Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Monday, November 27, 2017

Cảnh giác với lối sống tư lợi và tránh xa người tư lợi

Vì sao người tư lợi khó có thể sống hạnh phúc lâu dài?

Tôi có nói về 7 đặc trưng của người tư lợi nhưng thật ra thì con người nhìn chung là có tính tư lợi. Ở đây là nói về tính tư lợi tới mức chà đạp lên quyền lợi chính đáng của người khác, hoặc làm chuyện không danh dự hay xấu xí.
Tiếng Nhật: 私欲 SHIYOKU [tư dục] = dục vọng cá nhân, 私心 SHISHIN [tư tâm] = lòng tư lợi
Bạn không thể thay đổi một người tư lợi cá nhân mà chỉ có thể tránh xa họ mà thôi. Vì tính tư lợi một khi đã nhiễm rất khó thoát ra. Người tư lợi được nuôi dạy thành như thế và chỉ tư lợi họ mới hạnh phúc.

Tóm lại thì nếu họ có lợi ích (vật chất, tiền bạc, tinh thần, tình cảm vv) thì họ hạnh phúc. Chẳng phải ai cũng thế sao?

Tuy nhiên, đây là cạm bẫy cực lớn trong cuộc đời. Người ta rất dễ rơi vào cái gọi là VÒNG XOÁY TƯ LỢI: Càng ngày càng phải tư lợi nhiều hơn thì mới thấy vui.

Tư lợi thì rất mệt vì phải bon chen với người khác, và vì ai cũng tư lợi nên lợi ích càng ngày càng nhỏ. Chen lấn không xếp hàng, vượt đèn đỏ là kiểu tư lợi như thế. Vì chen lấn nên ai cũng bị chậm và mất thời gian hơn, nhưng vì thế lại càng không thể không chen lấn. Chỉ cần khoảng 10% chen lấn hay vượt đèn đỏ là ai cũng phải làm thế.

Mọi người rơi vào vòng xoáy tư lợi cá nhân, không còn nghĩ tới lợi ích tập thể. Ai cũng mưu cầu hạnh phúc của bản thân, bất chấp người khác, và càng ngày càng khổ nên càng phải bon chen hơn.

Một số xã hội đã rơi vào "vòng xoáy tư lợi" kiểu như thế.

Đơn giản là chuyện đi thang máy ở chung cư.

Ai cũng bấm lấy bấm để, dùng như phá, đi một thang nhưng bấm tất cả các tháng, vừa bấm lên vừa bấm xuống để "điều thang" phục vụ cá nhân. Khi vào rồi thì ấn liên tục để đóng, mở cửa, thậm chí cho con cái bấm chỉ để ... giải trí.

Thế là thang máy hỏng liên tục, vì thang máy bản chất là mạch điện tử, nhận lệnh và xử lý. Với mệnh lệnh liên tục như thế thì sẽ bị treo. Chưa kể sự lạm dụng về mặt vật lý.

Ngoài ra, thường xuyên gặp cảnh tất cả thang cùng lên cùng xuống một lượt vì một người bấm tất cả các thang. Thế là tất cả nhồi nhét nhau vào một thang các thang còn lại thoải mái lên xuống không có người.

Tới lúc thang hỏng thì lại đấu tranh chính trị với chủ đầu tư.

Đúng ra, mỗi người chỉ nên gọi một thang và chờ tới lượt. Nhưng ai cũng tư lợi và muốn đi nhanh cả.

Về lâu dài thì những người tư lợi sẽ làm hại nhau và làm giảm lợi ích của nhau, và tất cả bon chen chỉ vì lợi ích rất nhỏ. Người càng tư lợi thì càng phải đấu tranh với những lợi ích nhỏ bé, rất mệt mỏi.

Và vì hiếm khi thu được lợi ích đáng kể nên vẫn phải tiếp tục bon chen như cũ. Sớm hay muộn thì sẽ không cảm thấy hạnh phúc nữa.

Cho dù có kiếm được tiền bạc từ sự tư lợi thì cũng vẫn không hạnh phúc và trở nên sùng bái đồng tiền, thành nô lệ cho đồng tiền, mà biểu hiện là sự khoe của hay hống hách. Tất cả chỉ vì tư lợi quá đà nên mất khả năng cảm nhận hạnh phúc thật sự. Chỉ có người không tư lợi mới cảm nhận được HẠNH PHÚC THẬT SỰ thôi.

Người tư lợi chỉ chơi được với người tư lợi

Wednesday, November 22, 2017

Câu hỏi luyện phỏng vấn học bổng đại học vv

Khi đi du học thì các bạn sẽ luôn luôn phải phỏng vấn hoặc thi phỏng vấn dù là thi đai học, cao học, hay xin học bổng, xin việc làm thêm và xin việc làm sau khi ra trường. Sẽ không ai cấp học bổng, việc làm cho bạn mà không phỏng vấn bạn.
面接 MENSETSU = phỏng vấn
Đặc biệt là với các bạn xin học bổng đại học thì kết quả phỏng vấn rất quan trọng trong việc bạn có được học bổng hay không, bên cạnh điều kiện kinh tế gia đình vv. Tại iSea có luyện phỏng vấn học bổng cho các bạn và chấm điểm phỏng vấn cũng như góp ý để bạn có điểm cao hơn.

Ngoài ra, thông qua luyện kỳ thi phỏng vấn, bạn sẽ có thể trả lời các câu hỏi quan trọng về tương lai, cuộc đời bạn từ đó dễ thành công hơn. Tại iSea thì luyện phỏng vấn là một chuyện ngoài ra còn đưa ra các lời khuyên đúng đắn (hoặc cố gắng như thế) để bạn du học thành công và có sự nghiệp tốt trong tương lai.

Luyện phỏng vấn học bổng du học Nhật Bản 2018 - iSea Saromalang

Bạn nên luyện phỏng vấn trước và có người chấm điểm

Thực sự thì cần luyện phỏng vấn với người khác đặc biệt người có kinh nghiệm phỏng vấn nhiều vì như thế sẽ có người đánh giá khách quan cho bạn và sửa những lỗi cơ bản, cũng như đưa ra lời khuyên đúng đắn để bạn có mindset tốt khi đi thi phỏng vấn. Kể cả bạn xuất sắc thì mục tiêu đi thi phỏng vấn là thể hiện phần tốt nhất của bản thân chứ không phải chỉ là được học bổng hay thi đậu. Bạn cố gắng làm sao để thi được điểm cao nhất, điều đó mới là quan trọng.

Tham khảo:
>>Bí quyết phỏng vấn trường Nhật ngữ
>>Mẫu tự giới thiệu bản thân

Bí quyết? Hãy kết hợp thành công hai điều sau:

Honesty is the best policy = Không gì bằng sự thật
嘘も方便 USO MO HOUBEN = Nói dối cũng là phương tiện / Đôi khi nói dối cũng cần thiết

Phỏng vấn là bạn chào bán con người bạn, nếu bạn chỉ chào bán con người hiện tại thì bạn chỉ như các ứng viên khác. Hãy chào bán con người tương lai hoành tráng của bạn. Bạn không nói dối mà chỉ nói về những việc bạn sẽ thực hiện trong tương lai. Hai tiêu chí trên có vẻ trái ngược với nhau nhưng bằng cách kết hợp được thì sẽ BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH thôi. Tất nhiên, quan trọng nhất vẫn là luyện tập một cách TỰ CHỦ, TỰ GIÁC hoặc với huấn luyện viên.

Một số câu hỏi luyện phỏng vấn xin học bổng tiếng Nhật

Sunday, November 19, 2017

Toàn cầu hóa 4: Những uẩn ức giằng xé tầng lớp trung lưu

Đã bạn nào đọc "Rừng Na Uy" chưa? Đây là tác phẩm nói về những uẩn ức (giằng xé) và bệnh trầm cảm, bệnh tâm thần tại Nhật sau khi cuộc sống thay đổi từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hóa sau chiến tranh, với những bậc cha mẹ bị cuốn theo vòng xoáy tiền bạc và những đứa trẻ lớn lên như cỏ dại tự bơi giữa dòng đời. Tất cả đổ vỡ tan tành!

Rất có thể tầng lớp trung lưu - được phát sinh từ công nghiệp hóa và toàn cầu hóa - sẽ rơi vào những uẩn ức như thế.
葛藤 KATTOU (hoạt đằng) = uẩn ức, giằng xé trong lòng

Vì sao và như thế nào?

Trước hết chúng ta phải định nghĩa được họ là ai trước toàn cầu hóa, điều gì là quan trọng trong cuộc đời họ. Nói ngắn gọn, họ là những người theo CHỦ NGHĨA GIA ĐÌNH: Gia đình là quan trọng nhất, là niềm vui, là tất cả.

Dù họ có đi học, lao động ở nước ngoài thì vẫn đau đáu hướng về gia đình, mong một ngày đoàn tụ. Đặc biệt, đàn ông con giai cũng có xu thế này và có khi còn mạnh hơn.

Quả thực là ngay từ nhỏ họ đã sống kiểu sống gia đình, ít tự lập, nên rời gia đình ra là KHÔNG THỂ CẢM NHẬN NIỀM VUI. Điều này khác biệt so với CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN ở phương Tây và Nhật Bản: Sống cùng với phụ huynh thì đời còn gì vui nữa.

Tôi là người theo chủ nghĩa cá nhân. Tôi chỉ muốn đóng kín cửa phòng sống "êm đềm trướng rủ màn che". Tôi không thích sống bầy đàn mà chỉ thích chìm đắm trong suy nghĩ của bản thân. Nói chung đừng cố gắng cảm thấy "tội nghiệp" tôi, vì kỹ năng giao tiếp của tôi còn tốt hơn bạn nhiều, chỉ là tôi không có nhu cầu giao tiếp.

Tóm lại thì đối với người theo chủ nghĩa gia đình thì gia đình là quan trọng nhất, là vui nhất vv thứ khác không quan trọng. Mặc dù thế, họ cũng là người sống vì tiền nhiều nhất vì họ không tìm được niềm vui trong công việc hay lý tưởng trong cuộc sống. Vì thế, họ sẽ không hiểu được niềm vui của những người có đam mê và lý tưởng.

Tổng kết lại về giá trị quan và lối sống của họ:
- Thời trẻ sống vì cha mẹ khi có con thì sống vì con cái
- Coi trọng thời gian với gia đình và bữa cơm gia đình
- Thích sinh hoạt tập thể, thích tụ tập hay nhậu nhẹt vì việc đó vui
- Coi trọng sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, ngày lễ tết về thăm nhà
- Coi gia đình là quan trọng nhất, tốt đẹp nhất và là nơi ấm áp nhất và không đánh giá tư cách đạo đức của gia đình

Nền tảng tinh thần chính là GIA ĐÌNH. Lễ tết phải tụ họp với nhau, cuối tuần phải cùng nhau đi mua sắm, ăn uống, sinh hoạt. Điều đó cũng có nghĩa là họ rất cô đơn và luôn cảm thấy cô đơn. Nếu bất khả kháng phải đi xa làm việc thì một lòng một dạ nhớ cha nhớ mẹ, nếu lập gia đình thì cúc cung tận tụy đi làm kiếm tiền để chăm lo cho gia đình, dẫu cho có gan óc lầy đất cũng cam lòng.

Họ muốn lập gia đình và có con sớm, cũng là vì mong muốn cháy bỏng HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH. Nên từ thời trẻ, ý thức sở hữu nhà rất cao và quả thực, họ dành hết tâm huyết để có thể mua nhà.

Chủ nghĩa tư bản hiểu rất rõ về họ. Vì muốn khai thác được con người thì phải hiểu về tâm lý con người. Bản thân người trong cuộc không hiểu rõ mình là ai, mình muốn gì, nhưng chủ nghĩa tư bản thì có, vì thế, chủ nghĩa tư bản sắp đặt ma trận đề mọi người bước vào đó, trở thành tầng lớp trung lưu.

Bạn không thể trở thành nhà tư bản nếu không hiểu rõ tâm lý con người.

Bạn phải biết họ cần gì, muốn gì, điều gì làm họ vui, khi nào họ bất mãn (để tăng lương, tạo chế độ giúp họ tiếp tục làm việc cho bạn) vv. Chủ nghĩa tư bản có cả cẩm nang về tâm lý người lao động và họ có cả đội ngũ tư vấn tâm lý công nghiệp (industrial consultant).

Ai chẳng biết chủ nghĩa tư bản rất dễ dẫn tới, và là nguyên nhân chính của bệnh trầm cảm. Phải chấp nhận như là một phần của cuộc chơi và chuẩn bị sẵn đội ngũ tư vấn.

Những uẩn ức giằng xé tầng lớp trung lưu

Bạn không còn con đường nào ngoài trở thành trung lưu nhỉ? Nếu bạn có bằng đại học, biết ngoại ngữ thì bạn sẽ đi làm cho công ty Nhật, Hàn, còn tốt hơn là đi làm cho công ty trong nước vừa thiếu chuyên nghiệp vừa bóc lột vừa đối xử không ra gì. Làm cho người Nhật, người Hàn thì mọi thứ chuyên nghiệp hơn và thực sự là bớt uất ức hơn, họ cũng trả công xứng đánh và đánh giá cao thành quả của bạn. Đó thực sự là một thế giới thân ái mà bạn mới được khai sáng.

So sánh thế này nhé.

Công ty gia đình trong nước:
- Thiếu chuyên nghiệp, bóc lột
- Nhét nhiều con em và không đánh giá đóng góp của bạn
- Cấp trên không làm mà chỉ thích chỉ đạo, thích đặt ra thành tích, thích SAI VẶT
- Bạn không yên tâm hay tập trung làm việc
- Thích la mắng nhân viên mỗi khi có chuyện bực mình, người nhà của họ cũng như vậy

Công ty Nhật, Hàn:
- Chuyên nghiệp, đãi ngộ tốt
- Không có con ông cháu cha, từ giám đốc là người làm công ăn lương
- Cấp trên gương mẫu, làm việc còn vất vả hơn bạn, chịu trách nhiệm chỉ dạy và nhận lỗi cho bạn
- Miễn là bạn TRUNG THÀNH, công ty không bao giờ đuổi việc bạn và sẽ tăng lương để đảm bảo bạn sống ngày một tốt hơn
- Bạn yên tâm tập trung làm việc
- Bạn được đánh giá tương đối đúng công lao, chỉ bị la mắng khi thật sự có lỗi

Nếu là tôi thì tôi sẽ đi làm cho công ty Nhật hoặc Hàn, sẽ thoải mái hơn. Vì họ có vốn và kỹ nghệ nên làm hàng tốt, bán giá cao thì họ cũng trả cho bạn tương xứng, đơn giản là vậy thôi.

Như vậy, miễn là bạn tốt nghiệp đại học/có bằng cấp ngoại ngữ, bạn sẽ thành tầng lớp trung lưu nhỉ? Vậy vấn đề là gì?

Bạn rơi vào "bẫy thu nhập trung bình"

Tôi có viết về mức lương mà các bạn có N1 có thể kỳ vọngtiền lương không phải phép cộng. Nếu có N1 thì đại khái lương bạn là 500 USD trong đó đã gồm 50 USD phụ cấp cho N1 rồi.

Tiền lương và đãi ngộ sẽ tăng theo năm tháng làm việc và mức độ trung thành với công ty. Nói chung thì bạn đủ sống, khi lập gia đình thì lo được cho con cái tương đối tươm tất và học trường đàng hoàng.

Ví dụ, hai vợ chồng đi làm công ty Nhật, ngoài 30 tổng thu nhập là 40 triệu thì lo được cho 01 đứa con đi học tổng chi phí mỗi tháng là 10 triệu chẳng hạn.

Uẩn ức giằng xé tầng lớp trung lưu

Toàn cầu hóa phần 3: Tầng lớp trung lưu và doanh nghiệp vừa và nhỏ

Toàn cầu hóa sẽ khiến cho một số người bị lãng quên (nạn nhân kép của chủ nghĩa tư bản), một số người giàu lên và một số người nghèo đi, nhưng chắc chắn là sẽ thay đổi bộ mặt của xã hội một cách toàn diện. Liệu rằng bạn có cảm nhận được tinh thần thời đại và có ý thức về nguy cơ hay không?
危機感がある KIKIKAN GA ARU = có ý thức về nguy cơ

Con người khác nhau chủ yếu là về ý thức về nguy cơ. Nếu bạn cảm nhận được nguy cơ thì bạn sẽ nỗ lực cố gắng đúng cách và có cuộc sống tốt. Nếu không bạn có thể chỉ nhậu nhẹt, vui chơi và HI VỌNG.
希望 KIBOU hi vọng => Tiếc thay hi vọng chính là kẻ thù số một của thành công và hạnh phúc.

Điều quan trọng là tôi cảm nhận đầy đủ nguy cơ của toàn cầu hóa và sẽ chuẩn bị sẵn. Đó là phải có khả năng tư duy toàn cầu, khả năng học tập toàn cầu và kỹ năng toàn cầu. Nếu không rất có thể bạn bị lãng quên trong toàn cầu hóa.

Bùng nổ trung lưu và teo tóp doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nước bạn sẽ bị công nghiệp hóa bởi toàn cầu hóa. Ví dụ như nhà máy Sumsang sản xuất hàng điện tử bán ra toàn cầu và một loạt doanh nghiệp vệ tinh xung quanh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ teo tóp thành doanh nghiệp cá thể, hoặc sẽ duy trì một cách chật vật với chiến lược hàng giá rẻ chất lượng thấp, không thể tích lũy tư bản để nâng cao công nghệ.

Một cách khác là trở thành doanh nghiệp gia công, doanh nghiệp vệ tinh cho doanh nghiệp nước ngoài, hoặc gia công hàng xuất khẩu. Đây là những doanh nghiệp tham gia toàn cầu hóa nên có thể sinh tồn.

Các doanh nghiệp chỉ sản xuất và bán hàng trong nước không tham gia toàn cầu hóa nên sẽ khó lòng cạnh tranh với doanh nghiệp vốn ngoại có vốn lớn và kỹ nghệ cao, nên sẽ teo tóp dần.

Nước bạn sẽ trở thành công xưởng của thế giới. Vì nhân công giá rẻ, các chính sách ưu đãi cho công nghiệp hóa và doanh nghiệp ngoại. Ví dụ các doanh nghiệp ngoại hầu như không đóng thuế thu nhập doanh nghiệp do họ luôn khai lỗ (hiện tượng chuyển giá chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở các thiên đường thuế), không bị giới hạn tiền quảng cáo trong tổng số chi phí như doanh nghiệp nội. Một khi một nhà sản xuất đã sản xuất ở nước bạn thì các nhà sản xuất khác có mặt hàng tương tự cũng phải sản xuất ở nước bạn để cạnh tranh về giá. Nước bạn cũng rất cần công ăn việc làm để giải quyết lao động dư thừa và đặc biệt cần trả nợ nước ngoài.

Như vậy công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, trở thành công xưởng của thế giới là con đường không thể tránh khỏi và là một tất yếu lịch sử. Mọi chuyện bắt nguồn từ khi Ngân Hàng Sắt chìa tay ra cho vay và nước bạn đã vay, và càng ngày nhu cầu vay thêm để phát triển càng cao, bên cạnh khai thác tài nguyên để trả lãi vay. Bản thân lao động giá rẻ cũng là một tài nguyên gần như vô hạn để khai thác, vì tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt chứ con người ai cũng phải sinh con đẻ cái bằng mọi giá.

Toàn cầu hóa sẽ khiến bùng nổ tầng lớp trung lưu (middle class). Đó là những người có trình độ trí thức và biết ngoại ngữ để làm trong các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc (vì người Nhật người Hàn sẽ trực tiếp công nghiệp hóa nước bạn - do người giàu nước bạn chỉ muốn đánh nhanh rút gọn đầu tư vào chứng khoán, bất động sản vv chứ không muốn làm trong ngành công nghiệp rất lâu thu hồi vốn). Người Nhật, người Hàn, người Đài, người Sing, người China sẽ giúp công nghiệp hóa vì họ có vốn và kỹ thuật, và họ ở gần hơn là phương Tây - người phương Tây thích các nơi nói tiếng Anh như Ấn Độ hơn và họ cũng không còn mặn mà với cách ngành sản xuất cần nhiều nhân lực như người châu Á.

Nói tóm gọn lại thì trừ khi bạn có tư liệu sản xuất (người giàu), bạn sẽ trở thành người nghèo tham gia kinh tế vỉa hè, công nhân khu công nghiệp hoặc tầng lớp trung lưu.

Một số ít thì sẽ tham gia toàn cầu hóa và sống như chuyên gia nước ngoài. Những người giàu có tư liệu sản xuất thì có thể nhập khẩu công nghệ và ngày càng giàu hơn.

Việc kinh doanh phải hướng tới tầng lớp trung lưu

Friday, November 17, 2017

Toàn cầu hóa phần 2: Nền kinh tế vỉa hè những người bị lãng quên trong toàn cầu hóa nạn nhân kép của chủ nghĩa tư bản

Nền kinh tế vỉa hè

Vì sao hình thành nền kinh tế vỉa hè (kinh tế hàng rong)? Vốn nước nghèo thì nền kinh tế chỉ là nông nghiệp, mối quan hệ là địa chủ - nông dân - tá điền. Cùng với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là đô thị hóa, công nghiệp hóa, người ta dần mất đất theo nhiều cách. Ví dụ như nông nghiệp phá sản bán ruộng lên thành phố. Có hai thứ dẫn người ta gia nhập kinh tế hàng rong:
- Không có trình độ để làm công việc trí óc
- Không có kỷ luật để làm công nhân công nghiệp

Nền kinh tế này là nền kinh tế của người nghèo với nhau. Tức là người ta bán giá thấp nhất có thể chứ không quan tâm giá trong siêu thị nữa. Vì giá siêu thị thì quá cao so với người thu nhập thấp chẳng hạn. Hoặc người ta buộc phải bán giá rẻ hơn trong siêu thị, hay mang ra sát vỉa hè bán để tiện cho người mua.

Vì không có trình độ, không có kỷ luật nên cứ phải bám vỉa hè mãi, và vì bán rẻ nên cũng chẳng tích lũy được để mua nhà mua đất kinh doanh.

Nền kinh tế này không mất đi cùng toàn cầu hóa. Vì toàn cầu hóa (thực chất là chủ nghĩa tư bản ngoại quốc) chỉ trả công cho người làm trong nhà máy để họ sống, mà không phải ai cũng có kỷ luật đủ hay có sức khỏe đủ để làm trong nhà máy. Những người không đủ tiêu chuẩn làm việc trong nền công nghiệp buộc phải hình thành một nền kinh tế riêng, gọi là kinh tế vỉa hè để phục vụ lẫn nhau. Ngoài ra, toàn cầu hóa không đảm bảo là sẽ công nghiệp hóa tới mức hấp thu hết số lao động dư thừa, những người dư thừa thì buộc phải bán hàng rong thôi.

Những người bị lãng quên hoàn toàn trong toàn cầu hóa

Tuesday, November 14, 2017

Toàn cầu hóa - Con ngựa thành Troy của chủ nghĩa tư bản

Chúng ta đang sống trong thời đại gọi là "toàn cầu hóa" (globalisation). Dù muốn hay không bạn vẫn phải tham gia cách này hay các khác: Nếu không tự nguyện tham gia thì sẽ bị cưỡng chế tham gia. Nếu không uống rượu mời thì sẽ uống rượu phạt.

Đây không phải là lần toàn cầu hóa đầu tiên, mà ít nhất đã là lần thứ ba:

Phiên bản 1: Con đường tơ lụa của đế quốc Mông Cổ.
Phiên bản 2: Chủ nghĩa thực dân lần thứ nhất với tàu chạy bằng động cơ hơi nước.
Phiên bản 3: Toàn cầu hóa lần này với vốn viện trợ (ODA) và cách mạng công nghệ thông tin.

Phiên bản toàn cầu hóa lần 1 sụp đổ cùng đế quốc Mông Cổ. Phiên bản toàn cầu hóa lần 2 sụp đổ theo hệ thống thực dân kiểu cũ khi các nước thực dân đánh nhau chí tử và kiệt quệ, bên cạnh bị chống đối khắp các thuộc địa.

Trong phiên bản 2, chủ nghĩa thực dân mở cửa tới thuộc địa bằng tàu chiến và đại bác vì các chế độ phong kiến chẳng ai chịu gia nhập toàn cầu hóa. Mục tiêu là khai thác tài nguyên, nhân công ở thuộc địa và làm hàng hóa bán ra thế giới và cho chính dân thuộc địa để sinh lời. Đây chỉ là chủ nghĩa tư bản: Giá trị thặng dư là tất cả. Nếu bạn có tàu chiến chạy bằng động cơ hơi nước, có đại bác thì bạn sẽ có thuộc địa nếu chưa có nước nào chiếm, bắt họ làm gì thì làm. Để làm được thế, tức là biến thuộc địa thành nơi khai thác tài nguyên, đồn điền trồng trọt, xây dựng nhà máy thì bạn phải đầu tư rất nhiều tiền bạc, xây dựng đường xá, cầu cống, hệ thống đường sắt, cảng biển, hệ thống tiền tệ, và đặc biệt là bộ quy tắc ứng xử cho dân thuộc địa (nội dung chính là sùng bái chính quốc và các "vị thần khai hóa"). Nhưng vấn đề chính là các nước tư bản sinh sau đẻ muộn như Đức, Nhật thì bị thặng dư sản xuất (sản xuất quá nhiều mà không có thị trường tiêu thụ), lại còn bị các thực dân cũ như Anh, Pháp chèn ép (vì họ có thị trường, tài nguyên và nhân công giá rẻ từ thuộc địa) nên đứng trước nguy cơ phá sản. Vì thế, chiến tranh xảy ra và làm sụp đổ cả hệ thống.

Vì thế, một loạt các quốc gia, dân tộc giành độc lập khi thế chiến kết thúc. Toàn cầu hóa phiên bản 2 sụp đổ hoàn toàn. Một phần vì mâu thuẫn lợi ích đế quốc, một phần vì sự đấu tranh giành độc lập của thuộc địa, một phần vì kỹ nghệ giao tiếp với các thuộc địa xa xôi không có, nhiều khi chính khách còn chẳng nắm rõ tình hình thuộc địa.

Hậu quả là các đế quốc mất hầu hết thuộc địa. Ở chiều ngược lại, các cựu thuộc địa có một hệ thống ngân hàng, tiền tệ, đường xá cầu cống, đường sắt, sân bay, cảng biển vv do thực dân để lại. Nhưng họ lại bị hội chứng "phức cảm tự ti dân tộc" kéo dài tới tận ngày nay.

Toàn cầu hóa phiên bản 3: Cách mạng công nghệ thông tin

Sunday, November 12, 2017

Tư vấn du học Nhật Bản để trở thành kỹ sư cầu nối (BrSE) xuất sắc

Lĩnh vực ủy thác IT (IT outsourcing) từ Nhật sang VN và các nước là một phần của toàn cầu hóa, không thể đảo ngược, tạo ra vô số công ăn việc làm và dòng tiền hàng tỉ USD mỗi năm. Bạn có muốn tham gia quá trình này mà không cần lập trình? Vì chỉ lập trình ở VN thì tiền lương sẽ bị giới hạn ở khoảng 600 USD/tháng. Hãy nhìn sơ đồ này:


Đọc thêm: >>Nghề IT Communicator

BrSE: Ngành "hot" nhưng không dễ ăn

Nhu cầu nhân lực kỹ sư cầu nối (BrSE = Bridge System Engineer ブリッジシステムエンジニア) luôn cao, luôn khát và sẵn sàng trả lương rất cao nhưng không kiếm được người giỏi. Những người học trong nước CHẮC CHẮN sẽ thất bại: Học riêng IT hay tiếng Nhật đã quá sức, thậm chí chỉ học riêng một trong hai cũng không có người giỏi thì lấy đâu ra người giỏi cả IT lẫn tiếng Nhật?

Do đó, bạn đi du học Nhật Bản để học về ITgiỏi tiếng Nhật một cách tự nhiên.

Bạn phải tư duy tốt về IT và giỏi diễn đạt tiếng Nhật, có kỹ năng giao tiếp (communication skill) tốt mới có thể thành một kỹ sư cầu nối (BrSE) xuất sắc.

iSea Saromalang tư vấn con đường học về IT và tiếng Nhật tại Nhật Bản để trở thành BrSE xuất sắc

Muốn trở thành kỹ sư cầu nối xuất sắc, kiếm lương khởi điểm cao tại Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong IT outsourcing và toàn cầu hóa? Hãy đăng ký tư vấn tại iSea Saromalang.

Đây là sơ đồ vị trí quan trọng của BrSE trong một dự án IT oursourcing (offshore):
Nếu không có BrSE (kỹ sư cầu nối) PM (quản lý dự án) sẽ phải làm mọi thứ.
PM chỉ thành công và thăng tiến nếu có BrSE xuất sắc và ngược lại.
Kỹ sư cầu nối = Cánh tai phải của Quản lý dư án.

Trước hết để nhắm tới trở thành kỹ sư cầu nối bạn cần ghi nhớ các điều này:

CÁC ĐIỀU GHI NHỚ VỀ BrSE

Phong thủy khi du học: Cuôc sống tối giản (minimal life)

Khi đang du học thì bạn nên có một lối sống (lifestyle) phù hợp với việc du học để có thể sống thoải mái và tập trung vào việc học tập. Trong bài này tôi sẽ nói về cuộc sống tối giản (MINIMAL LIFE) dành cho cuộc sống của du học sinh Việt Nam ở Nhật. Nói nôm na là bạn phải có "phong thủy du học" tốt để sống thoải mái, từ đó dễ thành công trong việc học tập hơn. Điều này cũng liên quan tới việc "kiến trúc" một lối sống phù hợp với du học sinh.
>>"Phong thủy" và "kiến trúc"

Vì sao cuộc sống ở Nhật dễ chịu hơn VN khá nhiều?

Không gian xanh, thoáng và yên tĩnh. Cuộc sống ở thành phố nhỏ hay nông thôn như thành phố Oita, thành phố Ueda (Nagano), thành phố Matsue, Saitama vv thì tuyệt vời, nhưng sống trong Tokyo cũng không quá tệ. Kể cả bạn có sống trong nhà thuê rẻ tiền đi nữa, thì cuộc sống bên Nhật vẫn dễ chịu hơn sống ở VN.

Lý do? Vì không gian bên Nhật rất thoáng, nhiều công viên và cây xanh. Bạn đi dạo xung quanh thì tuyệt vời, công viên có nhà vệ sinh, chỗ ngồi, nước uống, và ở Nhật hầu như không có rác (rất ít người xả rác). Bạn cũng có thể lên trường ngồi học trong lớp hay thư viện. Đi tàu thì mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, các tòa nhà cũng vậy. Do đó, không gian thoải mái bên Nhật khá nhiều dù bạn chỉ thuê nhà giá rẻ.

Ở VN thì ra đường là chen chúc, xô đẩy, đường phố rất nhiều rác và nhiều người tư lợi (cố tình ý thức kém) nên sẽ mệt hơn nhiều. Ngoài ra, mật độ dân số thành phố ở VN cao hơn hẳn Tokyo nhỉ? Lý do là vì mức độ đô thị hóa thấp, người đông nhưng sống trên diện tích nhỏ hẹp và cơ sở vật chất ít hơn. Trong khi đó, tuy dân số Tokyo đông hơn nhưng Tokyo là một "vùng đô thị" (metropolitan area) chứ không phải một thành phố đơn lẻ. Ngoài ra, các khu nhà ở ở Tokyo thường biệt lập nên trong sạch và yên tĩnh.

Cuộc sống tối giản

Du học sinh thường sẽ phải thuê nhà và chuyển nhà khá nhiều. Do đó, quá nhiều đồ đạc là điều tối kị. Bạn cũng không nên mua các đồ cồng kềnh như tủ lớn, bàn ghế lớn, vì khi chuyển đi sẽ tốn công, tốn tiền, còn vứt rác thì sẽ tốn phí. Đây là loại rác cồng kềnh cần đăng ký và trả tiền để thu gom.

Do đó, hãy duy trì cuộc sống đơn giản (SIMPLE LIFE) nhất có thể, hoặc tốt hơn là cuộc sống tối giản (MINIMAL LIFE). Khi mua đồ gì, hãy nhớ tới khi bạn chuyển nhà. Kể cả đồ nhỏ thì bạn cũng coi chừng vì mua nhiều thì cũng rất lỉnh kỉnh, lại còn tốn tiền. Khi du học thì quan trọng là có tiền để học lên cao nên bạn mua càng ít thì tiết kiệm càng nhiều.

Bạn chỉ nên chi tiêu chính cho thực phẩm và đồ tiêu hao. Dù sao thì đi du học cũng là học cách tiêu tiền hợp lý. Bạn nào mà đã tự lập ở VN (tự mua đồ, đi chợ, nấu ăn vv) thì chắc sẽ chi tiêu hợp lý được ngay thôi.

Quy tắc số 0: Tuyệt đối không mua đồ lớn, cồng kềnh!

Để không mệt và tốn kém khi chuyển nhà và đây là lý do quan trọng hơn này: Phòng ở ở Nhật rất nhỏ!

Phòng 4 chiếu rưỡi: 7.45 mét vuông
Phòng 6 chiếu: 9.9 mét vuông

Bạn càng mua nhiều tủ, bàn, ghế lớn (hay nhỏ) thì càng mất không gian, càng bí bách và do đó càng căng thẳng (stress). Càng căng thẳng thì càng có xu hướng tiêu nhiều tiền và ăn nhiều (để tiết ra dopamin trong não giúp giảm căng thẳng). Trong khi đó, giữ phòng của bạn thông thoáng thì cuộc sống thoải mái hơn nhiều.

Đây là một số lựa chọn:

Monday, November 6, 2017

Kiến trúc và phong thủy

Kiến trúc và phong thủy giống và khác nhau thế nào?

Kiến trúc (建築 KENCHIKU) và phong thủy (風水 FUUSUI) có lẽ giống nhau ở chỗ là làm con người sống khỏe mạnh và thoải mái hơn. Ở phương tây hay Nhật Bản thì chủ yếu người ta học kiến trúc, ít coi trọng hay không quan tâm phong thủy, ngược lại, ở China hay VN thì lại rất coi trọng phong thủy.

Điểm khác biệt lớn nhất là:
- Kiến trúc nghiên cứu về không gian ở, làm việc vv của con người
- Phong thủy được kỳ vọng là mang tới tiền tài, danh vọng, sự nghiệp

Người phương đông ít khi coi trọng quá trình mà thường coi trọng kết quả cuối cùng. Khi đánh giá con người, họ thường đánh giá theo tài sản, địa vị, ít khi đánh giá theo nhân cách, lý tưởng, đúng không nhỉ?

Do đó, phong thủy cũng mang đặc tính này: Phải làm sao tiền vô như nước, làm cho hậu vận chủ nhân hanh thông.

Mục tiêu như thế là cực khó, nếu không nói là bất khả thi. Đồng ý là nếu "chủ nhân" cảm thấy thoải mái thì có thể tập trung làm việc, kiếm tiền, hoặc là có niềm tin, có sự tự tin thì việc làm ăn, sự nghiệp dễ lên hơn. Nhưng cốt lõi vẫn là ở LAO ĐỘNG (hoặc ít ra lừa đảo, buôn lậu vv).

Bên Nhật chỉ có ngành học kiến trúc, không có ngành học phong thủy

Ngành kiến trúc bạn có thể học tại đại học ví dụ Đại học Tokyo, Đại học công nghiệp Tokyo (Đại học công nghệ Tokyo) chẳng hạn.

Ngoài ra, bạn có thể học nghề chuyên môn (senmon) về ngành kiến trúc. Ví dụ liên quan tới kiến trúc bạn có thể học các ngành sau đây (thời gian 2 năm):

  • Khoa kiến trúc học
  • Khoa thiết kế kiến trúc
  • Khoa thiết kế nội thất
  • Khoa thiết kế sản phẩm

>>Trường chuyên môn Nihon Kogakuin

Bạn có khá nhiều lựa chọn để học kiến trúc tại Nhật. Còn học phong thủy thì chẳng có trường nào dạy, nên bạn sẽ phải "tầm sư học đạo" hoặc đơn giản là mua sách và đọc. Bên Nhật có hàng núi sách về phong thủy (風水 FUUSUI) bán trên Amazon và là nơi lý tưởng để tự đọc và tự học phong thủy, ví dụ phong thủy để trở nên giàu có hay hạnh phúc:


Đọc sách ở Nhật thì là lợi ích kép: Vừa giỏi tiếng Nhật vừa học được chuyên môn. Hơn nữa người Nhật viết sách khá hay (chọn sách được đánh giá cao nhé) và văn phong cũng tốt.

Phong thủy trong cuộc sống hàng ngày

Vì sao iSea không nhờ OB, OG quảng cáo du học?

Thường thì người ta hay nhờ OB, OG (Old Boy, Old Girl = cựu học sinh vv) quảng cáo giùm và việc đó hoàn toàn không có gì xấu. Nhưng iSea không muốn làm phiền người khác vì việc của bản thân. Hơn nữa, lý tưởng về du học là việc đi du học phải do ý chí, đúng nguyện vọng của người đi du học chứ không thể lôi kéo được.

Chỉ khi du học theo đúng ý chí và nguyện vọng của bản thân thì bạn mới không hối tiếc. Đây chỉ là một LÝ TƯỞNG, bạn không đi du học cũng không sao cả. Chỉ khi bạn muốn đi thì bạn mới đăng ký làm hồ sơ sau khi tìm hiểu thông tin.

Nếu bạn không có lý tưởng rõ ràng về đi du học thì bạn nên tìm hiểu thêm hoặc là không đi.

Du học hay phiêu lưu phải bắt nguồn từ ý chí của bản thân.

Việc quảng cáo thường không chính xác

Thường vẽ ra cuộc sống du học màu hồng trong khi thực tế không như thế. Đi du học thì sẽ quay cuồng trong việc học tiếng Nhật, cố theo kịp trên lớp, nhồi nhét ngữ pháp, từ vựng và trong việc xin việc rồi đi làm thêm. Bạn còn phải tìm hiểu trường để học lên cao. Nên trong một năm rưỡi học tiếng Nhật sẽ quay như chong chóng (còn nửa năm là chuẩn bị tinh thần để học lên cao). OB, OG mới sang Nhật mà quảng cáo thì trước hết là không tin được. Vì lúc đó họ có thể còn chưa vào đại học, vậy làm sao nói là ổn?

Nếu họ vào đại học rồi thì nghĩa là phải tự bản thân nỗ lực rất lớn, hoàn toàn không phải do công ty hay trung tâm hay người tư vấn du học. Chẳng liên quan gì.

OB, OG có thành công thì là do bản thân họ thôi. Mà thành công đó chỉ mới là tạm thời, còn muốn đánh giá việc du học thì phải đợi rất lâu, sau khi kết thúc du học còn phải đợi thêm nhiều năm nữa.

Không phải người tư vấn hay làm hồ sơ nhiệt tình là thành công

Bản chất của việc tư vấn chỉ là cung cấp thông tin đúng đắn để bạn không bỡ ngỡ và chuẩn bị tốt. Tại iSea Saromalang thì tư vấn chiến lược thi đại học, chiến lược xin học bổng, và đặc biệt và bước đầu tiên là chiến lược học tiếng Nhật đúng đắn, vì ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất để du học thành công. Không có ngôn ngữ tốt, bạn khó mà thi đại học được.

Nhưng mọi thứ chỉ bắt đầu nếu bạn có ý chí, lòng nhiệt huyết và dám tự làm tự chịu. Do đó, phần lớn là do bạn. Thành bại hoàn toàn là do bạn.

Dù bạn có thất bại ban đầu thì bằng ý chí và nỗ lực bạn vẫn chuyển bại thành thắng được. Ngược lại, dù bạn nghĩ mình thành công thì có thể đó chỉ là ảo giác (vì mới sang Nhật ổn định cuộc sống, xin được việc thì không thể gọi là "thành công" được).

Việc đang du học mà đánh giá việc du học thì e là quá sớm, và không cần thiết.

Không gây áp lực lên bản thân

Việc quảng cáo giùm người khác thường gây áp lực lên bản thân bạn. Vì bạn tự gắn mác "thành công" thì sau này bạn chịu áp lực lớn. Đi du học là để học tập về bản thân thông qua thử nghiệm, trải nghiệm, bạn có quyền thất bại và được phép bước xuống hố (tất nhiên là không phải "cố tình tự làm hại bản thân"). Bạn không cần bị áp lực phải thành công, phải giỏi tiếng Nhật vv. Thậm chí, kể cả về nước bạn không cần áp lực công việc tốt hay lương cao. Như thế thì bạn sẽ dễ theo đuổi đam mê và dễ thành công và hạnh phúc lâu dài hơn.

Đây là lý do mà tại iSea tôi không "chúc thành công". Tài sản du học của bạn chính là số năm du học mà thôi, không phải gì khác. Bạn thất bại càng nhiều, vấp ngã càng nhiều, và tự mình NHẬN THỨC VÀ TIÊU HÓA THẤT BẠI thì bạn sẽ càng trở nên lớn lao hơn.

Điều quan trọng chính là tự mình gặm nhấm thất bại, tự suy nghĩ để nhận thức để đứng dậy sau vấp ngã. Đây là một "đặc quyền" khi bạn du học. Vì nếu ở trong nước thì bạn sẽ dễ dàng tìm sự an ủi của gia đình, bạn bè, mà kết luận chung thường là do "hoàn cảnh", "cuộc đời đầy kẻ xấu". Không ai chỉ ra lỗi bản thân, vì thế bạn khó trưởng thành. Du học thì có nghĩa là bạn sẽ phải tự gánh chịu một mình, từ đó mà tìm ra chân lý để tránh lặp lại sai lầm.

Nếu bạn thất bại, hãy tự mình gặm nhấm nó, ở một nơi chỉ có mình bạn. Đừng bao giờ dựa dẫm vào sự an ủi, giúp đỡ của người khác, vì bạn sẽ mắc nợ và rất dễ bị "ghi nợ". Hơn nữa, quan trọng hơn là bạn không trưởng thành về nhận thức, rất dễ lặp lại sai lầm. Có quá nhiều tiếng ồn lao xao làm bạn xao nhãng và quên mất bản chất sự việc: Bạn ngu ngốc và phạm sai lầm nên mới thất bại.

Du học là để tự mình gặm nhấm thất bại và nhận thức để đứng dậy sau vấp ngã.

Tất nhiên là bên cạnh việc quay như chong chóng thì cũng có rất nhiều trải nghiệm và niềm vui. Chỉ là đi du học thôi, không có gì to tát cả.
iSea

Saturday, November 4, 2017

Lý do trượt hồ sơ du học Nhật Bản do sổ ngân hàng 2017

Hồ sơ du học Nhật Bản có thể trượt do nhiều lý do và một lý do bất ngờ lại có thể là do sổ ngân hàng, mặc dù là sổ thật và có giao dịch 100%.

Lưu ý: Việc đánh rớt hồ sơ du học có thể là Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản thử thách bạn để bạn nộp lần sau xem bạn có quyết tâm du học không. Một số trường sẽ không cho nộp lại ngay kỳ tiếp theo mà phải đợi kỳ tiếp theo nữa.

>>Hướng dẫn làm sổ ngân hàng để chứng minh tài chính

Lý do thực tế trượt hồ sơ do sổ ngân hàng

Sai chính tả phần tiếng Anh ở tờ chứng nhận số dư

Một số trường chia sẻ kinh nghiệm là phần tiếng Anh của tờ chứng nhận số dư ngân hàng mà sai chính tả gây trượt hồ sơ. Đặc biệt là về phần ghi bằng chữ của số tiền:
Ví dụ 23,456.78 USD phải là Twenty three thousand, four hundred fifty six dollars, seventy eight cents.
Tức là sau các chữ thousand hay hundred không có "s" (số nhiều). "Thousands" hay "hundreds" là sai ngữ pháp tiếng Anh.
Lỗi này thường do vấn đề sai chính tả số ít, số nhiều.

Ngoài ra, còn có thể sai tỉ giá: Số tiền tiếng Anh không khớp với tỉ giá giao dịch.

Mục kiểm tra:
  • Chính tả tiếng Anh
  • Số tiền ngoại tệ khớp với tỉ giá ngoại tệ

Có nhiều sổ và kỳ hạn ngắn nên đáo hạn và đổi ngày mới

Hướng dẫn viết lý do du học Nhật Bản 2018

Tham khảo Bí quyết viết lý do du học Nhật Bản thuyết phục.
趣旨:日本留学理由の書き方、就学理由の書き方
Yêu cầu: Viết bằng tiếng Việt khoảng 2 trang A4 (600 từ tiếng Việt) vào file MS Word or text. Nếu có kinh nghiệm đi Nhật hoặc quen biết người Nhật, có mối liên hệ Nhật Bản vv thì đề cập đầy đủ và cụ thể.

Đối với các bạn vừa mới tốt nghiệp phổ thông trung học, còn trẻ hay quá trình công tác liên tục thì việc du học sẽ thuận lợi tương đối. Tuy vậy, từ năm 2017 Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (gọi là Nyukan) bắt đầu siết chặt hồ sơ Việt Nam nên sẽ khó đậu hơn các năm trước khá nhiều.

Với các bạn quá trình học tập, công tác không liên tục thì phải hết sức chú ý viết LÝ DO DU HỌC NHẬT BẢN MỘT CÁCH THUYẾT PHỤC. Đây là cách tốt nhất để bạn thuyết phục Nyukan cấp tư cách lưu trú (COE, Certificate Of Eligibility) cho bạn sang Nhật du học.
Lưu ý về du học Nhật Bản: Phải có tư cách lưu trú (COE) rồi mới tới đại sứ quán/lãnh sự quán Nhật Bản xin visa.

Để viết lý do du học Nhật Bản thuyết phục cần thể hiện "ý chí" và "sự thống thiết"

Làm sao để viết lý do du học Nhật Bản một cách thuyết phục?

Phải thể hiện được Ý CHÍSỰ THỐNG THIẾT. Bạn phải tự nghĩ và tự viết lý do du học cho riêng mình. Dưới đây là một số gợi ý và đề mục.

Làm rõ vì sao bạn muốn du học

Học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ không được coi là du học Nhật Bản và không thể là mục đích của việc du học. Mục đích của học tiếng Nhật là để bạn học lên cao. Tất nhiên là nếu bạn học về ngôn ngữ tiếng Nhật tại trường đại học, cao đẳng vv thì được coi là học lên cao.

Bạn phải làm rõ ngay từ đầu rằng bạn muốn học gì bên Nhật. Lý do vì sao bạn muốn học ngành đó. Ngành đó có phù hợp với sở thích, nguyện vọng của bạn trong quá khứ và phù hợp với tương lai sự nghiệp bạn muốn xây dựng hay không.

Thể hiện ý chí học tiếng Nhật

Bạn đã nỗ lực như thế nào để học tiếng Nhật, một cách cụ thể? Phương pháp học mà bạn đang áp dụng là gì? Bạn đã đạt được thành tự như thế nào?

Đặc biệt là bạn phải xây dựng kế hoạch học tiếng Nhật từ nay cho tới lúc đi du học.
>>Tư vấn phương pháp học tiếng Nhật để du học thành công

Kế hoạch nếu được đi du học (tại trường Nhật ngữ)

Mục tiêu tiếng Nhật của bạn là gì, một cách cụ thể? Ví dụ học XX chữ kanji, học YY từ vựng vv, đạt trình độ JLPT Nx, thi EJU môn tiếng Nhật, thi JTEST vv.

Bạn sẽ thi lên trường nào, làm thế nào để thi lên, và mục tiêu học bổng của bạn là gì (thường các trường đều có học bổng cho học sinh có thành tích tiếng Nhật tốt/điểm thi đầu vào tốt).

Sự nghiệp trong tương lai của bạn

Bạn muốn trở thành người thế nào, có sự nghiệp tương lai như thế nào.
Đặc biệt: Việc du học giúp bạn thế nào trong việc xây dựng sự nghiệp và tương lai đó?

Những kinh nghiệm mà bạn nên đề cập đến

Nếu đã từng sang Nhật (ví dụ du lịch)
Hãy mô tả trải nghiệm của bạn và ảnh hưởng tới quyết định du học của bạn như thế nào. Trong hồ sơ hãy nộp cả trang visa có dấu xuất nhập cảnh Nhật Bản.

Nếu quen biết người Nhật
Hãy mô tả quá trình quen biết, mối quan hệ, ảnh hưởng của người đó lên quyết định du học của bạn.

Nếu có các mối liên hệ khác với Nhật Bản cũng hãy đề cập trong lý do du học ví dụ mối liên hệ, trải nghiệm đã có liên quan tới Nhật Bản, văn hóa Nhật Bản, con người Nhật Bản một cách cụ thể, chi tiết.

Bạn phải luôn bám sát mục đích du học và thể hiện được Ý CHÍ và SỰ THỐNG THIẾT. Việc này có thể giúp bạn vượt qua bất lợi về quá trình công tác không liên tục hay về tiếng Nhật hay về các vấn đề khác (mà tuổi tác cũng có thể là một vấn đề dù du học Nhật không giới hạn độ tuổi).

Mục tiêu cụ thể: Bạn nên viết khoảng 2 trang A4 (600 word tiếng Việt).
Ngôn ngữ: Tiếng Việt (không viết tiếng Anh hay tiếng Nhật). Sau khi chỉnh sửa hoàn tất sẽ dịch ra tiếng Nhật.

Với các bạn cần viết cả Lý do du học (留学理由) lẫn Lý do học tiếng Nhật (日本語学習理由)
Lý do học tiếng Nhật: Để học lên cao ngành ABC tại trường XYZ. Mục tiêu là đạt trình độ Nx với XX chữ kanji, XX từ vựng, XX mẫu ngữ pháp vv.

Lý do du học: Tương lai muốn làm việc trong ngành XYZ (mục tiêu hoặc đã có kinh nghiệm làm việc) nên muốn du học ngành ABC tại trường DEF để phục vụ cho việc xây sựng sự nghiệp tương lai trong ngành XYZ. Làm rõ vì sao bạn muốn làm trong ngành đó (do sự yêu thích, đã có kinh nghiệm làm trong ngành, hoặc là ấn tượng, cảm kích với người làm trong ngành đó vv).

Tóm lại thì LÝ DO DU HỌC = XÂY DỰNG SỰ NGHIỆP TƯƠNG LAI (YÊU THÍCH), còn LÝ DO HỌC TIẾNG NHẬT = ĐỦ KHẢ NĂNG ĐỂ HỌC LÊN CAO.
iSEA

15 năm lưu lạc

Bạn mong muốn một cuộc sống êm đềm? Theo kiểu:

"Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai"

Giờ thì người ta gọi là "lối sống tự kỷ". Và đây là lối sống tuyệt vời. Thay vì cảnh kẹt xe, lụt lội ở VN, hay chen chúc trên tàu điện cá mòi ở Nhật thì cuộc sống tự kỷ tốt hơn chán. Từ ngày tôi đi lưu lạc đã 15 năm trôi qua, và đây chắc chắn là một cột mốc "tốt", nếu không nói là "đặc biệt". Vậy thì đi lưu lạc có gì hay?
Chịu thôi, tôi không nhớ gì cả. Hậu quả của việc đi lưu lạc quá lâu là bạn liên tục ghi đè (overwrite) và vì thế không còn đọng lại gì mấy. Bồi hồi xúc động? Khồng! Chả việc gì phải làm thế. Nhưng chắc chắn một điều: Nếu bạn không muốn biến thành người khác, đừng bao giờ bước chân đi lưu lạc. Tốt nhất là chỉ nên ở nhà, cạnh người thân, gia đình và sống "êm đềm trướng rủ màn che", tất nhiên là trong phạm vi nhất định thôi, vì các gia đình đều rất có thể sẽ thối nát. Tôi chỉ không thích lối sống tập thể, bầy đàn, sinh hoạt chung, vì tôi không quen và cũng cực kỳ dị ứng. Tôi chỉ muốn tự kỷ, "cửa đóng then cài", chìm đắm trong thế giới riêng của mình. Cũng có thể gọi là một dạng "tự giam mình trong phòng" (HIKIKOMORI LIFESTYLE).

Vì sao 15 năm lưu lạc? Để bạn biến đổi thành con người khác hoàn toàn. Chỉ đơn giản là thế chẳng có bất kỳ một ý nghĩa gì. Cuộc đời về cơ bản là một mớ bòng bong rối rắm chằng chịt các sự kiện khó mà bóc tách ra từng sự việc riêng lẻ với một nghĩa lý riêng. Bạn sẽ không còn là "cá nhân" mà trở thành một phần của "ma trận", vì thế, toàn bộ mối quan hệ cũ sụp đổ. Nói cách khác là "ma trận phiên bản cũ" đã sụp đổ và bạn đang sống trong một "ma trận phiên bản mới" trong đó bạn là một phần của nó.

"Lưu lạc"

Đơn giản chỉ là phiêu lưu