Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, June 24, 2017

Vì sao xã hội nho giáo khao khát lòng tốt, sự đồng cảm nhưng lại luôn hằn học?

Xã hội nho giáo là dạng xã hội "nho xanh" (青いブドウ) nơi con người luôn hằn học với nhau. Nhưng họ lại đồng cảm tốt với thói tư lợi, với người nghèo không lao động.

Vì sao xã hội nho giáo khao khát lòng tốt và sự đồng cảm tới mức điên loạn?

Vì họ đã mất niềm tin. Nho giáo có nghĩa là sùng bái cá nhân:

Sùng bái cha mẹ.
Sùng bái thầy cô.
Sùng bái lãnh đạo.
Sùng bái lãnh tụ.
Sùng bái bất kỳ cá nhân nào mà theo nghĩa vụ, bổn phận phải sùng bái.

Vì sao? Vì họ được HUẤN LUYỆN như vậy. Nếu đi lệch khỏi giáo dục, đạo đức nho giáo là sẽ bị đấu tố, khủng bố (thể chất, tinh thần), bị trừng phạt ngay. Cứ thử không nghe lời thầy cô là biết liền: Trăm kiểu khủng bố tinh thần bằng hạnh kiểm, rất nhiều phiền phức.

Ngược lại họ sẽ được học về "công lao trời biển":

Cha mẹ cho ta cuộc sống (thật ra là coi ta là của để dành, loại sổ tiết kiệm dùng dần).
Thầy cô cho ta bài học làm người (thật ra là cho điểm số ^^).
Lãnh đạo cho ta công việc, tiền lương, chức vụ.
Lãnh tụ cho ta lẽ sống, vv.

Những giáo điều họ học không đúng sự thật. Điều đó dẫn tới sự SÙNG BÁI CÁ NHÂN và do đó, dẫn tới người bóc lột người, người này đứng trên đầu kẻ khác. Những kẻ có vị trí cao sẽ bị thoái hóa nhân cách dẫn tới xã hội loạn lạc. Vì xã hội loạn lạc nên không thể ra đường và tin bất kỳ ai, chỉ có thể bám víu vào CHỦ NGHĨA GIA ĐÌNH: Chỉ có người trong gia đình là tốt đẹp với nhau.

Niềm tin này cũng sẽ sụp đổ theo thời gian vì những kẻ kém cỏi sẽ trục lợi từ gia đình. Số người đóng góp cho "chủ nghĩa gia đình" ít hơn số người trục lợi từ nó. Mới có chuyện trong gia đình nho giáo một người làm chục người ăn bám.

Vì mất niềm tin vào xã hội và con người nên người nho giáo luôn khao khát lòng tốt và sự đồng cảm. Trên báo thì toàn cướp, giết, hiếp nhưng nếu có một tin tốt là tất cả đều chộp lấy thổi lên thành "người tốt, việc tốt". Thậm chí một số người làm việc của họ thì không làm lại đi quét rác ngoài đường cũng thành tấm gương đạo đức. Trong khi nhiệm vụ của họ làm thì không hề tốt. Có lẽ họ chỉ nấu cháo và cho đi miễn phí là làm còn tạm được thôi (có khi cũng chả ngon).

Nhưng vì không được giáo dục về DANH DỰ mà chỉ được giáo dục để SÙNG BÁI CÁ NHÂN nên người nho giáo nhân cách thường không tốt, hoặc tư duy không được. Vì năng lực kém nên không có nhiều niềm vui trong cuộc đời, dẫn tới luôn hằn học với nhau. Vì đây là vấn đề về tiềm thức: Người không có khả năng hạnh phúc thì đời nào mong ai hạnh phúc bao giờ.

Tất nhiên, vì mất niềm tin nên họ sẽ đi BỐ THÍ cho người nghèo để tạo cảm giác là lòng tốt còn tồn tại. Điều này xuất phát từ phức cảm tự tị và sự mất niềm tin, không xuất phát từ lòng tốt thật sự. Do đó, họ không hạnh phúc hơn và vẫn mất niềm tin.

Vì đối tượng bố thí của họ lại là người tư lợi, lười nhác, không thích hay không có khả năng lao động (do bị giáo dục tư lợi, tư duy phi logic).

Càng bố thí thì số người ăn xin càng tăng lên. Việc gì phải học tập, lao động cho nhọc sức khi nghèo đã trở thành đạo đức trong xã hội nho giáo?

Vì số ăn xin, người nghèo càng tăng lên nên lại càng nhiều câu chuyện thương tâm hơn, và lại càng làm mọi người bị phức cảm tự ti lớn hơn. Do đó, lại ra sức rủ nhau bố thí, làm từ thiện.

Nhưng kết lại thì xã hội vẫn là dạng "nho xanh" hằn học với nhau.

Để tránh điều này thì trong mỗi gia đình phải dạy con cái về TRÁCH NHIỆM và DANH DỰ. Sống có danh dự chứ không ăn xin. Ăn xin hay bố thí là không có danh dự. Cha mẹ tuyệt đối không được trục lợi, thao túng con cái. Và mọi người không được sùng bái cá nhân.

Toàn những điều trái với đạo đức nho giáo. Nếu nhất định bám víu giáo điều nho giáo để sống thì cứ sống cuộc đời như vẫn sống thôi. Đó là cuộc sống "nho xanh".
Mark

No comments:

Post a Comment