận cần đàng hoàng không dùng thủ đoạn. Khi quân Sở qua sông xong chưa kịp bày trận, Tư mã Cố lại khuyên nên đánh, nhưng ông vẫn không nghe theo. Khi quân Sở bày trận xong xông tới giáp chiến rất mạnh mẽ, quân Tống không chống nổi, bị thua tan tác, chết rất nhiều. Bản thân Tống Tương công bị thương ở đùi.
Nguồn: Wikipedia
Phiên bản dài tại Maxreading:
+Xem nội dung

Lời bàn: Tống Tương Công thường được đánh giá là "ngu ngốc" nhưng vấn đề là có gì sai lầm ở đây? Theo tôi thì đây chỉ là tư duy nửa mùa. Bạn muốn nhân nghĩa thì phải thắng trong chiến tranh đã, nếu bạn thua thì sao nhân nghĩa được. Ngoài ra, bản chất của chiến tranh là không công bằng:

Không công bằng về quân số.
Không công bằng về chiến thuật.
Không công bằng về khí tài quân sự.

Ví dụ hai bên tham chiến tranh giành cao điểm, sau khi đánh nhau chí tử thì bên nào còn người và cắm lá cờ lên thì được coi là "thắng". Mặc dù có thể sự hi sinh là như nhau, nhưng một bên thắng, bên kia thua, chẳng có gì là công bằng.

Cái mà Tống Tương Công hướng tới không phải là bất khả thi mà ở Châu Âu được gọi là "chiến tranh quy ước". Trong suốt thời kỳ trung cổ thì chiến tranh quy ước rất phổ biến ở Châu Âu vì hầu hết các vương triều đều có họ hàng với nhau và không ai muốn đánh nhau chí tử. Các nước mạnh chỉ muốn xưng bá và bắt các nước khác làm chư hầu cho mình để phục vụ khi có nhu cầu chiến tranh mà thôi.

Chiến tranh quy ước là thế này: Hai bên cử quân số bằng nhau, chỉ là một phần quân đội ví dụ 1 ngàn người mỗi bên, vũ khí như nhau, tác chiến ở một địa điểm chọn sẵn, nếu bên nào thắng thì được coi là nước đó thắng, nước kia thần phục làm chư hầu.

Hay đơn giản hơn và tốn ít chi phí hơn như thời cổ đại người ta cử mỗi bên một võ sỹ tốt nhất ra đấu, võ sỹ nào thắng thì nước đó thắng, nước kia làm chư hầu. Bằng cách này, chiến tranh xảy ra tốn chỉ 1 nhân mạng, hoặc cùng lắm là 2 nếu 1 chết 1 thương nặng nhưng vẫn được coi là "thắng" vì kịp hô lên "Victory" trước khi tắt thở!

Đại đội 9 (9th Company) bộ phim về chiến tranh của Nga

Đây gọi là chiến tranh quy ước. Sau này, khi vũ khí phát triển mạnh, nhất là từ thế chiến I thì xuất hiện hình thức chiến tranh tổng lực mỗi bên tìm cách triệt hạ đối phương bằng mọi giá. Ví dụ đội tàu U-Boat của Đức đánh chìm tất cả tàu Anh, đẩy nước Anh vào khủng hoảng kinh tế. Cuối cùng Đức lại bại trận vì kiệt quệ về kinh tế.

Bản chất của chiến tranh là bất công. Như người da trắng tới châu Mỹ lập thuộc địa và có vũ khí vượt trội ngươi da đỏ, hay các nước thực dân tới thế giới thứ 3 lập thuộc địa với vũ khí tân tiến còn các nước thứ 3 vẫn chỉ dùng giáo mác.

Sau này, các cuộc chiến tranh du kích cũng không cân bằng: Khi các nước đế quốc đưa quân tới nước nghèo, ví dụ Liên Xô đưa quân vào Afghanistan, họ không biết kẻ thù là ai vì nước kia chỉ đánh du kích. Một phụ nữ, hay trẻ em cũng có thể giết đồng đội hay quăng lựu đạn vào họ. Họ hiếm khi đánh trận nào ra trò vì thường chỉ bị phục kích bất ngờ. Nhưng nếu bạn vì tức giận pháo kích vào làng họ thì bạn lập tức bị đưa tin là giết hại dân thường vô tội.

Các nước nghèo bao giờ cũng chọn lối chiến tranh du kích, đưa cả phụ nữ vào làm du kích và thường đánh lén khi bạn không phòng bị. Khi bạn vào làng lùng sục thì phụ nữ vẫn chỉ ngồi nhào bột, nhưng bạn vừa đi qua lập tức có lựu đạn quăng ra nổ làm các đồng đội của bạn chết sạch. Những người giết đồng đội của bạn không hề tuyên chiến cũng chẳng mặc quân phục. Bạn đánh nhau chẳng với ai cả, nhưng vẫn chết đều đều. Đến một ngày bạn chịu hết nổi và pháo kích cả làng, sau đó báo chí quốc tế tha hồ đăng tải về tội ác của bạn.

Vì họ là phụ nữ, không mặc quân phục, nên bạn không thể tấn công họ, nhưng họ có thể tấn công bạn. Vậy thì công bằng ở đâu? Vấn đề vẫn là chiến tranh, chẳng bao giờ có công bằng. Các nước nghèo vẫn dựa chiến thuật du lích và kháng chiến toàn dân, và họ vẫn tiếp tục nghèo sau đó.

Có một bộ phim rất thực tế đó là "Đại đội 9" của Nga nói về chiến tranh của Liên Xô tại Afghanistan, tên tiếng Anh là "9th Company", tên tiếng Nga là "9 Рота" (9 Rota). Mặc dù có hỏa lực vượt trội và chiến đấu anh dũng nhưng Liên Xô không sao thắng được cuộc chiến này và phải rút quân. Đại đội thứ 9 bị vây ráp ở một rặng núi và suýt bị tiêu diệt toàn bộ cho tới khi máy bay oanh tạc tới giải cứu, còn lại đúng một người duy nhất, được coi như giữ được cao điểm và "thắng lợi" nhưng rõ ràng, Liên Xô đã thua cả cuộc chiến. Vì làm sao thắng được chiến tranh du kích!

Sự nhân nghĩa trong chiến tranh

Các nước châu Âu thời trung cổ vẫn thực hiện được sự nhân nghĩa trong chiến tranh qua hình thức chiến tranh quy ước. Trong thời hiện đại, họ vẫn thỏa hiệp được hiệp định về đối xử với tù nhân, hay sự cho phép hội chữ thập đỏ. Ngoài ra, có một đặc điểm là họ không đưa phụ nữ vào chiến tranh và khi chiến tranh thì phải tuyên chiến và chỉ dùng binh lính mặc quân phục. Như thế tránh được thương vong cho dân thường không liên quan, đây cũng gọi là nhân đạo.

Lịch sử của chiến tranh là lịch sử của văn minh

Sunday, January 15, 2017

Tìm hiểu về chương trình du học Nhật bằng "học bổng" điều dưỡng (vừa học vừa làm)

Các bạn thường nghe tới chương trình du học Nhật Bản học bổng điều dưỡng, trong bài này Saromalang Overseas sẽ giới thiệu nội dung cũng như bản chất kinh tế để các bạn dự định du học dễ lựa chọn và quyết định hơn. Chú ý: Saromalang không làm hồ sơ học bổng này cũng như không đảm bảo tính chính xác của thông tin. Các bạn hãy hỏi trực tiếp những trung tâm làm hồ sơ học bổng điều dưỡng nhé.

Giới thiệu chương trình du học Nhật Bản bằng học bổng điều dưỡng

Cũng giống như học bổng phát báo (xem danh sách học bổng), du học Nhật bằng học bổng điều dưỡng là việc vừa du học vừa làm công việc điều dưỡng. Tức là, bạn vừa học ở trường Nhật ngữ, đồng thời thời gian còn lại thì đi làm ở một cơ sở điều dưỡng. Đây là công việc 介護 kaigo tức là chăm sóc người già, người bệnh, vv ở viện dưỡng lão, cơ sở y tế điều dưỡng chăm sóc sức khỏe. Về mô hình và tiền lương bạn cũng có thể tham khảo vì tương tự như học bổng phát báo.

Nguồn: Youtube "Công việc điều dưỡng"

Công việc điều dưỡng tại Nhật

Nhật Bản đang thiếu trầm trọng nhân lực trong ngành điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho người già, người bệnh, người tàn tật vv. Lý do là vì tiền lương ngành này rất rẻ. Ví dụ, người Nhật đi làm trong ngành này có thể kỳ vọng lương như sau:
Lương cơ bản: 140,000 yen (1,400 USD)
Trợ cấp "trách nhiệm": 30,000 ~ 40,000 yen (300 - 400 USD)

Tổng một tháng là khoảng 1600 - 1800 USD. Đây là mức lương chỉ sống ở mức nghèo tại Nhật và thường làm nghề điều dưỡng ở các cơ sở không tốt, mang tính bóc lột (gọi là black facility) thì còn bị làm thêm giờ, cá biệt có thể 100 giờ/tuần trong khi theo luật chỉ làm 40 giờ/tuần (tức 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần).

Du học Nhật Bản bằng "học bổng điều dưỡng"

Friday, January 13, 2017

Những hiểu nhầm về đồ ăn nhanh (fast food)

Khi nói tới đồ ăn nhanh (fast food) như McDonald's thì chúng ta thường nhận được những cái nhăn mũi, nhíu mày rằng "Đồ ăn nhanh dở lắm, dễ béo phì", nhưng đó có phải là sự thật không?

Liệu đồ ăn nhanh như McDonald's có thật sự dở như người ta vẫn nói?


Tôi là fan của McDonald's và thành thật mà nói, đây là một trong những món ngon nhất thế giới. Hơn nữa, fast food là một ảo mộng (fantasy) tuyệt vời của nhân loại mới. Chẳng thế mà, có rất nhiều người nổi tiếng cũng rất thích McDonald's ví dụ như tổng thống Trump chẳng hạn. Nhưng vì sao fast food, vì sao McDonald's, vì sao giàu như Trump lại ăn McDonald's?

Tại sao không nghĩ đơn giản là vì McDonald's ngon, ít nhất là trong số các loại hăm-bơ-gơ từng tồn tại trên trái đất? Đôi khi lý do đơn giản nhất lại là đúng đắn và xác thực nhất.

Nhưng tóm lại, vì sao McDonald's ngon, và ngon như thế nào?

Ảo tưởng 1: Đồ ăn nhanh dở

Thursday, January 12, 2017

Phân biệt highcarb, lowcarb, diet: Những hiểu nhầm về ăn chay

Saromalang đã có giới thiệu học cao học về dinh dưỡng thực phẩm tại Nhật Bản. Ngoài ra, Saromalang cũng tư vấn học nghề senmon nấu ăn, làm bánh kẹo, những ngành học liên quan tới dinh dưỡng, thực phẩm tại Nhật Bản.

Vì sao dinh dưỡng lại quan trọng như vậy?
Vì dinh dưỡng là nền tảng của cuộc sống, quyết định tới:
1.Sức khỏe thể chất: Dinh dưỡng tốt giúp bạn khỏe mạnh và làm việc lâu dài, kể cả khi về già vẫn đủ sức theo đuổi lý tưởng (ví dụ ông Trump làm tổng thống Mỹ năm ... 70 tuổi).
2. Vẻ đẹp: Dinh dưỡng là nền tảng cốt lõi của vẻ đẹp con người. Muốn có mặt đẹp, dáng đẹp và da đẹp, bạn phải có nền tảng dinh dưỡng tốt và đủ chất. Có ai thiếu chất mà đẹp rạng ngời đâu?
3. Hạnh phúc: Hạnh phúc cần năng lượng. Muốn hạnh phúc lâu dài, bạn cũng vẫn cần dinh dưỡng tốt. Khi bạn ăn ngon và ăn no, bạn hạnh phúc, đơn giản là thế. Hạnh phúc đâu phải tìm ở nơi xa xôi mà chính từ bữa ăn hàng ngày mà thôi.
Để mọi người có dinh dưỡng tốt hơn, đẹp hơn và hạnh phúc hơn, Saromalang sẽ phân biệt về highcarb. lowcarb và diet trong bài viết này. Đây là hình ảnh trực quan để phân biệt:

Hình ảnh minh họa cho highcarb, lowcarb và diet

Chế độ ăn highcarb

Wednesday, January 11, 2017

Chó Poodle

Bài viết này nhắm khuyến khích việc nuôi chó cảnh. Bạn cũng có thể học nghề chăm sóc thú cưng ở Nhật.

Vì sao con người nuôi chó? Vì chó là bạn thân nhất của con người và nuôi chó là một trải nghiệm tốt. Người nuôi cho thướng khỏe mạnh, hạnh phúc và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Tôi không nói là người không nuôi chó thì không hạnh phúc bằng người nuôi chó vì không liên quan, mà chỉ nói là nếu bạn có điều kiện nuôi chó thì bạn sẽ hạnh phúc hơn khi bạn không nuôi.

Những nhà nuôi chó thì có một đặc điểm là trẻ em phát triển tâm hồn tốt hơn và kỹ năng giao tiếp tốt hơn, do đó, dễ thành công hơn. Thật sự không chỉ riêng chó mà người giao tiếp với nhiều động vật thì thường kỹ năng giao tiếp (communication skill) tốt nên dễ thành công về mặt xã hội, hơn nữa, thường hấp dẫn hơn.

Poodle có hình dáng "gấu bông"

Vì sao nuôi Poodle?

Có rất nhiều giống chó, nếu bạn chưa biết nuôi giống gì hoặc bạn IQ cao thì nên nuôi Poodle. Vì Poodle được coi là giống chó cực kỳ thông minh, hình dáng dễ thương (giống gấu bông), rất gần gũi và thích chơi với con người và tính tình thường rất hoạt bát, giống như là "cheerleader" trong nhà. Do thông minh nên poodle khá dễ huấn luyện (trainable). Ngoài ra, chó poolde thích ra ngoài công viên chơi và rất nhiều phụ nữ đẹp thích poodle nên bạn tha hồ làm quen. Dù sao thì có lẽ bạn cũng không có nhu cầu: Vì bạn đã có gia đình rồi.

Yêu cầu của việc nuôi chó là phải chăm sóc thú cưng tốt. Bạn phải mua đồ ăn và thậm chí làm đồ ăn cho thú cưng. Do đó, bạn cần đảm bảo điều kiện kinh tế, nhà ở, cũng như phải chăm chỉ một chút. Nếu bạn lười, bạn nên nuôi cá cảnh vì sẽ nhàn hơn mà vẫn vui vẻ.

Cần chú ý gì trong việc nuôi chó? Chó cũng như người, bạn cần gì thì chó cũng cần như vậy, chỉ cần chú ý đảm bảo sức khỏe cún cưng tốt và dạy đi vệ sinh đúng chỗ.

Việc cắt tỉa lông, móng, làm vệ sinh thú cưng, .... gọi chung là grooming. Bạn thường phải ra tiệm thú cưng và trả tiền để họ làm cho bạn, tuy nhiên, bạn cũng có thể mua dụng cụ như bốn tắm, bàn chải, kéo, vv để tự làm ở nhà sẽ rẻ hơn (chỉ tốn phí dụng cụ một lần).

Bạn cũng phải tiêm phòng dịch bệnh cho chó cưng theo quy định pháp luật. Chó khi sinh ra cũng có sổ khai sinh ghi rõ nguồn gốc, đặc điểm, lý lịch tiêm phòng dịch bệnh. Thường sẽ tiêm vắc-xin phòng 5 bệnh, hay 6 bệnh một cách định kỳ. Bạn có thể làm điều này ở phòng khám thú y.

Thông tin các dòng poodle

Poodle là giống chó chân dài, nhảy rất cao, vì thông minh nên hay quậy phá và quấn người, cũng rất nịnh chủ, ham ăn. Poodle có nguồn gốc từ Đức hoặc Pháp, vốn là dòng cao lớn dùng trong việc đi săn nên còn gọi là "chó săn vịt". Tuy nhiên, ngày nay có nhiều dòng poodle nhỏ làm chó cảnh. Việc phân chia dòng poodle không theo cân nặng mà theo chiều cao. Poodle là giống chó có dạng "hình vuông": Chiều dài thân bằng với chiều cao bả vai, vì thế nhìn rất "sport" và thường nhảy rất cao. Chó poodle sống ở Bắc và Trung Âu, "lao động" (săn vịt) dưới nước lạnh nên thích nghi khá tốt với khí hậu lạnh, lông dài và xoăn giúp chúng chịu được sự lạnh giá. Vì lông dài và xoăn mà nhìn Poodle rất giống với gấu bông và hay bị nhầm là chó giả. Poodle thường luôn là giống chó được yêu thích và cưng chiều nhất tại nhiều quốc gia.

Bạn có thể xem thông số về Poodle tại Dogtime.

Poodle thường có chân dài và tính rất "lém", thích nhiều chuyện

Màu Poodle: Nâu, nâu đỏ, đen, trắng, xám. Poodle trắng thường là có giá nhất.
Cỡ Poodle: Standard, Medium, Miniature, Toy, Tiny, Teacup
Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Poodle
Đây là bảng kích thước poodle để tham khảo.

Bảng kích thước Poodle
Dòng PoodleCỡ / Size (cm)Cân nặng / Weight (kg)
Standard45-60 cm20-32 kg
Medium35-45 cm-
Miniature28-38 cm7-8 kg
Toy24-28 cm4.5 kg trở xuống
Tiny20 cm trở xuống2-3 kg
Teachup15 cm trở xuống1-2 kg

Hi vọng bước đầu giúp bạn có động lực để nuôi chó cảnh.

Tuesday, January 10, 2017

Người Neanderthal

Tôi quý người Neanderthal! Vì họ đã diệt vong và có đôi mắt to. Ngày nay, chúng ta biết tới một chủng người duy nhất gọi là Homo Sapieans, tức là "người thông minh" hay "người hiện đại". Dù vậy, theo nghiên cứu khoa học thì người Neanderthal cũng không hề kém thông minh hơn "người thông minh". Ngoài ra, nhìn kỹ thì giống người thông minh có nhiều người cũng không được thông minh cho lắm. Hơn nữa, người Neanderthal cũng không diệt vong hoàn toàn mà trong người hiện đại vẫn có khoảng 2% gien của người Neanderthal. Vì người Neandearthal và Homo Sapiens đã từng giao phối với nhau ở khu vực Á - Âu.

Chỉ trừ người châu Phi là không có gien của Neanderthal vì người Neanderthal chưa từng đặt chân tới châu Phi.

Mô phỏng người Neanderthal (BBC)

Vì sao người Neanderthal tuyệt chủng vẫn đang là câu hỏi mà khoa học hiện đại cố trả lời. Nhưng vì sao con người phải bận tâm thế?

Monday, January 9, 2017

Du lịch Nhật Bản: Làm sao để sử dụng JR Pass có lợi nhất?

Japan Railway Pass là gì?

Japan Railway Pass, thường gọi là JR Pass, là tấm vé có thể lên xuống tự do tại hầu hết các ga trong hệ thống tàu JR (hệ thống tàu quốc gia Nhật Bản) đi khắp nước Nhật, kể cả tàu siêu tốc (gọi là bullet-train hay shinkansen trong tiếng Nhật), trừ các tàu siêu tốc cấp cao NOZOMI và MIZUHO.
Thông tin và cách mua (English): http://www.japanrailpass.net/en/about_jrp.html
JR Pass chỉ dành cho khách du lịch (visa du lịch dạng Temporary Visit) hoặc người Nhật đang định cư ở nước ngoài, không dành cho người Nhật đang sống ở Nhật. Lợi thế của JR Pass là có thể đi khắp Nhật Bản hay các thành phố lớn bằng hệ thống tàu JR rộng khắp cả nước:
All JR Group Railways-Shinkansen"bullet trains" (except any reserved or non-reserved seat on “NOZOMI” and “MIZUHO” trains) limited express trains, express trains, and rapid or local trains, and the BRT. (With some exceptions)
*JAPAN RAIL PASS holders can also use the Tokyo Monorail.
Hãy xem bản đồ tàu tại trang web trên.

Bạn chỉ cần một tấm vé JR Pass là có thể lên xuống tự do hầu hết mọi tàu JR, tại mọi ga, trong thời hạn của vé ví dụ 7 ngày/14 ngày/21 ngày. Mua vé một lần là đi lại thoải mái trong thời gian đó.

Tàu siêu tốc "shinkansen" tại Nhật có thể đi tới 250~300 km/h

Giá cả của JR Pass

Vấn đề "nho nhỏ" là thế này: Giá của JR Pass không rẻ lắm. Đây là giá vé cho người lớn, giá thường (trong ngoặc là Green Car tức toa hạng sang):
Thời gian 7 ngày: 29,110 yen (green car: 38,880 yen)
Thời gian 14 ngày: 46,390 yen (green car: 62,950 yen)
Thời gian 21 ngày: 59,350 yen (green car: 81,870 yen)

Tức là vé lên xuống tự do trong 7 ngày là khoảng 8 triệu đồng, 21 ngày là 16 triệu đồng.

Làm sao sử dụng JR Pass có lợi?

Vì sao sống ở Nhật an toàn?

Sống ở Nhật thì khá an toàn, ít trộm cướp, có thể đi lại giữa đêm không sao. Nhưng lý do tại sao thì không quá nhiều người giải thích được mà thường giải thích kiểu "sùng bái, ngưỡng mộ" là do người Nhật như thế. Người Nhật cũng là con người giống chúng ta, chỉ có điều là giáo dục, tư tưởng và nhà nước của họ khác. Bài này là để tìm hiểu rõ hơn về luật pháp Nhật Bản.

Tư vấn du học ngành luật tại Nhật Bản: Dành cho các bạn đam mê học luật và muốn phát triển sự nghiệp về luật pháp, thuế vụ, tư vấn doanh nghiệp. Ngành luật đòi hỏi cần có học lực và tư duy luật pháp tốt. >>Xem chi tiết và đăng ký tư vấn

Không có xã hội đen lộng hành, không có đánh người

Vì ở Nhật có cảnh sát đảm bảo trị an. Xã hội đen ở Nhật (gọi là yakuza) không dám động tới người dân vì bạn sẽ báo cảnh sát. Yakuza chỉ hoạt động trong khu đã đăng ký với cảnh sát, thường là các hoạt động đòi nợ, bảo kê, ... phải nộp bảng danh sách tổ chức cho cảnh sát. Bạn an toàn nếu không làm gì xấu. Tất nhiên là nếu vay tiền quỵt nợ, hay chơi xong không trả tiền thì sẽ gặp rắc rối thôi. Vì lúc đấy bạn cũng sai và yakuza có lý do chính đáng để đòi nợ bạn. Ở đời có vay có trả.

Còn nếu bạn không làm gì xấu mà có ai động tới bạn thì báo cảnh sát. Cảnh sát ở Nhật làm việc có trách nhiệm vì nếu không họ sẽ bị sa thải. Xem lý do bên dưới.

Ở Nhật cũng không có đánh người mấy. Cãi nhau, chửi nhau thì không sao. Nếu có ai đánh bạn trước, bạn có quyền tự vệ và kiện ra tòa đòi bồi thường. Vì bồi thường thường lớn (do hệ thống tư pháp của Nhật được bầu riêng rẽ) nên không nhiều người dám đánh người khác.

Nếu ban đêm người ta làm ồn, bạn báo cảnh sát. Làm ồn là vi phạm luật ở Nhật. Đó là lý do cuộc sống ở Nhật khá yên tĩnh, ít bị làm phiền.


Bạn không sợ cảnh sát hay quyền lực

Saturday, January 7, 2017

Tại sao chúng ta nghèo?

Có câu chuyện ngụ ngôn thế này để tham khảo. Tựa để là "The Foolish Man" (Tạm dịch: Anh chàng ngu ngốc). Để tham khảo về "tại sao chúng ta nghèo". Ngoài ra, câu chuyện cũng nói cho chúng ta biết rằng: Hạnh phúc phải đi tìm mới có (^o^) chứ không có mà ăn sẵn đâu. Hãy cố gắng tìm kiếm vận may và hạnh phúc của bạn ở chân trời xa tít nhé. きっと青い鳥が見つかるよ!
Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai rất khỏe mạnh, chàng làm việc quần quật từ sáng đến tối mà chả khi nào đủ ăn, cứ thiếu thốn trăm bề. Một hôm, chàng bèn đi hỏi người già nhất làng tại sao chàng khỏe mạnh chăm chỉ mà vẫn không đủ ăn? Người già bảo chàng hãy đi tìm Thần Mặt Trời, ông ấy sẽ cho chàng trai biết điều mình cần biết.
Theo sự hướng dẫn của người già, chàng trai đi về phía đông, chàng đi mãi đi mãi. Một hôm, trên đường chàng gặp một con sói lớn, nó hỏi chàng đi đâu? Chàng trai thực thà kể lại câu chuyện của mình cho nó. và con sói nhờ chàng trai hỏi Thần Mặt Trời vì sao nó ăn rất nhiều mà vẫn không khi nào hết đói, và nó rất khổ sở trong việc này, chàng trai nhân lời hỏi dùm nó.
Và chàng trai lại tiếp bước lên đường, chàng đi rất lâu, rất lâu đến một ngôi làng nọ. Đo là một ngôi làng rất giàu có, chàng thấy một cô gái xinh đẹp kiều diễm ngồi buồn rầu trong ngôi nhà của mình. Thấy lạ, chàng trai vào hỏi thăm cô gái. Cô gái cho biết mình là chủ ngôi nhà này, mặc dù đây là ngôi nhà giàu nhất làng, của cải vô số nhiều người hầu hạ nhưng nàng không thấy vui vẻ trong lòng. Biết được ý định đi tìm Thần Mặt Trời của chàng trai, cô gái nhờ chàng hỏi dùm nguyên nhân nỗi buồn của mình, và chàng trai đồng ý.
Và chàng trai tiếp tục lên đường, chàng đi mãi đến một dòng suối trong vắt. Bên bờ suối có mọc mỗi một cái cây, nhưng kỳ lạ là cái cây lại khô cằn, không có đến một chiếc lá. Chàng trai ngồi nghỉ mát dưới gốc cây và kể về cuộc hành trình của mình. Cây nghe xong than thở: anh hỏi dùm tôi với, tôi sống cạnh dòng suối này rất lâu rồi nhưng lại khô héo quanh năm. Chàng trai nhân lời hỏi dùm cây.
Chàng trai lại tiếp tục lên đường, chàng đi rất lâu, có lẽ đã đến tận cùng thế giới. thế nhưng chàng không thấy Thần Mặt Trời đâu cả, chàng vô cùng thất vọng và nằm ngủ tại đó. Bỗng có một ông già râu tóc bạc phơ, mắt sáng như sao từ đâu đi tới, ông lão đánh thức chàng trai dậy và hỏi chàn trai đến đây có việc gì? Chàng trai nói rằng mình đi tìm Thần Mặt Trời vì có một vài điều cần hỏi nhưng đã đi hết đường mà vẫn không tìm thấy. Ông lão mỉm cười: ta có thể giúp con giải đáp 3 điều thắc mắc. Chàng trai vô cùng mừng rỡ, chàng nhớ đến cái cây bên bờ suối, của cô gái trong làng nọ và của con sói lớn mình gặp trên đường nên liền kể lại và nhờ ông lão giải đáp. Ông lão nghe xong mỉm cười giải đáp: cô gái buồn rầu vì đã đến tuổi lấy chồng nhưng không biết vì thế đâm ra buồn phiền, về bảo cô ấy lấy một người chồng là xong. Cái cây mọc bên bờ suối nhưng khô cằn vì dưới gốc của nó trước kia bọn cướp có chôn rất nhiều vàng và châu báu làm nó không hút được nước nên ngày càng khô héo. Còn con sói thì chỉ việc kiếm một "thằng ngu" ăn thịt là sẽ hết đói ngay thôi. Chàng trai định hỏi về bản thân mình nhưng ông lão ngăn lại vì đã xong ba câu hỏi. Ông lão mỉm cười nói: con là người rất tốt, hạnh phúc đang chờ con phía trước, ta chính là Thần Mặt Trời đây, con hãy quay về nhà của mình đi, và ông lão biến mất.
Mặc dù chưa hỏi được nguyên nhân nghèo khó của mình nhưng chàng trai rất vui vẻ vì lời nói của Thần Mặt Trời. Chàng vội vã lên đường đi về. Chàng gặp cái cây bên bờ suối và nói lại những lời nói của Thần Mặt Trời cho cây nghe, cây vô cùng mừng mỡ, nó bảo chàng trai đào lấy hết vàng bạc dưới gốc lên đi, tất cả sẽ là của chàng trai. Nhưng chàng trai không đồng ý, chàng vội vã ra đi vì hạnh phúc đang chờ chàng phía trước. Chàng đến ngôi làng nọ và chuyển lại lời Thần Mặt Trời cho cô gái, cô gái đỏ mặt thẹn thùng và muốn cùng chàng trai kết thành phu thê. Một lần nữa chàng trai từ chối vì theo lời Thần thì hạnh phúc đang chờ chàng phía trước, chàng vội vã lên đường. Cuối cùng, chàng gặp lại con sói lớn nọ, nó hỏi chàng về cuộc hành trình và có hỏi dùm nó không. Chàng trai kể hết toàn bộ câu chuyện cho con sói nghe về cô gái, về cái cây bên bờ suối. Cuối cùng chàng nói lại lời của Thần là bảo con sói hãy tìm một thằng ngu mà ăn thịt thì sẽ hết đói. Con sói gầm lên: Mi chính là kẻ ta cần tìm. Nói xong nó vồ chàng trai và ăn ngấu nghiến.
Nguồn: http://truongton.net/forum/archive/index.php/t-1314834.html
Về nguồn ngốc câu chuyện

Ảnh: Wikipedia (public).

Câu chuyện này có lẽ là bắt nguồn từ "The Foolish Man" của nhà thơ kiêm nhà văn Armenia nổi tiếng Hovhannes Tumanyan 1869-1923 và được kể lại thành nhiều phiên bản khác nhau. Phiên bản trên là kể theo lối ngụ ngôn. Dưới đây là một phiên bản tiếng Anh dạng kể lại.
+Xem nội dung

Thursday, January 5, 2017

Lối sống: Làm sao giảm tắc đường, ngập lụt và ô nhiễm không khí?

Vấn đề lớn nhất khi bạn "tái định cư" hay "định cư" ở Việt Nam là gì? Vì khi bạn đã đi du học thì sau khi về nước bạn sẽ phải "tái định cư", "tái hòa nhập cộng đồng" mà theo tôi thì không dễ dàng lắm đâu. Ngoài ra, bạn nên sống như người nước ngoài ở Việt Nam, như thế sẽ có lợi thế nhất cho bạn, và cho đất nước nữa (vì bạn sống tốt đất nước mới khá được, bạn là cấu thành của một nước).

Sống như người nước ngoài không phải là ăn trên ngồi chốc, đầu cơ bất động sản, buôn bán tài nguyên hay làm hại môi trường để làm giàu (vì chắc bạn không phải tầng lớp elite) mà là thế này:
- Làm việc có trách nhiệm, giữ lời hứa
- Làm việc một cách hiệu quả theo phong cách làm việc nước ngoài
- Có tư duy tốt về kinh tế và hiểu biết về toàn cầu hóa

Việc sống tốt ở Việt Nam không phải là bất khả thi mà là "rất khả thi" nhưng bạn phải học để làm điều đó. Bạn không thể từ nước ngoài về và kêu ca phàn nàn mãi, vì Việt Nam là đất nước "đáng yêu" trong mắt các chuyên gia nước ngoài. Vì họ toàn đi xe Uber để đi làm thì sao mà không đáng yêu sao được? Để có thể tìm được lối sống (lifestyle) phù hợp, chúng ta phải nhận thức được thực trạng khách quan, tức là sự thật.

Hơn nữa, đi du học cũng là học về cách thích ứng. Khi bạn thích ứng tốt với cuộc sống tại Nhật thì bạn cũng sẽ thích ứng với cuộc sống ở Việt Nam thôi.

Siêu ô nhiễm ở Peking (China) do làm "công xưởng thế giới" chịu ô nhiễm thay cả thế giới

Các vấn đề bạn có thể gặp khi sống tại Việt Nam

Vấn đề 1: Kẹt xe và ngày càng kẹt hơn.
Vấn đề 2: Ngập và ngày càng ngập hơn.
Vấn đề 3: Ô nhiễm, khói bụi và không khí ngày càng bẩn hơn.
Vấn đề 4: Tai nạn giao thông dễ xảy ra do ý thức người dân thấp.
Vấn đề 5: Ô nhiễm tiếng ồn.

Về vấn đề kẹt xe, tắc đường thì khó mà sửa được, do quy hoạch, do ý thức, do tư duy nghèo (xây nhà bán mà không xây hạ tầng công cộng), do đủ thứ, tóm lại là "lỗi con người". Lỗi này không sửa được trong tương lai gần. Vấn đề ngập lụt cũng vậy. Các vấn đề trên thật ra đều khó mà sửa được hết. Đặc biệt ý thức người dân về xả rác ra đường, vượt đèn đỏ thì lại là giáo dục trong gia đình, mà người nho giáo thì không thể giáo dục con cái vì họ chỉ tôn thờ đạo đức giả để lợi dụng con cái, cấp dưới, nên không nên nghĩ là "giàu" lên thì ý thức sẽ cao lên.

Về ô nhiễm tiếng ồn thì là các công trình thi công, người dân hát karaoke, bật nhạc ầm ỹ, dịp vui như cưới, sinh nhật cũng hát mà dịp buồn như đám ma cũng hát, đi ngoài đường thì bóp còi inh ỏi để gây áp lực tinh thần cho người khác, nhằm chiếm được vị trí tốt hơn trong lòng đường. Giữa đêm mà có thanh niên xăm trổ, người già không xăm trổ bật nhạc thì bạn cũng đành chịu thôi, ai sẽ giải quyết cho bạn?

Vậy cách ứng phó là gì?

Tuesday, January 3, 2017

Thời gian tương đối (relative time)

Thời gian tương đối không phải là thời gian tâm lý mà liên quan tới thuyết tương đối (Theory of relativity). Để mô tả thì có thể dùng nghịch lý anh em sinh đôi của thuyết tương đối:
Hai anh em sinh đôi, một người bay vào vũ trụ với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng (được coi là không đổi trong mọi hệ quy chiếu, vào khoảng 300 ngàn km/giây, thường ký hiệu là c).
Khi người đó trở về trái đất thì vẫn còn rất trẻ còn người anh em kia thì đã thành cụ già râu tóc bạc phơ. Trong phương trình của thuyết tương đối thì thời gian sẽ co giãn theo vận tốc, vì sự co giãn này mà chuyển động với vận tốc đáng kể so với vận tốc ánh sáng – càng nhanh càng tốt – thì càng trẻ so với người không chuyển động.
Nhưng làm sao để đo vận tốc, vì trong hệ quy chiếu của người bay vào vũ trụ thì chính người ở trên trái đất mới có vận tốc nhanh? Tức là nếu áp dụng trong hệ quy chiếu của tàu vũ trụ thì phải thu được kết quả ngược lại: Người trên tàu vũ trụ “đứng yên”còn người trên trái đất lại chuyển động, kết quả là người trên trái đất trẻ hơn người trên tàu vũ trụ?
Ngoài ra khi chuyển động với vận tốc nhanh thì chiều dài theo chiều vận tốc sẽ bị co lại, tức là trông sẽ hẹp hơn. Ví dụ, nếu bạn chuyển động với vận tốc 0.886c thì chiều chuyển động sẽ nhìn thấy chỉ còn 50% chiều dài của hệ quy chiếu cũ và thời gian sẽ dài gấp đôi so với thời gian của hệ quy chiếu cũ. Cụ thể nếu đồng hồ hình tròn thì sẽ thế này:

Chiều dài co lại còn một nửa khi di chuyển với vận tốc 0.886c

Đây là công thức tính thời gian của trường vật lý thiên văn đại học Georgia State University:

Để thời gian nở ra 2 lần bạn cần di chuyển với vận tốc 0.886 vận tốc ánh sáng.

Vậy rốt cuộc vì sao người ở trên trái đất lại già hơn người bay vào vũ trụ?

Monday, January 2, 2017

Vì sao hôn nhân quốc tế thường bền chặt hơn chúng ta tưởng?

Hôn nhân quốc tế tiếng Nhật gọi là 国際婚姻 kokusai kon'in là kết hôn giữa những người có quốc tịch khác nhau và thường gây ra nhiều vấn đề như bất đồng ngôn ngữ, bất đồng văn hóa, xa gia đình, Có cả tỷ lý do để không nên kết hôn quốc tế ví dụ như:
10 Reasons Why You Should NOT Marry a Foreigner (Like I Did)
Source: http://www.multilingualliving.com/2013/07/29/10-reasons-not-marry-foreigner-like-i-did/
Nhưng nếu vì tình yêu thì chịu. Nhưng theo tôi thấy thì hôn nhân quốc tế lại có thể bền chặt một cách đáng ngạc nhiên.

Trước hết, vì sao người ta kết hôn? Theo tôi mục đích cuối cùng là tạo ra con cái khỏe mạnh thể chất tinh thần và thông minh. Cũng có người kết hôn để tìm hạnh phúc và đây là lý do chung nhất nhưng để có hôn nhân hạnh phúc thì theo tôi bạn vẫn phải tương đối hạnh phúc đã. Vì nếu bạn chỉ dựa vào hôn nhân để hạnh phúc thì không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ hút cạn nó. Vấn đề không hạnh phúc, nếu là do lối sống (lifestyle) thì không có cuộc hôn nhân nào cứu vãn được. Chẳng phải đa số không hạnh phúc lại là do lối sống sao?

Tóm lại thì đây là phương trình đúng: Hôn nhân = Con cái khỏe mạnh + Thông minh

Bản chất của hôn nhân là sự tính toán. Phụ nữ chọn đàn ông thông minh để đảm bảo sự chu cấp cho con cái và gien thông minh, đàn ông chọn phụ nữ đẹp cũng để con cái khỏe mạnh và phát triển đầu đời tốt hơn. Cũng có những người không lựa chọn thế mà theo tiêu chí "chân thành" vì họ bất an (insecure) hoặc đơn giản là không cạnh tranh nổi (ví dụ omega male).

Vậy thì vì sao hôn nhân quốc tế lại có thể bền chặt?

異邦人 [dị bang nhân] bao giờ cũng hấp dẫn chết người!

Lợi thế 1: Lợi thế về gien

Khi kết hôn với một người khác quốc tịch, khác dân tộc thì con cái sẽ có sự đa dạng về gien, vì thế thường khỏe mạnh hơn, ít bị bệnh di truyền hay bệnh bẩm sinh gây ra bởi cặp gien lặn. Lợi thế về gien là cực kỳ đáng kể vì nó đã tạo lợi thế ngay từ lúc sinh ra. Lợi thế này giúp đứa trẻ khỏe về mặt thể chất hơn.

Vì lợi thế này mà cặp vợ chồng hôn nhân quốc tế thường có lòng khoan dung cho nhau lớn hơn cặp cùng quốc tịch. Với lại, bản chất của hôn nhân quốc tế đã là khoan dung (tolerance) ngay từ đầu rồi. Tất nhiên là khi sống chung thì ai cũng sẽ xích mích nhưng vì lòng khoan dung lớn hơn nên hậu quả thường nhỏ hơn.

Lợi thế 2: Lợi thế về văn hóa

Con cái từ nhỏ đã tiếp xúc với hai nền văn hóa nên cách tư duy cũng thường cởi mở khoáng đạt hơn. Ngoài ra, do khác biệt văn hóa nên người ta thường phải tìm cách dung hòa, do đó cũng làm tăng lòng khoan dụng và con cái thường học được điều này từ trong nhà.

Sống trong một gia đình đa văn hóa về ngôn ngữ, ẩm thực cũng tạo lợi thế về giao tiếp ngay từ đầu. Kỹ năng giao tiếp là thứ được học trong gia đình.

Ngoài ra, con người thường bị hấp dẫn, cám dỗ bởi những thứ khác biệt. Nên đôi khi người nước ngoài lại trở nên rất hấp dẫn. Ai mà chẳng thích khám phá, nhỉ? ^^

Lợi thế 3: Cha mẹ có học vấn

Thường thì cha mẹ là người có học vấn mới học được ngoại ngữ đủ để giao tiếp. Mà đối với IQ thì đây lại là điều kiện tối quan trọng. Muốn con thông minh thì cha mẹ phải có học vấn tốt. Vì thế, ai bảo là sinh ra trong gia đình nào không quan trọng nào?

Tôi nhớ tới bài hát này: 異邦人 Dị Bang Nhân (ihoujin, tức là "người ngoại quốc") vừa xa lạ vừa hấp dẫn:

Youtube: 久保田早紀 ♪異邦人♪

ちょっとふり向いてみただけの 異邦人 Chotto furimuite mita dake no ihoujin
Người ngoại quốc, người chỉ quay ra nhìn tôi chút xíu
....
あとは哀しみをもて余す 異邦人 Atowa kanashimi wo moteamasu ihoujin
Người ngoại quốc, người mà sau đó làm tôi không biết làm gì với nỗi sầu muộn của mình
+Xem lời bài hát

Ngay cả nếu không phải người ngoại quốc thì bạn vẫn nên lấy người vùng miền khác, có nguồn gien và nền văn hóa khác bạn. Tóm lại, bạn phải lấy người mà bạn thấy hấp dẫn, càng hấp dẫn càng tốt. Đừng bao giờ cố lấy người giống mình, trừ khi bạn đã có kế hoạch thao túng họ lâu dài vĩnh viễn.

Nếu có lòng khoan dung (tolerance) cao từ đầu thì cứ người đẹp nhất mà lấy, nếu không thành công thì người đẹp nhì.
- Mark -

Sunday, January 1, 2017

TTP - Ảo mộng sau cuối của người Nhật

Vì sao TTP lại là Ảo Mộng Cuối Cùng (Final Fantasy) của người Nhật, sau Abenomics?

Final Fantasy 13

Abenomics đã được coi là đi đến hồi kết và TTP là cái phao cứu sinh của nước Nhật trong thời gian tới, cho tới khi bị Trump sổ toẹt. Mục đích của Nhật khi tham gia TTP có thể tóm tắt lại thành hai mục đích:

1. Tăng xuất khẩu để phục hồi kinh tế
2. Kiềm chế China, đối thủ địa chính trị nguy hiểm nhất của Nhật

Trong TTP thì chia ra các nước giàu như Nhật, Mỹ, Úc, vv và các nước nghèo còn lại. Đây là hợp tác cùng có lợi, nhìn từ quan điểm kinh tế vĩ mô (macro economy) mà nói thì đều tốt cho các nước tham gia (có thị trường là có tăng trưởng) và hơn nữa còn đạt thêm mục đích: Kiềm chế được China, tiến xa hơn, buộc kinh tế China bất ổn, hạ cánh cứng. Đây là biện pháp cuối cùng để "thoát China" và không chỉ là Ảo Mộng Sau Cuối của Nhật Bản mà còn là Ảo Mộng Sau Cuối của nhiều nước, kể cả nước nghèo:

Mỹ muốn thoát khỏi sản phẩm giá rẻ của China, trong đó, chịu ảnh hưởng của việc "phá giá đồng tiền" như Trump đã nêu.
Các nước nghèo muốn thoát khỏi nhập siêu hàng giá rẻ từ China, nâng cao sự độc lập tự chủ về kinh tế (tránh bị thương lái China o ép chẳng hạn).

China không chỉ là đối thủ địa chính trị của Japan, mà còn vừa là "bạn" vừa là kẻ bắt nạt các nước nghèo, nhỏ, yếu. Nên thông qua TTP, các nước có thể kiềm chế hàng China và bớt phụ thuộc hơn.

Do đó, không ngạc nhiên khi chính quyền Abe sốt sắng với TTP như vậy. Bằng cách thiết lập TTP thì tất cả cùng có lợi:

Nhật sẽ thuê nhân công, khai thác tài nguyên giá rẻ ở nước thứ ba làm hàng xuất khẩu đi thế giới.
Mỹ cũng làm tương tự, nhưng do kinh tế phát triển nhất nên sẽ nhập hàng giá rẻ không phải của China, thông qua đó sẽ tiếp tục chính sách mua phiếu của dân da màu.
Các nước nghèo giải quyết được tình trạng thất nghiệp, dư thừa lao động do các nước giàu lập nhà máy thuê nhân công.

Vấn đề của các nước nghèo không phải là nợ quốc gia, vì đất nước càng nợ thì thuế càng tăng, dân càng nghèo, nên càng xuất khẩu lao động kiếm ngoại tệ mang về, ngoại tệ đó sẽ được mua lại với giá rẻ để trả nợ. Càng nợ càng đi lao động nhiều càng nhiều ngoại tệ, đúng kiểu mô hình các nước như Cuba, nên nợ quốc gia không ngại lắm. Chỉ có điều là không thể đi hết nên thất nghiệp nhiều, dẫn tới trị an, nội an kém làm đau đầu chính phủ nước nghèo. Bằng cách mở cửa, xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nước giàu sẽ vào khai thác nhân công nên giải quyết được vấn đề việc làm. Như đã nói, nếu lương công nhân 500 USD thì cử nhân thất nghiệp cũng sẽ làm công nhân. Vấn đề giải quyết cái rụp, thiên hạ lại thái bình, vì với 500 USD là đủ báo hiếu cha mẹ lúc về già rồi - chẳng phải mục tiêu lớn nhất của đời người ở các nước nghèo hay sao?

Ai sẽ có lợi nhất?