Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, May 31, 2017

Vì sao nghỉ ngơi cũng mệt mỏi và tầm quan trọng của việc “nghỉ hưu ngắn hạn”

Khi bạn nghỉ việc cần “giác ngộ” một điều là: Nghỉ ngơi mệt hơn đi làm.
Nghỉ ngơi không phải là việc dễ dàng, hơn nữa, đây là việc khó khăn trong cuộc sống, khó hơn đi làm nhiều. Khi đi làm có thể bạn mệt, không vui, quay như chong chóng, bị đì, vv và bạn nghĩ rằng nếu nghỉ ngơi thì bạn sẽ khỏe khoắn và vui tươi. Đời lại không diễn ra như thế và hiếm khi chiều theo ý con người.

Sống qua ngày đoạn tháng là một nghệ thuật, hơn nữa, là nghệ thuật cực kỳ quan trọng trong cuộc sống. Mà tôi lại là bậc thầy của việc “sống qua ngày đoạn tháng”. Giống như bạn đi trên một gờ tường hẹp và bên dưới là vực thẳm vậy, đời vẫn tươi đẹp nếu bạn không mất thăng bằng và ngã.

iRelax

Vì sao nghỉ ngơi lại “vất vả” như thế?

Vì bạn không có mục tiêu, động lực và công việc thường làm hàng ngày, thứ giúp bạn lê được người ra khỏi giường và trườn ra đường vào mỗi sáng. Vì không có mục tiêu nên có thể bạn cảm giác ngày nào cũng “vô vị” hoặc luôn giống nhau và thời gian như ngừng trôi, và bạn bị kẹt ở thì quá khứ, trong khi người khác đang tiến lên. Bạn có thể hơi bị “mất kỷ luật”, thậm chí là không có kỹ năng để tiêu phí thời gian một cách bổ ích.

Áp lực về tài chính, thể lực, tinh thần có thể sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt áp lực tinh thần. Áp lực này gây căng thẳng (stress) khiến bạn ăn liên tục (về bản năng sinh tồn là dự trữ mỡ cho những ngày khốn khó sắp tới) và bị tăng cân. Bạn bị bỏ lại phía sau và cảm giác mình là kẻ thua cuộc (loser).

Cuộc sống của bạn đơn giản là bị đảo lộn về nhịp điệu thời gian, vật chất tài chính và tinh thần. Điều này tạo ra áp lực khiến bạn cảm thấy căng thẳng và thật sự là vất vả hơn khi đi làm nhiều.

Điều tuyệt vời là thế này: Đó là điều tốt. Tôi gọi đó là TRẢI NGHIỆM TỐT. Cũng như bạn thất tình lần đầu có thể bị trầm cảm nhưng những lần sau sẽ tốt dần lên, và rồi bạn sẽ THU HOẠCH trong cuộc đời thôi ^^

Hãy ghi nhớ điều này trước khi bạn thật sự bắt đầu Cuộc Đấu Tranh Của Tôi (My Campaign): Điều khó khăn nhất trên đời chính là việc nghỉ ngơi và sống qua ngày đoạn tháng.

Khi nào bạn có thể làm chủ khả năng này bạn mới có thể làm chủ cuộc đời của mình. Hãy nhìn những người xung quanh bạn, họ chẳng bao giờ nghỉ ngơi vì họ không thể chịu nổi áp lực tinh thần. Họ cứ miệt mài làm việc mãi mà không nhìn được toàn cảnh về cuộc đời, cũng chẳng có thời gian thở để suy nghĩ xem mình thật sự muốn gì. Cuối đời họ cũng có thể “sở hữu” (nhà, xe, con cái vv) nhưng sẽ sụp đổ về tinh thần.

Để không bị sụp đổ về tinh thần, bạn cần làm việc đó từ khi còn trẻ, bằng cách không làm gì. Mặc dù áp lực từ trong gia đình và từ xung quanh là rất lớn và tìm mọi cách dìm bạn xuống bùn, kéo bạn trở lại “vòng quay nô lệ” nhưng hãy nhớ rằng: Đây là MA TRẬN. Mọi người chỉ muốn bạn giống họ. Họ sẽ đồng hóa bạn bằng mọi giá. Câu trả lời đơn giản là KHÔNG nếu bạn muốn làm chủ số phận.

Mọi người sẽ tìm cách "đồng hóa" bạn để xây dựng THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG:
Không ai biết mình đang làm gì!

Làm thế nào để việc nghỉ ngơi bớt vất vả hơn

Friday, May 26, 2017

Học gì tại Nhật để là việc trong ngành tài chính ngân hàng?

Ở Nhật Bản thì không có ngành học tài chính ngân hàng, vì nghiệp vụ ngân hàng thì bạn sẽ được đào tạo khi làm tại ngân hàng. Ở VN có ngành học này thật ra chỉ là để chiêu sinh chứ nội dung vẫn là học về kinh tế, quản trị kinh doanh. Nghiệp vụ ngân hàng chỉ là một môn học khi bạn học tại đại học về ngành ngân hàng.
>>Vì sao học ngành LOGISTICS tại Nhật?

Nói đúng ra, "tài chính ngân hàng" là một nghề, không phải là ngành học.

Tại Saromalang Overseas thì tư vấn du học Nhật Bản để trong tương lai trở thành nhân sự làm việc trong ngành tài chính ngân hàng của VN cũng như Nhật Bản. Nếu bạn làm trong ngân hàng Nhật Bản ở VN hoặc ngân hàng có cổ phần Nhật Bản tại VN thì bạn cũng có thể sống như người nước ngoài (expat) ở VN với lương khởi điểm cao.

 POINT 1 : KHÓA DỰ BỊ ĐẠI HỌC HỌC PHÍ 120 TRIỆU/NĂM!
 POINT 2 : GIẢM 40% TIỀN HỌC KHI HỌC LÊN ĐẠI HỌC!
 POINT 3 : CHUYỂN TIẾP NĂM BA 02 NĂM LẤY BẰNG ĐẠI HỌC!

Học gì tại Nhật để tương lai xây dựng sự nghiệp trong ngành tài chính ngân hàng?


Du học ngành tài chính ngân hàng tại Nhật Bản

Học nhóm ngành kinh tế: Kinh tế học, Quản trị kinh doanh và Thương mại học (thương học)

>>Nhóm ngành kinh tế ở Nhật

Học kinh tế, quản trị kinh doanh, thương mại học tại Nhật

Đây là cách thuận lợi nhất để xin việc trong ngành tài chính ngân hàng. Bạn có thể học đại học về ngành kinh tế tại Nhật bằng cách sang Nhật du học tại trường Nhật ngữ rồi thi đại học tại Nhật Bản.

Hoặc bạn cũng có thể tham gia khóa học dự bị đại học (bekka) 1 năm rồi học lên cao ngay tại đại học đó, ví dụ khoa lưu học sinh đại học Kansai.

Học đại học ngành IT tại Nhật

Bạn học để trở thành chuyên gia IT thì cũng có thể xây dựng sự nghiệp trong mảng IT của ngành tài chính ngân hàng. Đây là nghề lương cao, đãi ngộ tốt vì IT là nền tảng của ngân hàng hiện nay. Đặc biệt, bạn nên học IT về lĩnh vực bảo mật ngân hàng và nên làm trong công ty IT cung cấp giải pháp công nghệ thông tin cho ngân hàng.

Bạn cũng có thể xin trực tiếp vào các ngân hàng ngoại tại VN để phụ trách mảng IT cho họ. Thậm chí bạn còn không cần phải lập trình mà chỉ cần đặt hàng IT bên ngoài (outsourcing) mà thôi.

Tại Saromalang có tư vấn ngành học IT cho các bạn mong muốn học IT tại Nhật ví dụ như tại Đại học Tokyo, Đại học kỹ thuật Tokyo là các đại học danh tiếng hàng đầu về công nghệ thông tin tại Nhật. (Xem danh sách đại học quốc lập Nhật Bản)

Học nghề kế toán (boki) tại Nhật

Nếu bạn biết nghề kế toán (accoungting, 簿記 boki) thì bạn có thể xin việc trong hầu hết mọi công ty, nhưng cũng có thể làm việc trong ngành ngân hàng.

Tại Nhật thì kế toán chia ra 4 cấp độ là cấp 4 (thấp nhất), cấp 3 (công ty nhỏ), cấp 2 (công ty trung trở lên) và cấp 1 (cao nhất). Nếu có đầu óc, bạn còn có thể học để trở thành chuyên gia kế toán quốc gia được công nhận và sống sang chảnh.

Xin xem nội dung và cách thức tại Du học ngành kế toán tại Nhật Bản.

Saromalang Overseas tư vấn học bổng ngành kế toán cho các bạn có học lực và tiếng Nhật tốt.

Học nghề chuyên môn quản trị kinh doanh (business) 2 năm

Bạn có thể học nghề quản trị kinh doanh 2 năm tại rất nhiều trường ở Nhật. Để làm trong ngân hàng thì bạn cần bổ sung cả kiến thức kinh tế và học tốt nghề kế toán.

Học quản trị kinh doanh tại đại học qua chương trình dự bị đại học

Bạn có thể học khóa dự bị đại học và học lên khóa quản trị kinh doanh (business course).
Học phí 1 năm dự bị: 600,000 yen (120 triệu đồng)
Học phí học lên cao: Miễn giảm 40% tiền học cho du học sinh

Đặc biệt, có thể học chuyển tiếp thẳng lên năm 3 đại học nếu tiếng Nhật tốt.

Tức là Dự bị 1 năm + Chuyển tiếp 2 năm (năm 3, năm 4) = 3 năm tốt nghiệp đại học.
Lưu ý: Chỉ dành cho bạn nữ, tiếng Nhật tốt, đã tốt nghiệp đại học/cao đẳng (3 năm) trở lên.

Học ngành IT ứng dụng qua chương trình dự bị đại học

Bạn có thể học khóa dự bị đại học và học lên khóa IT ứng dụng (IT life course).
Học phí 1 năm dự bị: 600,000 yen (120 triệu đồng)
Học phí học lên cao: Miễn giảm 40% tiền học cho du học sinh

Đặc biệt, có thể học chuyển tiếp thẳng lên năm 3 đại học nếu tiếng Nhật tốt.

Tức là Dự bị 1 năm + Chuyển tiếp 2 năm (năm 3, năm 4) = 3 năm tốt nghiệp đại học.
Lưu ý: Chỉ dành cho bạn nữ, tiếng Nhật tốt, đã tốt nghiệp đại học/cao đẳng (3 năm) trở lên.

Học nghề chuyên môn (senmon) về IT

Ví dụ học khóa học lập trình android cho smartphone hay khóa học lập trình ngôn ngữ Ruby. Với kiến thức về IT, bạn có thể tự học thêm một chút về kinh tế học và xin vào làm việc tại ngành tài chính, ngân hàng.

Hãy check các mục tư vấn du học tại Saromalang.
Mark

Saturday, May 20, 2017

Làm sao vượt qua cơn bạo bệnh?

Cơn bạo bệnh (危篤 KITOKU, nguy đốc) là thứ mà có lẽ là ai cũng sẽ trải qua. Ốm liệt giường, sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, bệnh mãn tính, bệnh nan y, vv.


Làm sao để vượt qua một cơn bạo bệnh?

Khi bạn đi du học thì không chắc gì bạn không bị bạo bệnh, lúc này hay lúc khác. Và bạn chỉ có thể chống chọi một mình. Thậm chí, có thể bạn bị lao lực vì làm việc quá sức. Bạn có bài kiểm tra phải học phải thi nhưng không còn chút sức lực hay tinh thần. Dù người có cảm sốt hầm hập thì vẫn phải đi làm để trang trải học phí và cuộc sống. Việc đầu tiên là hãy THỞ SÂU để trấn tĩnh mỗi ngày.

Vì còn có thể làm gì nữa. Bệnh viện, bác sỹ lấy tiền của bạn nhiều hơn là chữa cho bạn. Họ chụp X-quang cho bạn, thử máu cho bạn, thậm chí còn quét MRI, khám tổng thể, vv khiến bạn tốn bộn tiền. Mọi chỉ số đều bình thường như thể "phía tây không có gì lạ"!

Để vượt qua cơn bạo bệnh thì TINH THẦN (心 KOKORO) là rất quan trọng. Triết học Nietzsche gọi là "Ý chí cường lực". Tuy nhiên, khi bạn còn trẻ, ví dụ khi đang du học, thì khó mà có thể có ý chí mạnh mẽ được. May mà bạn vẫn còn trẻ, nên thường khỏe. Nếu trẻ mà còn không khỏe thì chỉ có thể trách cha mẹ và gien di truyền hoặc suy dinh dưỡng thôi.

Dù gì, trách cứ người khác không giải quyết vấn đề. Than trách cuộc đời cũng như vậy. Nên vẫn phải tự mình vượt qua cơn bạo bệnh - cả thể chất và có thể là cả tinh thần. Một cơn bạo bệnh bao giờ cũng kéo theo sự tụt dốc về tinh thần.

Điều quan trọng để vượt qua cơn bạo bệnh là NHẬN THỨC. Tóm lại thì: Không chết đâu mà lo.

Nhưng nếu chết thật thì sao? Nếu chết rồi thì bạn còn lo làm gì nữa, còn điều gì có ý nghĩa nữa đâu?

Chẳng việc gì phải lo cả. Trừ những người kiểu nho giáo chết đi nhưng vẫn muốn sống mãi và lo lắng về số phận những người (yếu đuối) đang còn sống. Lý do là vì chẳng ai chịu trách nhiệm về đời mình, chỉ muốn dựa dẫm người xung quanh (chủ nghĩa gia đình hay chủ nghĩa bầy đàn). Vì thế, người nho giáo là khó vượt cơn bạo bệnh nhất.

Nhận thức đúng về bạo bệnh là đây chính là cơ hội bạn nhìn nhận lại cuộc đời và mục tiêu tương lai. Bạo bệnh không hẳn là điều xấu, hơn nữa còn là một người bạn tốt.

Vì sao bạo bệnh có thể trở thành "bạn tốt"?

Thứ Hai, ngày mưa và hài kịch

Điều gì tồi tệ hơn một ngày thứ Hai hoặc một ngày mưa?
Đó là ngày thứ Hai mưa gió bão bùng ^^
- Mark -

ĐỂ KHÔNG MẤT 20 NĂM CUỘC ĐỜI CHỈ ĐỂ U SẦU

Nhưng vì sao? Vì sao ngày thứ hai và ngày mưa lại tồi tệ đến thế? Bạn thất thểu vác bộ mặt ủ rũ tới trường học, công sở, làm mọi việc một cách uể oải như sẽ không bao giờ còn có ngày thứ 7 và chủ nhật nữa? (^_^)

"Sau cơn mưa trời lại bão"
Sau ngày chủ nhật bồn chồn bao giờ cũng là ngày thứ hai đen tối.

Câu trả lời là: Không nhất định sẽ phải như thế. Hãy sống hạnh phúc vào ngày thứ hai và ngày mưa. Nhưng làm thế nào thì TÔI CHỊU. Hôm nay là một ngày thứ hai, lại mưa gió bão bùng, và tôi vẫn cảm thấy bình thường, "phía tây không có gì lạ". Vì ngày nào tôi chả mệt gần chết!!

Hồi trẻ khi còn ở bên Nhật tôi cũng có viết bài về cách làm sao vượt qua ngày thứ hai đen tối (black Monday). Điều quan trọng là, bạn hãy tự hỏi, làm thế nào mà bản thân vượt qua được những ngày thứ hai, hơn nữa còn là ngày mưa, trong cuộc đời. Bởi lẽ, thái độ đối với ngày thứ hai có thể sẽ quyết định chất lượng cuộc đời của bạn, hẳn là bạn muốn chất lượng cuộc đời cao hơn chứ nhỉ?

Vì sao ngày thứ hai lại đen tối đến thế?

Đến nỗi người ta gọi ngày này là "ngày thứ hai đen tối" (black Monday) dù chẳng có gì đặc biệt xảy ra, "phía tây không có gì lạ" và cũng không phải là ngày bạn "chết giữa tam giác của những sai lầm", bạn cũng không chia tay người yêu vào thứ hai bao giờ, vì làm gì còn sức! Với lại, bạn đã chia tay người yêu vào ngày trăng tròn rồi nhớ không? ^o^

Đơn giản thôi, vì bạn đã "xõa" (chơi thả phanh) quá mức vào thứ 7 và chủ nhật, tức là cuối tuần. Bạn uống rượu thâu đêm thứ 6 hoặc thứ 7 tới sáng tới mức chuếnh choáng vào sáng chủ nhật. Chủ nhật bạn như người mất hồn chỉ thư giãn và xem ti vi. Hoặc bạn xách ba lô lên và đi du lịch, toàn những việc tốn sức. Từ thứ sáu là bạn đã chuẩn bị tinh thần "chơi tới bến" phấn chấn tới độ như thể thứ 2 còn xa lắm mới đến. Chính xác từ thứ 6 tới thứ 2 không dài như bạn nghĩ, chỉ cách 2 ngày thứ 7 và chủ nhật chứ không phải là hai tuần.

Chơi bời bao giờ cũng mệt hơn đi làm. Vì dạo này cũng có ai thật sự làm đâu. Họ ngồi công ty 8 tiếng hoặc nửa ngày, chỉ để thật sự làm khoảng 4 giờ, toàn công việc họ đã biết và có kỹ năng. Còn chơi bời thì lại thường sáng tạo cách mới, kiểu mới, rất mệt mỏi. Bạn còn thay đổi nhịp điệu sống một cách kịch tính. Cả tuần đang đi làm đều đều, dậy đúng giờ, đột nhiên bạn có thể nằm ườn chiều chuộng bản thân thì thoải mái bao nhiêu. Đó là lý do mà người ta mất kỷ luật vào cuối tuần. Điều này khiến việc dậy sớm vào thứ 2 trở nên khó khăn. Và vì đã kiệt sức vào cuối tuần, thậm chí tối chủ nhật vẫn thức khuya xem hài kịch giải trí nên thứ 2 mắt nhắm mắt mở vắt chân lên cổ chạy tới công sở.

Đúng lúc đó thì trời đổ mưa. Nhưng dù rằng trời không mưa đi chăng nữa thì thứ hai không phải là ngày bạn ăn mừng rạng rỡ như thể vừa bước từ đêm đen ra ánh sáng chói lòa, cuộc đời từ nay phơi phới niềm tin. Vì đơn giản là bạn thất thần. Thất vọng. Chán nản.

Chủ nhật bồn chồn và thứ hai đen tối

Saturday, May 13, 2017

Mặt trăng và ảnh hưởng lên đời người

Vì sao con người cảm thấy bồn chồn không yên vào ngày trăng tròn?

Vào ngày trăng tròn (full moon, 満月 mangetsu) con người thường cảm thấy bồn chồn không yên (イライラする iraira suru). Thống kê cũng cho thấy các vụ án thường xảy ra nhiều hơn vào những ngày trăng tròn. Các vụ án lạ lùng hay kì bí cũng thường có xu hướng xảy và vào đêm trăng tròn (và các đêm lân cận). Thậm chí, theo kinh nghiệm cá nhân, các vụ chia tay cũng thường xảy ra vào đêm trăng tròn.

Mặt trăng gây ra hiện tượng thủy triều

"Phải chăng hôm nay là ngày trăng tròn?"

Đây là câu chúng ta tự hỏi nếu có ai đó trở nên điên loạn hoặc đổi tính đổi nết mà không rõ nguyên do. Thật sự thì ngày rằm trăng tròn có ảnh hưởng tới vậy không và có ý nghĩa gì trong cuộc đời của con người?

Ảnh hưởng về mặt vật lý chính là sức hút mặt trăng, gây ra hiện tượng thủy triều. Vào ngày trăng tròn thì sức hút mặt trăng lớn nên triều lên, và vào ngày 1 âm lịch thì sức hút thấp nhất nên triều xuống. Không chỉ ngày rằm mà ngày 1 âm lịch cũng thường gây tác động lên tâm trạng của con người. Tức là, người ta thường thấy bồn chồn. lo lắng, bất an không rõ nguyên nhân vào những ngày này. Và vì cảm xúc này, người ta thường hành động phi lí trí, dẫn tới nhiều vụ án xảy ra hơn.

Mặt trăng làm thay đổi trọng lực, từ đó tác động lên tâm trạng và thể chất con người.

Lý do thờ cúng vào ngày rằm và ngày 1 âm lịch

Đây là lý do mà ở một số nước người ta thờ cúng vào ngày rằm và ngày 1 âm lịch. Thờ cúng là do họ cảm giác lo sợ bất an, nên phải thờ cúng tổ tiên để xin trợ giúp xua đuổi ma quỷ. Người ta tin rằng sở dĩ họ có cảm giác bồn chồn có lẽ là do người âm hay ma quỷ ám họ. Thờ cúng tổ tiên là biện pháp cổ xưa từ thời con người còn sống ở bộ lạc. Ngoài ra, mùi hương có tác dụng an thần để giúp giảm cảm giác bồn chồn, bất an.

Sự xuất hiện của thiên tài

Thiên tài xuất hiện do đâu? Họ xuất hiện trong gia đình hoàn toàn bình thường, chỉ trung bình trong xã hội cả về mặt trí tuệ, lẫn kinh tế. Và không phải con cái của thiên tài sẽ trở thành thiên tài. Tóm lại, thiên tài KHÔNG phải là do di truyền.

Thông minh (IQ cao) thì do di truyền, và một phần do giáo dục.
Luân lý thì là do giáo dục gia đình.

Nhưng không vì sinh ra trong gia đình thông minh, luân lý tốt mà bạn là thiên tài. Hơn nữa, thiên tài và thành công thì lại là chuyện khác hẳn. Tất nhiên là để thành công thì phải thông minh, nhưng không cần và có khi lại không được là thiên tài (vì thiên tài thường lập dị và rất ít để ý đến xã hội).

Tôi TIN là, thiên tài xuất hiện do chu kỳ hoạt động của mặt trời. Tóm lại thì thiên tài chỉ xuất hiện ngẫu nhiên, trong một số thời đại thiên tài sẽ xuất hiện nhiều hơn là thời đại khác. Ví dụ thời đại khai sáng có rất nhiều thiên tài xuất hiện. Chỉ có thiên tài mới thật sự thay đổi được lịch sử mà thôi, và họ xuất hiện dường như ngẫu nhiên, mà tôi tin rằng, là do hoạt động của mặt trời.

Vì sao đang nói mặt trăng lại nói cả về mặt trời? Vì chúng ta chịu ảnh hưởng to lớn từ thiên nhiên. Chỉ những người hiểu quy luật vận động của vũ trụ mới có nhận thức đúng đắn và có lối sống hạnh phúc mà thôi. Những người không hiểu sẽ chỉ thờ cúng, mê tín dị đoan nên sẽ gặp rắc rối về nhận thức.

Vì sao loài sói tru vào ngày trăng tròn?

Ảnh hưởng của mặt trăng lên đời người

Tôi tin rằng, con người thành công hay không phụ thuộc vào thái độ, tư thế, lối sống của họ vào ngày trăng tròn. Vì đây là ngày mà con người bồn chồn bất an nhất, nên sẽ không khôn ngoan nếu ra quyết định hay hoạt động quá sức vào ngày này. Do đó, con người sẽ có xu hướng nghỉ ngơi và suy nghĩ sâu sắc. Chẳng phải như thế thì sẽ dễ phát minh, phát kiến để thay đổi cuộc đời hay sao?

Ngày trăng tròn là ngày con người trở về với bản ngã. Nhiều loài động vật cũng thế. Ngày này thường các loài động vật trở nên khó ngủ và dễ bị kích động hơn. Loài sói thường tru vào ngày trăng tròn là vì thế. Và loài chó cũng thế (vì chó cũng là họ hàng của sói). Tôi tin người sói là có thật, vì có người sẽ đi lang thang vào ngày trăng tròn. Vì sao người sói thường đi lang thang vào ngày trăng tròn?

1. Vì họ thường mất ngủ và hay suy nghĩ vẩn vơ vào ngày trăng tròn (từ đó mà tìm ra những phát kiến vĩ đại) nên đi lại thì sẽ dễ ngủ hơn.
2. Vì ngày trăng tròn thì nhìn thấy đường nên không bị té ngã.
3. Vì vốn người hay suy nghĩ đã thích đi dạo sẵn.
4. Vì đó là ngày trăng tròn, cảnh sẽ đẹp hơn.

Hãy tưởng tượng một đêm trăng sáng vằng vặc đầy ma quái và bạn cứ thế đi mà không biết mình đang đi đâu. Thật tuyệt thế nào! Bao nhiêu người còn mộng du vào ngày này nữa đây!

Ngày trăng tròn là rất quan trọng trong cuộc đời con người, chắc chắn là các phát kiến mang tính cách mạng sẽ xuất hiện vào những ngày này. Do đó, quan trọng là hãy có thái độ và lối sống đúng đắn. Ngày trăng tròn bạn mới thật sự là bạn. Hay là bạn không còn là chính bạn, nhỉ?
Mark

Âm lịch

Làm sao để chấp nhận thất bại?

Để tìm hiểu cách chấp nhận thất bại thì bạn có thể tìm kiếm bằng 失敗を受け入れる方法 hoặc "how to accept failure". Trong tiếng Nhật "ukeireru" nghĩa là "chấp nhận".

Đại khái là thất bại là mẹ của thành công, thất bại là kinh nghiệm, bạn học hỏi từ thất bại, thất bại đưa bạn tới gần hơn với thành công, không có thành công tuyệt đối hay thất bại tuyệt đối (mà quan trọng là đánh giá khách quan bạn thành công bao nhiêu %), vân vân và vân vân. Điều nào cũng đúng cả và trên mạng có hàng tỉ cách để chấp nhận thất bại nhưng điểm chung là KHÔNG HIỆU QUẢ.

Vậy thì tóm lại là làm sao để chấp nhận thất bại?

Tôi chỉ phân tích về tâm lý và tiềm thức mang tính nghị luận, phiếm luận là chính mà thôi. Trước tiên là dù bạn không thể chịu được thất bại thì bạn vẫn phải chịu, vậy thôi. Vì thế, quan trọng là TINH THẦN (心 KOKORO) của bạn chứ không phải là bạn có chấp nhận nó hay không.

Tinh thần "心 KOKORO" quân át cơ trong cuộc đời!

Tôi chấp nhận thất bại và mọi thứ trong cuộc đời. Hơn nữa, tôi vui vẻ làm thế, vì cũng có cách nào khác đâu ^^ Nhưng bạn có lẽ sẽ cảm thấy cay đắng, đơn giản vì tinh thần khác nhau.

Điểm khác biệt lớn nhất chính là TINH THẦN tức là 心 KOKORO. Tôi lại có tinh thần tốt, nên tôi coi thất bại hay thành công chỉ là một biến cố thời gian. Tất nhiên là tôi mong muốn thành công và cố gắng để thành công nhiều nhất có thể, tuy nhiên, chẳng có định lý nào nói là tôi sẽ thành công cả. Đây chỉ đơn giản là CHƠI GAME mà thôi. Mọi thứ đối với tôi chỉ như CHƠI GAME nên thất bại là chuyện thường. Bạn muốn phá đảo? Hãy chơi tới lúc phá đảo.

Hơn nữa, thật ra thì tôi là người học tập nên cũng ít khi thất bại tới mức không thể chấp nhận được. Nên hỏi tôi cách chấp nhận thất bại thì chỉ có thể khuyên là HÃY HỌC TẬP VỚI MỤC ĐÍCH THÀNH CÔNG.

Nếu bạn thông minh hơn và nhận thức thực tế tốt hơn thì bạn chấp nhận thất bại dễ hơn. Những người không chấp nhận được thất bại thường là nhận thức không tốt, đánh giá quá cao một điều gì đó tới mức sai lệch với thực tế.

Tôi lấy ví dụ, nếu bạn yêu thích một người đẹp và bạn thất bại. Bạn có thể yêu đơn phương, dõi theo người ấy từ xa. Tôi lại không làm thế. Vì yêu đương chỉ là trò chơi số lượng. Còn đầy người đẹp ngoài kia. Đây chỉ đơn giản là vấn đề tinh thần. Nếu bạn yêu đơn phương thì bạn sẽ thất bại và sẽ cay đắng. Nếu không thì cũng chả hẳn gọi là thất bại.

Coi chừng chủ nghĩa chủ bại (kẻ thất bại cay đắng)

Thursday, May 11, 2017

"Chấp trước" (cố chấp) không phải là nguyên nhân của việc đau khổ

Khoa học thường thức về đau khổ
Những người đau khổ thì sớm muộn gì cũng phải học cách "buông bỏ" và đối tượng buông bỏ là tham sân si, tức là "chấp trước".

"Chấp trước" tiếng Nhật là 執着 (shuuchaku) và lòng cố chấp gọi là 執着心 (shuuchakushin, chấp trước tâm). Tức là bị bó buộc (縛られる shibarareru), bị cầm tù (とらわれる torawareru), bị cố chấp hay bắt buộc phải có một thứ gì đó. Tóm lại thì người đau khổ họ có vấn đề về nhận thức với giá trị quan bị sai lệch nghiêm trọng (thường là sùng bái cá nhân như cha mẹ, thầy cô, lãnh đạo, lãnh tụ, giáo điều), thế giới quan nhỏ hẹp và nhân sinh quan méo mó. Nhưng vì sao họ lại đổ hết lỗi cho "chấp trước"?

Vì nỗi khổ của họ là DỤC CẦU BẤT MÃN (tiếng Nhật 欲求不満 YOKKYUU FUMAN) hay CẦU BẤT ĐẮC KHỔ (求不得苦 GUFUTOKUKU). Tóm lại là họ có CẦU (tức là dục vọng) nhưng lại không thỏa mãn được vì ĐẮC (khoản thu về) quá thấp. Hãy xem phương trình khổ (không phải là phương trình bản thân nó khổ mà là phương trình giải thích về khổ) dưới đây:


Ví dụ bạn muốn kiếm 100 đồng mà chỉ kiếm được 50 đồng thì khổ khách quan của bạn là 50%. Nếu bạn chỉ kiếm được 30 đồng thì bạn khổ 70%, và nếu bạn kiếm 70 đồng thì bạn khổ 30%. Nếu bạn kiếm được 100 đồng trở lên thì chẳng có gì khổ.

Nhưng con người còn bị chứng tâm lý vì những người sống bầy đàn thường không nhìn nhận khách quan được mà họ có hệ số tâm lý. Tinh thần yếu thì hệ số tâm lý x > 0, còn e là hằng số (cơ số logarith tự nhiên, khoảng 2.78). Những người tinh thần yếu thì họ thường khổ lên được nhiều lần do vấn đề tinh thần. Ví dụ kiểu người coi mình là trung tâm, thích mè nheo, nhõng nhẽo, thời nhỏ được cha mẹ dạy tính ăn vạ thì hệ số x của họ tương đối cao, nên họ "cảm nhận" nỗi khổ tốt hơn nhiều. Ví dụ họ đi làm lương thấp hơn bạn bè, mặc dù có khi không thấp lắm, nhưng chỉ vì có người khác lương cao hơn mà họ mất ăn mất ngủ chẳng hạn.

Vì sao "chấp trước" không phải nguyên nhân đau khổ?

Vì nếu bạn bắt buộc có thứ gì đó mà bạn đạt được nó thì gọi là "ước mơ thành hiện thực" và bạn còn hạnh phúc vì điều đó, đau khổ ở đâu? Nếu bạn kiếm được nhiều tiền đúng như nguyện vọng thì vì sao phải đau khổ? Đây lại gọi là KHÔNG TỪ BỎ hay KHÔNG THỎA HIỆP. Những người thành công đều là những người không từ bỏ, không thỏa hiệp và rất kiên trì. Bạn nghĩ họ đau khổ à?

Thật ra, đau khổ là do mong ước đại bàng, năng lực chim sẻ, tức là năng lực quá thấp. Năng lực thấp lại thường do thiếu kỷ luật, không tập trung, không có khả năng tư duy đúng hoăc tư duy phi logic, đầu óc nhiều sạn, nhiều giáo điều. Tóm lại là KHÔNG HỌC TẬP, KHÔNG LAO ĐỘNG. Được giáo dục kiểu tư lợi nên không muốn học tập tốn thời gian, hoặc không làm việc đúng trách nhiệm. Hoặc đơn giản là không may mắn khi sinh ra trong gia đình quá yếu kém (về trí tuệ, về luân lý).

Có cả tỉ nguyên nhân gây ra việc đau khổ nhưng kết lại là năng lực học tập, lao động thấp hơn so với nhu cầu.

Tất nhiên là "chấp trước" vào ảo mộng thì đúng là đau khổ thật. Đây lại là vấn đề nhận thức. (Và lại bắt nguồn từ giáo dục trong gia đình.) Việc chấp trước vào một ảo mộng, ảo tượng nào đó chỉ là hệ quả, không phải là nguyên nhân. Nguyên nhấn chính lại là việc nhận thức sai lệch. Do đó, dù có cố bỏ "chấp trước" thì cũng không thay đổi ý thức, nhận thức, nên chẳng vì thế mà bớt đau khổ. Về lâu dài thì chỉ là hiệu ứng giả dược (placebo).

Cố gắng từ bỏ "chấp trước" thường không thành công

Đây chỉ là kết quả của việc năng lực thấp thì đúng hơn là nguyên nhân của đau khổ. Do đó, bỏ hết mục tiêu thì khác gì người tâm thần uống thuốc an thần, ngày nào cũng như ngày nào, hôm nay giống hôm qua và ngày mai giống hôm nay?

Tất nhiên, theo định luật về hạnh phúc thì:
Người hạnh phúc sẽ tiếp tục hạnh phúc.
Người đau khổ sẽ tiếp tục đau khổ.

Giống như định luật kinh tế: Người giàu sẽ tiếp tục giàu, người nghèo sẽ tiếp tục nghèo. Ngoài ra, cha mẹ nào, con cái nấy. Nên cha mẹ đau khổ thì xác suất cao là con cái cũng đau khổ, tương tự cái nghèo.

Bởi vì gốc rễ của vấn đề là năng lực thấp, không có hay thiếu khả năng học tập, lao động để đạt được thứ mình muốn trong cuộc đời. Mà người như thế lại hay chạy theo ảo mộng, ảo tượng lắm. Không thể ngày một ngày hai mà tự nhiên học tập thành tài được, vì làm gì có khả năng học tập. Học kỹ năng, học luân lý thì không đủ khả năng. Nên xác suất cao là vẫn tiếp tục đau khổ dù có bỏ "chấp trước" (cố chấp) hay không.

Để sống hạnh phúc thì việc học tập hàng ngày là quan trọng nhất

Nếu còn trẻ và nhân cách tốt thì phải học tập và tiến bộ mỗi ngày. Khi đã đi làm thì vẫn phải tiếp tục học tập và lao động HÀNG NGÀY để tiến bộ, giác ngộ trong công việc. Tóm lại thì phải có nhân cách tốt và duy trì việc học tập KHÔNG TƯ LỢI, tức là học vì niềm vui và để hoàn thiện bản thân, xa hơn nữa là cống hiến cho xã hội. Nếu chỉ học để tăng lương, thăng chức thì sớm cũng sẽ bỏ thôi, vì đó là học kiểu tư lợi.

Để biến ước mơ thành hiện thực thì phải học lâu dài, thậm chí cả đời. Thời trẻ khổ cực, lao tâm khổ tứ để học hỏi thì về sau sẽ không đau khổ. Còn thời trẻ không học tập vì niềm vui thì về sau năng lực thấp và sẽ khổ như phương trình trên. Rồi lại sớm sa đà vào buông bỏ việc chấp trước sau khi đã đóng tiền học phí (gọi là tiền công đức) kha khá.
Mark

Wednesday, May 10, 2017

Thế nào là thành bại trong cuộc đời?

Trong xã hội ngày nay  tràn ngập diễn giả, khóa học thành công, cả xã hội sục sôi vì thành công, nhưng thật ra, xã hội VN khó có thể nói là thành công được. Nhiều người chỉ làm ăn kiểu tư lợi, chộp giật, năng suất lao động kém, rất ít người kiên trì. Ngay cả doanh nhân "thành đạt" cũng thay đổi ngành nghề xoành xoạch, lúc thì chăn vịt lúc lại nuôi bò, rồi lại trồng cao su, trồng điều, vv.

Tôi có nói về việc trung thành với khách hàng, theo tiêu chí này thì không thấy ai trung thành với khách hàng hay cộng đồng mà có lẽ chỉ trung thành với LỢI NHUẬN, LỢI ÍCH.

Tóm lại thì đại đa số dùng thước đo vật chất, cụ thể là tiền bạc, làm thước đo thành công. Ở VN người ta sùng bái tiền bạc và sùng bái người giàu, ngược lại, họ lại thù ghét người giàu, đây gọi là "phức cảm tự ti nghèo". Họ vừa thích giàu, lại vừa ghét người giàu, vừa thích tiền, lại vừa ghét tiền (coi tiền là dơ bẩn, nguồn gốc của tội lỗi, đối lập với bản thân họ - tốt đẹp rạng ngời, chỉ vì họ KHÔNG CÓ TIỀN). Điển hình của việc này là câu chuyện Phú ông, thằng Bờm. Đã nghèo mà lại còn tư lợi thì đúng là chỉ là một thằng bờm trong cuộc đời.

Nhân cách là viên hồng ngọc trong cuộc đời

Nhưng liệu thành công có chỉ nên đo bằng tiền bạc? Và vì thế phải kiếm tiền bằng mọi giá?

Đây vẫn chỉ là não trạng nô lệ, làm nô lệ cho đồng tiền. Tóm lại thì, lấy tiền bạc làm thước đo cuộc đời là cách mà những người thiếu tiền vẫn thường làm. Chất lượng cuộc sống, chất lượng tinh thần của họ thấp nên lòng khao khát tiền bạc của họ quá lớn, dẫn tới bị mờ mắt. Họ mất đi khả năng cảm nhận cuộc sống, cảm nhận thời gian.

Hơn nữa, những người như thế còn gặp vấn đề NHẬN THỨC. Họ bị nhận thức sai về tiền bạc và bản thân, nên dẫn tới đổ vỡ trong tâm hồn - dù họ có thành công hay thất bại về tiền bạc. Người giàu mà vẫn đau khổ thì nhiều như lá mùa thu, vẫn không biết mình thật sự muốn gì, nên sống thế nào. Kết cục vẫn là mê tín dị đoan vì tinh thần bị bó buộc vào việc giữ lại sự giàu có bằng mọi giá, và cũng lại khổ sở vì việc này. Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất có lẽ là thậm chí không hiểu vì sao mình thành công, và càng không hiểu vì sao mình đau khổ.

Thành công, thất bại thật sự trong cuộc đời

Bạn cảm nhận. Ví dụ cảm nhận thời gian. Cho dù bạn thất bại, hay bị bạo bệnh, bạn vẫn CẢM NHẬN được thời gian và sinh mệnh.

Đây là SỰ HOÀN THIỆN VỀ NHÂN CÁCH. Tức là bạn trở thành người công chính.

Do đó, phương trình thành công trong cuộc đời trong "Cuộc đấu tranh của tôi" (My Campaign) là:

THÀNH CÔNG = HOÀN THIỆN NHÂN CÁCH

Do đó, bạn học tập và lao động để trở thành người công chính và có năng lực để phụng sự xã hội. Những người thất bại trong cuộc đời là những người không hoàn thiện nhân cách. Do đó, từ khi còn là trẻ con đã bắt đầu thói hư tật xấu, ăn vạ cha mẹ, ăn vạ cuộc đời. Đến khi lớn lên vẫn là kiểu người bê tha, bệ rạc, xả rác và làm hại xã hội.

Những người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè là kiểu không hoàn thiện nhân cách. Họ còn hay xả rác ra đường cho tiện nữa. Họ sẽ sống nghèo, học vấn không có và con họ cũng sẽ thế.

Trọc phú không phải là người hoàn thiện nhân cách. Dù có thành công về tiền bạc vẫn không hiểu mình là ai, ý nghĩa sống là gì, chẳng phải ngày nào cũng lo sợ tới mức nhang khói thờ cúng mê tín dị đoan hay sao?

Giàu hay nghèo không quan trọng bằng việc hoàn thiện nhân cách để hiểu đúng và đầy đủ về cuộc đời, từ đó có thể sống thanh thản, hơn nữa, có thể sống hạnh phúc được. Những kẻ không hoàn thiện nhân cách - dù giàu hay nghèo - sẽ không làm được trò trống gì cho xã hội mà chỉ trục lợi từ xã hội để làm giàu cho bản thân mà thôi.

Xã hội có nhiều trọc phú ắt sẽ nghèo và bất công. Và cả xã hội sẽ phải chịu bầu không khí ô nhiễm cũng như ô nhiễm về nhân tính, con người. Từ đó sẽ phát triển phức cảm tự ti (inferior complex) và ra sức bố thí để cứu vãn niềm tin. Nếu có cơ hội ra nước ngoài còn phát triển phức cảm tự ti dân tộc và phức cảm tự ti này thường sẽ theo xuống tới mồ, một mặt muốn chối bỏ nguồn gốc, mặt khác lại cố gắng giữ lại nguồn gốc vì sợ mất identity (định danh).

Phức cảm tự ti dân tộc (national inferiror complex)

Những xã hội không hoàn thiện nhân cách thì sẽ phát triển phức cảm tự ti dân tộc:
- Mặc cảm tự ti khi so sánh với nước ngoài
- Tự hào dân tộc bằng những dữ kiện xuyên tạc để xóa đi mặc cảm tự ti, đổ lỗi cho hoàn cảnh
- Mất niềm tin vào con người, xã hội
- Bố thí nhiều để cứu vãn niềm tin, thường là cho những kẻ không lao động
- Những kẻ không lao động (ăn xin) mọc thêm ra như nấm sau mưa, lại làm tăng phức cảm tự ti
- Khi ra nước ngoài muốn chối bỏ nguồn ngốc vì dân tộc mình tệ hại quá
- Chối bỏ không được đành chấp nhận, vì chối bỏ thì mất identity thành "con chó lạc đàn"
...

Phức cảm này khá phức tạp nên mới gọi là "phức cảm" (complex). Cái gốc của phức cảm này là sự tư lợi. Mà xã hội nho giáo thì nhất định sẽ tư lợi, vì cha mẹ phải tư lợi con cái để sống và sống theo kiểu chủ nghĩa bầy đàn (gia đình là số một).

Người giàu càng bị phức cảm tự ti dân tộc nặng hơn, vì họ ảo tưởng về bản thân hơn. Họ luôn nghĩ họ tài giỏi (dù ngoài miệng nói ra là nhờ trời, nhờ mọi người). Vì thế họ bị mâu thuẫn, xung đột: Mình giỏi thế này mà sao nước mình kém thế, họ không xứng đáng với mình. Đặc biệt, họ còn hay du lịch nước ngoài, lại càng khắc sâu thêm phức cảm tự ti.

Rốt cuộc thì miễn là họ thành công về tài chính, còn xã hội họ dơ bẩn thế nào cũng được, phải không nhỉ? Đây đúng là dạng trọc phú nên cũng không hạnh phúc như những người thiếu tiền vẫn nghĩ.

Không cần quá quan tâm thành công, chẳng cần lo lắng về việc thất bại

Đây là khi bạn làm việc đúng đắn. Đó là việc công ích. Thành công, thất bại suy cho cùng chỉ là tương đối. Bạn đi thi mà không được 100% chỉ được 60% thì cũng không phải thất bại hoàn toàn. Bạn được 100% mà đề thi dễ quá thì không thể nói là hoàn toàn thành công được.

Đối với người công chính, làm việc đúng đắn là thành công. Tiền bạc không phải và không thể là thước đo duy nhất được. Tôi ví dụ khi anh em nhà Wright chế tạo máy bay có động cơ thì đó là đam mê và đóng góp nhiều hơn là giá trị thương mại khổng lồ như hiện nay. Cả nền kinh tế, khoa học kỹ thuật hiện nay đều nhờ các nhà bác học tự cổ chí kim và họ cũng chẳng nhận đồng nào cả.

Hay như người phát minh Internet, đó là thành tựu cuộc đời của ông ấy, chứ không phải là việc kiếm được bao nhiêu tiền. Con người ngày nay thường chỉ ca tụng các tỉ phú mà quên rằng, những người công chính mới tạo nên thế giới này (không có nghĩa tỉ phú không công chính mà đơn giản là họ chỉ là một phần giúp cho Internet, máy tính, vv trở nên phổ cập). Cái cách mà con người đánh giá người khác chỉ theo tài sản của họ đúng là kỳ quái và khôi hài.

Bạn không cần quá quan tâm về tiền bạc

Trong bài Giàu sớm, giàu muộn tôi có nói điều này:

Điều 1: Có lao động là có tiền bạc.
Điều 2: Có trí tuệ là có tiền bạc.
Điều 3: Có sức khỏe là có tiền bạc.

Xã hội nào thì cũng sẽ cần lao động. Do đó, bạn phải học tập và lao động mỗi ngày. Như thế bạn sẽ có tiền và sống được.

Điều giúp bạn sống phấn khích mỗi ngày chính là làm việc đúng đắn, và đó chắc chắn phải là học tập và lao động. Học tập và lao động là phương tiện để đạt tới sự hoàn thiện nhân cách, từ đó bạn có thể sống an toàn, sung túc và hạnh phúc.

Ngược lại, những người quá quan tâm về tiền bạc, hoặc không muốn hay không có khả năng học tập, lao động thì sẽ cố gắng tìm cách kiếm tiền bất chính. Sự thật là họ sẽ lo lắng về tiền bạc lâu dài. Rốt cuộc rồi cũng sẽ mê tín dị đoan vì đổ vỡ trong tâm hồn, do NHẬN THỨC KHÔNG ĐÚNG về cuộc đời.

Người giàu mà đau khổ thì nhiều lắm. Đặc điểm chung là mê tín dị đoan. Giàu thì lại đau khổ kiểu nhà giàu, nên lại phải chơi với những kẻ nghèo cơ hội để "tái khẳng định" tài năng, ưu thế của bản thân, đúng theo kiểu Phú ông và thằng Bờm, "cho đi để nhận lợi" theo cách tư lợi của nhà giàu.

Người giàu hay khệnh khạng, thái độ kém là thế. Nghe họ nói chuyện khác gì tra tấn lỗ tai, suốt ngày chỉ biết kể những câu chuyện tự hào về bản thân, nhưng không làm việc gì mà hữu ích cho xã hội, hay người khác cả. Vấn đề là NHẬN THỨC SAI, do không hoàn thiện nhân cách. Mặc dù khoác áo đẹp, đi xe đẹp vẫn chỉ là dạng người BÊ THA, BỆ RẠC và KHÔNG HIỂU BIÊT ở bên trong. Đi ngoài đường chắc bạn cũng thấy nhiều người đi xe đẹp nhưng bon chen như hàng tôm hàng cá, hoặc xả rác ra đường là vì thế. Nếu nhìn họ ăn uống thì đúng là mất vệ sinh, vì tâm hồn của họ chỉ tới mức đó thôi. Họ chỉ xuất sắc trong khoản ảo tưởng về bản thân.

Họ thường bố thí người nghèo là theo kiểu "cho đi để nhận lại", "bỏ một đồng con cháu ăn phúc đức trăm đồng" đúng kiểu người tư lợi mà thôi. Đây không thể là người tốt được.

Trong cuộc đời, bạn không cần sợ thất bại nếu bạn làm việc đúng đắn.

Vì đó là việc đáng giá. Đâu phải là bạn cứ làm việc đúng là sẽ thành công? Nhưng nó tốt cho sự tiến bộ của xã hội. Bạn có thể là người đặt nền móng đầu tiên cho việc gì đó.

Sợ thất bại là căn bệnh của người tư lợi. Người công chính không ai sợ thất bại cả. Thậm chí, cho dù thất bại đi chăng nữa thì người công chính vẫn cứ làm, vì đó là việc đúng đắn.

Thất bại thật sự là thế này:

Thất bại thật sự = Không làm việc mà bản thân thấy đúng đắn, cần thiết
Thất bại thật sự = Làm việc trái lương tâm, trái đạo lý
Thất bại thật sự = Không làm đúng trách nhiệm
Thất bại thật sự = Sống không danh dự

Tóm lại thì KHÔNG HÀNH ĐỘNG để làm việc đúng có lẽ là thất bại lớn nhất trong cuộc đời. Sống không danh dự cũng sẽ mất khả năng cảm nhận cuộc sống, về lâu dài sẽ "đau khổ không biết vì sao". Làm việc trái lương tâm có thể thành công về tiền bạc nhưng đổ vỡ trong tâm hồn, "thành công không biết vì sao mình thành công (là do gian lận mà ngỡ là tài năng bản thân, nên thành trọc phú)".

Do đó, nếu học tập LUÂN LÝ từ khi còn trẻ và lao động có trách nhiệm thì bạn sẽ không thất bại trong cuộc đời. Hình mẫu cho việc này chính là các nghệ nhân (職人 SHOKUNIN, chức nhân) Nhật Bản.
Mark

Saturday, May 6, 2017

Tư duy phi logic: Người nghèo = Người tốt, Ăn mày = Người tốt, Bố thí = Việc tốt??

Vì sao trong một số xã hội lại hình thành quan niệm: Người nghèo = Người tốt và Ăn mày = Người tốt?

Và cả xã hội ca ngợi chuyện ăn xin và bố thí? Đây là một dạng tư duy phi logic và cần phải chỉ ra nó phi logic ở chỗ nào.

Câu chuyện của người Thế

Thế là một nước phật giáo, vì thế quan niệm ở đây là con cái nghe lời cha mẹ, người nghèo, ăn mày là người tốt. Việc bố thí là việc cao cả nhất mà một con người có thể làm. Người Thế thích làm video clip dạy về luật nhân quả, về việc đừng nhìn bề ngoài mà xét đoán con người. Sở dĩ họ phải làm như vậy vì xã hội của họ đầy bất công, luật pháp chỉ bảo vệ người giàu mà thôi. Vì bị phức cảm tự ti nên họ phải làm video clip về lòng tốt - dù là bịa đặt - để "thức tỉnh" con người.

Gần đây có video về người ăn mày và chủ cửa hàng. Người ăn mày cứ nằm lì trước cửa hàng và chủ cửa hàng rất tức giận lúc thì đuổi đánh lúc thì tạt nước. Các cửa hàng xung quanh nhìn lắc đầu ngao ngán, lên án chủ cửa hàng nọ. Bỗng một hôm không thấy người ăn xin nữa. Chủ cửa hàng nhẹ cả người nhưng thắc mắc, liền xem lại camera an ninh. Hóa ra người ăn xin là người tốt, luôn dọn dẹp phía trước cửa hàng, và hôm biến mất là do ngăn cản bọn trộm định ăn trộm cửa hàng, nên bị chúng giết chết.

Đây là TƯ DUY PHI LOGIC. Vì chuyện này bịa ra một cách khá thô thiển. Hãy tự hỏi các câu sau đây:

Nếu người ăn xin là người tốt thì vì sao lại không lao động?
Nếu người ăn xin là người tốt thì vì sao lại không có lòng tự trọng mà cứ làm phiền người khác?
Nếu bà chủ tiệm kế bên là người tốt, thông cảm với người ăn xin, ghét chủ cửa hàng nọ thì vì sao không ngủ ở tiệm kế bên cho lành?
Vì sao người ăn xin biết dọn phía trước cửa hàng cho sạch, mà lại không bỏ sức đi lao động?
Vì sao có người ăn xin mà bọn trộm lại tới ăn trộm, phải chăng trộm ở Thế quá ngu?
Vì sao có trộm mà người ăn xin lại không sợ hay hô lên mà lại ngăn cản rồi mất mạng?
Vì sao có án mạng trước cửa nhà mà không thấy cảnh sát xuống điều tra?

Nhưng khó hiểu nhất là, một người tốt như thế, vì sao lại KHÔNG LAO ĐỘNG mà lại đi ăn xin. Một người có thể nghèo, kém may mắn, nhưng nếu muốn hoàn toàn có thể lao động, làm việc có ích. Vì thiếu gì việc công ích mà bạn có thể làm!

Câu chuyện cụ già ăn xin

Những nước tư duy phi logic thì đánh đồng Ăn xin = Người tốt. Đặc biệt, họ còn có phương trình Người già = Người tốt. Đã là người già mà còn đi ăn xin thì thật là đáng quý, đúng là bậc đại đức trong thiên hạ.

Nhưng câu chuyện thật là đi ăn xin nhàn hơn đi làm nhiều, và kiếm hơn người đi làm công ăn lương. Người đi làm công ăn lương cho tiền người ăn xin thật ra là dạng người nghèo cho người giàu, rất trái đạo lý. Vì thế mà họ khổ dài dài.

Ăn xin là một NGHỀ ở xứ nghèo. Không có cấp trên, thời gian tự do, không cực nhọc, chẳng suy nghĩ, và kiếm rất khá.

Nhưng cũng có người đúng là sa cơ lỡ vận mà đi ăn xin thật. Vì sao người già đi ăn xin?

Nếu cả đời họ làm việc nghiêm túc thì họ không cần đi ăn xin.
Nếu họ là người tốt thì bạn bè sẽ giúp đỡ, không cần đi ăn xin.
Nếu họ biết suy nghĩ thì họ sẽ có trách nhiệm với cuộc đời, khó mà có thể đi ăn xin.
Nếu họ tử tế với con cái thì con cái có thể lo cho họ, khỏi cần đi ăn xin.

Tóm lại, họ đã KHÔNG LAO ĐỘNG, KHÔNG SUY NGHĨ, hoặc KHÔNG TỬ TẾ.
Vì kể cả sa cơ lỡ vận mà họ tử tế thì sẽ có bạn bè hoặc ai đó giúp rồi.

Có lẽ, họ đơn giản là dành cả đời chỉ TƯ LỢI, nên tới khi về già chẳng còn ai chơi với họ thật lòng nữa.

Câu chuyện người bán vé số

Ngồi trong tiệm bán thì chẳng phiền ai và chẳng ai kêu gì. Bán vé số không phải là nghề đáng khinh miệt gì. Tuy nhiên, kiểu lê la khắp nơi làm phiền lúc người ta ăn uống thì đúng là bọn "trời đánh". Trời đánh còn tránh miếng ăn, người bán vé số thì không.

Đây cũng là kiểu không tử tế. Chỉ cố làm phiền người khác, hoặc đánh vào lòng thương hại.

Nếu họ tử tế thì cả đời đã học tập và lao động rồi.
Nếu họ cư xử tử tế, thái độ tốt thì đã có người giúp họ rồi.

Họ đơn giản là không thích, hay không thể lao động (do không có kỷ luật do không được cha mẹ dạy dỗ đàng hoàng), cư xử không tử tế với người khác.

Ở trên đời, kiểu người nghèo kể công kể khổ, hay đánh vào lòng thương hại thì tương đối nhiều. Đặc điểm chung của họ là không có danh dự, không được giáo dục đầy đủ. Họ không muốn VAY và TRẢ mà chỉ thích xin xỏ, được miễn phí.

Vì sao người nghèo, ăn mày, bán vé số dạo lại là người tốt trong một số xã hội?

Friday, May 5, 2017

Phân biệt TIÊN ĐỀ (axiom) và ĐỊNH LÝ (theorem)

Tiên đề (tiếng Anh: AXIOM, tiếng Nhật: 公理 KOURI [công lý]) và Định lý (tiếng Anh: THEOREM, tiếng Nhật: 定理 TEIRI [định lý]) là hai khái niệm quan trọng trong cuộc sống.

Tiên đề là thứ được coi là mặc nhiên đúng, không cần, và không thể chứng minh được. Ví dụ hệ tiên đề Euclid (hai đường thẳng song song không cắt nhau). Còn định lý là thứ được chứng minh từ các tiên đề.

Sở dĩ phải phân biệt TIÊN ĐỀ và ĐỊNH LÝ vì có kẻ đánh đồng tiên đề thành định lý. Ví dụ trong xã hội nho giáo thì coi "con cái phải tuyệt đối tôn sùng cha mẹ" là duy nhất đúng, như thể được chứng minh là đúng. Kỳ thực, đây chỉ là tiên đề.

Trong xã hội Nhật Bản hay phương Tây, gọi chung là các xã hội văn minh (con người đã được khai sáng nhờ phong trào khai sáng mà điển hình là Vontaire) thì tiên đề đó là SAI TRÁI. Con cái không cần phải nghe lời cha mẹ, mà phải tự lập để có thể sống hạnh phúc. Đúng ra, nếu nghe lời cha mẹ thì lại là những kẻ kém cỏi, không hoàn thiện nhân cách, nên không tự lập được. Do đó, ngược lại lại bị xa lánh.

Trong xã hội nho giáo (và sau đó sẽ học phật giáo để "buông bỏ") thì sự sùng bái cha mẹ trở thành chân lý tuyệt đối đúng, giống kiểu chiếc nhẫn quyền lực vậy.

Tiên đề không phải là thứ được chứng minh là đúng

Nếu tiên đề đúng thì bạn nhận được kết quả tích cực.
Nếu tiên đề không đúng thì bạn nhận kết quả tiêu cực.

Có những xã hội dùng hệ tiên đề để người này thao túng, đè đầu cưỡi cổ kẻ khác thì tất nhiên là xã hội loạn lạc, con người trở nên bê tha, bệ rạc và thậm chí thoái hóa về nhân cách.

Trong khoa học, tiên đề chưa chắc đã đúng, hay chỉ đúng trong một số hoàn cảnh. Ví dụ, tiên đề Euclid chẳng hạn. Hai đường thẳng song song không cắt nhau, hai góc so le từ hai đường song song thì bằng nhau. Thực tế bạn đo là như thế. Do đó, tổng ba góc trong một tam giác là 180 độ. Nhưng đấy là hình học trên mặt phẳng. Sau này còn có hình học trên mặt cong thì tiên đề Euclid trở nên không đúng, do đó, tổng 3 góc của tam giác không bằng 180 độ, ví dụ trên mặt hình yên ngựa:

Hình học trên mặt cong, nơi tiên đề Euclid không đúng

Sơ đồ mô phỏng mối quan hệ giữa định nghĩa, tiên đề và định lý


Tư duy lô-gic (tư duy hợp lý) phải là nền tảng, sau đó bạn định nghĩa khái niệm, triển khai hệ tiên đề và từ đó phát triển ra các định lý. Nếu hệ tiên đề mà không đúng thì những thứ bạn phải triển ra (định lý) chỉ là nhảm nhí.

Khi tiên đề sai

Như có nói trên, nếu bạn áp dụng hình học Euclid lên một mặt cầu thì sai chắc. Ví dụ, nếu bạn vẽ hình trên mặt địa cầu thì không thể áp dụng hình học Euclid được, vì đó không phải là mặt phẳng. Sự thật là hai đường kinh tuyến "song song" cắt nhau ở hai điểm, còn hai đường vĩ tuyến "song song" lại không cắt nhau ở điểm nào.

Vấn đề của xã hội nho giáo chính là hệ tiên đề:
Cha mẹ tuyệt đối đúng.
Thầy cô tuyệt đối đúng.
Người có quyền lực tuyệt đối đúng.

Vì nếu họ không đúng thì sao lên nắm quyền? Nếu cha mẹ không đúng thì con cái sao đúng?
Nếu thầy cô không đúng thì sao dạy học trò?

Một mớ lý luận rối rắm vì không định nghĩa, không tư duy logic. Họ đánh tráo khái niệm: Cha mẹ nên đúng chứ không phải là là cha mẹ thì sẽ đúng.

Không ai chứng minh được hệ tiên đề trên vì nó chỉ là tiên đề. Vậy nếu phát triển từ hệ tiên đề này thì chúng ta sẽ có một xã hội mà kẻ này đứng trên đầu trên cổ kẻ khác, thao túng cuộc đời kẻ khác.

Đây là xã hội bạn mơ ước chăng? Phải chăng vì sau này bạn cũng cưỡi đầu cưỡi cổ trục lợi con cái nên bạn sẽ chấp nhận nó, và nghĩ rằng ai cũng hạnh phúc?

Tiên đề trên dẫn tới việc SUY THOÁI ĐẠO ĐỨC, THOÁI HÓA NHÂN CÁCH. Khi cha mẹ là kẻ ăn cắp, giết người, thì vẫn là tuyệt đối đúng. Nếu bạn làm việc đúng mà cha mẹ cho là việc đó không có lợi, không đúng, thì lại nghe lời cha mẹ mà làm việc sai trái, hay tư lợi. Việc nào dẫn tới BÓP MÉO GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC để cha mẹ luôn đúng.

Nếu bạn làm việc công ích mà cha mẹ cản, thì là do cha mẹ thương bạn, và cha mẹ luôn đúng. Họ bắt bạn phải học ngành có vẻ kiếm được tiền, không phải ngành bạn thích hay đam mê, vì họ luôn đúng, và vì họ thương bạn. Thế là ai cũng chỉ đổ xô đi học một vài ngành, còn lại thì bỏ trống hết.

Nếu bạn định khởi nghiệp kinh doanh mà cha mẹ không cho, bạn từ bỏ, vì cha mẹ thì ắt phải đúng rồi.

Nếu cha mẹ chỉ là kẻ tư lợi, hoặc không hoàn thiện nhân cách, thì con cái cũng vì phải nghe lời mà trở nên như thế, do sự thao túng. Điều này dẫn tới sự ngu dốt, và hệ quả là sự đau khổ. Vì nhận thức có vấn đề - do tư duy phi logic - dẫn tới không hiểu vì sao mình đau khổ, nên lại thường tin lời "thầy" mà nghĩ là do người âm, do vong quấy, do kiếp trước đắc quá nhiều tội. Thế là lại hì hục nhang khói thờ cúng. Thói nhang khói, thờ cúng lại truyền lại cho con cái, và rốt cuộc cũng chẳng ai hiểu vì sao mình làm thế.

Từ một hệ tiên đề mà kéo theo cả cuộc đời lụp xụp, và cả một xã hội bầy nhầy xả ra toàn rác.

Vấn đề là không ai đặt lại nghi vấn về tiên đề, mà họ chỉ nghĩ có lẽ là học đạo đức chưa đủ nên cả xã hội lại hì hục học đạo đức tận đẩu tận đâu. Nhưng sẽ không thể giải thích hiện tượng toàn dân vứt rác ra đường được. Vấn đề lại nằm ở tiềm thức và sự tư lợi. Mà tiềm thức lại do hệ tiên đề gây ra để trục lợi con cái. Khi nào cha mẹ còn trục lợi con cái, khi đó xã hội sẽ còn nhiều người bê tha, bệ rạc và sẽ còn rất nhiều rác.

Nhưng ai mà dám bỏ tiên đề. Về già lấy gì mà sống, phỏng?
Mark

Ảnh: http://personal.graceland.edu/~rsmith/religion/AxiomsForLife.html

Thursday, May 4, 2017

Tư duy phi logic: Vì sao cha mẹ chỉ có một nên con cái phải nghe lời cha mẹ?

Để sống thành công hay hạnh phúc thì quan trọng nhất là học luân lý. Luân lý phải được xây dựng từ tư duy logic (tức là tư duy hợp lý). Vấn đề trong xã hội nho giáo là sự tư duy phi logic. Điều này dẫn tới cả xã hội loạn lạc, con người chà đạp lên nhau do không xây dựng một xã hội hợp lý, và không làm gì ra hồn. Chỉ toàn bắt chước phương Tây mà thôi, nhưng nếu làm cái mới sẽ thất bại thảm hại.

Điều khác nhau giữa một người hạnh phúc dạy con cái, và một người không hạnh phúc dạy con cái là:
Người hạnh phúc dạy con cái tư duy logic.
Người không hạnh phúc dạy con cái tư duy phi logic.

Tóm lại, nếu sinh ra trong gia đình không hạnh phúc thì xác suất không hạnh phúc rất cao. Trừ khi bạn "thoát ngục" (jail break). Mà tôi lại là jail break instructor (người hướng dẫn thoát ngục) nên cứ yên tâm, nếu bạn tinh thần đủ mạnh mẽ, có năng lực học tập - nhất là các bài học luân lý - thì sẽ thoát ngục được thôi.

Tiên đề X giống như chiếc nhẫn quyền lực, sức người không thể thắng được!

Bài học về "tư duy phi lô-gic" hôm nay là:

X = "Cha mẹ chỉ có một nên con cái phải nghe lời cha mẹ"

Xã hội nho giáo tóm tắt lại là câu này. Cả nền tảng nho giáo dựa trên điều này. Đây cũng là lý do mà vì sao xã hội nho giáo tư duy phi logic và người nho giáo thường nếm mùi đau khổ, đau hơn nữa là không biết vì sao mình đau khổ, nên mặt mũi thường phảng phất một nỗi buồn khó có thể diễn tả được. Vì nỗi khổ lớn nhất trong cuộc đời chính là khổ mà không biết vì sao mình khổ.

Cuộc đời không phải lúc nào cũng hạnh phúc được. Khi tôi đau khổ, tôi sẽ nói là "Tôi đang đau khổ đây". Tuy nhiên, điều quan trọng là việc "có ý nghĩa" (有意義). Tôi có nói điều này trong bài Thời gian tuyệt đối và tôi sẽ còn lặp lại nhiều lần nữa cho tới khi các bạn phát chán thì tôi vẫn lặp lại. Vì sao? Vì đó đã là bài viết tốt nhất trước năm 2047!

Tóm lại thì X là một dạng TIÊN ĐỀ, được coi là tuyệt đối đúng, nên cha mẹ là tuyệt đối đúng, con cái phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ. Điều này có lợi cho tất cả: Cha mẹ THAO TÚNG được con cái, con cái về già lại thao túng con cái. Nhà cầm quyền thì rất nhàn nhãn, vì không gì dễ hơn là một đám dân dễ bảo, mà nếu có định đấu tranh vì việc đúng thì cha mẹ sẽ ngăn cản. Vì lẽ, cha mẹ không thể nào mất con cái, vì còn nỗi đau nào lớn hơn thế - nhất là xã hội sống bầy đàn và ngợi ca "chủ nghĩa gia đình".

Phân tích tiên đề X

Vế 1: Cha mẹ chỉ có một
Thật ra là hai, nhưng để cho tiện thì gộp lại làm một. Chứ nếu lý luận thế thì bạn chỉ nghe cha 50% và nghe mẹ 50% thôi. Tóm lại giả sử cha mẹ đồng thuận thì con cái phải nghe họ 100%. Còn nếu cha mẹ đánh nhau thì bạn lại phiền to vì chỉ đạo sẽ trái nhau. Chúng ta giả định một gia đình nho giáo hoàn hảo và cha mẹ luôn đồng thuận với nhau.

Vế 2: Nên con cái phải nghe lời cha mẹ.

Tóm lại thì Vế 1 => Vế 2. Vế 1 là chân lý, luôn đúng, tuyệt đối đúng, theo kiểu "mặt trời lặn rồi mặt trời lại mọc". Thế là vế 2 tuyệt đối đúng?

Đây chính là điểm phi logic. Không hề có logic gì ở đây, hay thuộc diện chứng minh được. Nếu "Cha mẹ chỉ có một nên một khi đã mất, là mất hết" thì còn hiểu được. Ai chứng minh được rằng "cha mẹ chỉ có một" nên dẫn tới "con cái phải (tuyệt đối) nghe lời cha mẹ"?

Đây là một dạng tiên đề chứ không phải là thứ được chứng minh (định lý). Vì là tiên đề, nó có thể đúng hoặc là sai.

Nếu nó đúng, thì xã hội xây nên sẽ tốt. Nếu nó sai, xã hội sẽ tệ hại. Bạn đang sống trong xã hội tốt hay tệ hại? Chẳng hạn, so với xã hội Nhật Bản, hay phương Tây, tức là những ngước phi nho giáo, nơi mà tiên đề "con cái phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ" không hề tồn tại.

Tiên đề X chỉ là "nghe có vẻ đúng"

Đây là thuật ngụy biện dùng để chài những kẻ vô mưu và tư lợi. Sở dĩ nó được coi là đúng vì hai lẽ:
(1) Nghe có vẻ đúng do sử dụng ngụy biện
(2) Giúp người ta tư lợi (tất nhiên là từ con cái) để đảm bảo về tình cảm, vật chất khi về già

Ngụy biện ở đây là dùng một chân lý hiển nhiên (cha mẹ chỉ có một) để suy ra về thứ hai.

Tóm lại thì hãy phân tích câu này:

"Vì mặt trời lặn rồi lại mọc nên tôi phải giặt quần áo."

Vì sao? Vế 1 là chân lý hiển nhiên, hay sự thật hiển nhiên, ai cũng thấy. Nhưng vì sao bạn phải giặt quần áo? Bạn không giặt thì cũng chả sao. Hoặc đơn giản là bạn giặt quần áo thật, nhưng là vì bạn muốn sạch sẽ, chẳng liên quan gì tới việc mặt trời lặn rồi mọc. Thuật ngụy biện ở tiên đề X cũng là như vậy. Vì thế, nó là tư duy phi logic, vì việc "cha mẹ chỉ có một" và việc "con cái phải nghe lời cha mẹ" không hề liên quan gì.

Tiên đề X và sự tư lợi

Sở dĩ tiên đề X được coi là đúng vì nó giúp cho con người tư lợi được. Đó là có thể về già tận dụng con cái về tình cảm và/hoặc vật chất. Những kiểu cha mẹ bê tha, bệ rạc, không hoàn thiện nhân cách đã và đang áp dụng triệt để tiên đề này. Nhưng họ cũng là những người có trí tuệ, năng lực kém nhất, nhân cách thảm hại nhất và sống đau khổ nhất.

Vì việc cha mẹ lợi dụng con cái là trái với tự nhiên. Trong tự nhiên, cha mẹ hi sinh cho con cái, không phải ngược lại. Không ngạc nhiên khi một số xã hội ai cũng sống khá đau khổ, và con cái cũng chẳng vì thế mà khá. Vì ngay từ đầu đã bị cha mẹ nhồi nhét thói tư lợi (gia đình là trên hết = chủ nghĩa gia đình) cũng như tư duy phi logic. Làm gì cũng thường không tới nơi tới chốn, nhân cách thì không hoàn thiện được.

Rốt cuộc, tiên đề X được "coi là đúng" chứ không đúng, và ngược lại, trái với tự nhiên. Càng sống phụ thuộc tiên đề X thì chất lượng sống càng kém, chất lượng con cái càng kém (thường dẫn tới IQ thấp).

Nhưng làm sao có thể bác bỏ tiên đề X?

Cái hay là thế này: Một người đã tin tiên đề X là đúng thì họ không bao giờ từ bỏ và bạn không bao giờ tranh cãi mà thắng họ được. Bạn biết là họ ngụy biện, nhưng bạn không thể bác bỏ họ. Ngược lại, họ sẽ phản ứng tự vệ theo cách cực đoan, vì đó là thành trì cuối cùng để linh hồn họ cư ngụ. Nếu bạn định phá thành trì này thì không dễ, vì nó đã ăn vào tiềm thức, và họ sẽ phản kháng như một con thú bị dồn tới đường cùng.

Do đó, tôi đề nghị KHÔNG BÁC BỎ TIÊN ĐỀ X. Đúng ra tôi phải là người đầu tiên đề nghị bác bỏ tiên đề X, nhưng tôi lại không làm thế. Hãy chấp nhận hai thế giới cùng tồn tại song song. Vì việc cố gắng tấn công vào thành trì tiên đề X khiến bạn gặp rắc rối chứ không thể thắng lợi hoàn toàn.

Bạn KHÔNG THỂ đánh thắng một bóng ma được. Bạn phải chấp nhận sống không sợ hãi. Vì bạn có ánh sáng soi đường. Tôi biết ngày nay người tốt giống như các ốc đảo, bị các bóng ma đánh bật khỏi nhiều vị trí, nhưng hãy tin rằng, bạn thuộc về phe ánh sáng. Vì sao bạn phải thắng phe bóng tối nếu bạn đang sống trong ánh sáng?

Tôi nghĩ rằng cuộc đời sẽ chỉ ra rõ ràng việc ai là phe bóng tối, ai là phe ánh sáng. Do đó, tạm thời thì hãy nghiên cứu về tiên đề X, hơn là đánh đổ hay bác bỏ nó.

Trừ khi có kẻ dùng tiên đề X để tấn công bạn. Lúc đó, bạn sẽ làm gì? Chiến lược tốt nhất nếu có một kẻ - sống như một bóng ma không identity trong cuộc đời - yêu cầu bạn phải nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng họ, sống theo tiêu chuẩn đạo đức nho giáo?

Tôi sẽ lại bàn ở dịp khác.
Mark

Monday, May 1, 2017

Giải mã hiện tượng địa điểm du lịch VN quá tải từ quan điểm kinh tế học

Mấy năm gần đây cứ tết hay nghỉ lễ là mọi địa điểm du lịch đều quá tải, toàn người là người, chưa kể kẹt xe tắc đường trên đường đi. Phải chăng vì dân số tăng quá cao? Theo tôi thì không hẳn là do dân số mà là do hiện tượng CHUYỂN DỊCH KINH TẾ.

Biển Vũng Tàu chật kín người

Dù bạn lên rừng, leo núi như Đà Lạt, hay đi biển như Nha Trang, Vũng Tàu, hay bất cứ đâu, thậm chí một cái shopping mall hoàn toàn bình thường hay kể cả toilet công cộng thì cũng sẽ đặc kín người.

Nguyên nhân là ở sự chuyển dịch kinh tế, việc làm

Sự sơ tán ồ ạt dịp tết, lễ nói lên rằng: Có rất nhiều người xa quê lên thành phố kiếm sống. Thành phố lớn chỉ là chỗ trú chân tạm của họ để mưu sinh, còn khi tới tết, hay lễ thì họ sẽ về nhà để thật sự sống hoặc trải qua thời gian vui vẻ.

Cuộc sống ở thành phố lớn là cực kỳ cơ cực và chỉ mang tính chịu đựng: Con người chà đạp lên nhau, bon chen hàng ngày, kẹt xe tắc đường, lụt lội, sống trong các khu nhà ổ chuột. Thậm chí ở khu nhà ổ chuột cũng không yên vì ai cũng xả rác, làm mất vệ sinh, gây tiếng ồn. Từ sáng tới tối chỉ mong một ngày trôi qua, để hôm sau lại đi làm tiếp.

Do đó, khi được nghỉ thì người ta có xu hướng "đào tẩu" khỏi thành phố, tức là về nhà. Việc có quá nhiều người cùng về lại gây kẹt xe kinh hoàng, trời mà mưa nữa thì tất cả đều khóc, nhưng vẫn phải về nhà vì thành phố lớn chỉ là nơi mưu sinh và đau khổ mà thôi.

Một khi đã về nhà thì không thể chỉ ở nhà được. Vì bạn bỏ rất nhiều công sức để kiếm tiền mà không hưởng thụ thì không thoải mái tinh thần, tái tạo sức lao động để tiếp tục cuộc mưu sinh cơm áo gạo tiền được. Do đó, đã là người đi làm xa về thì thế nào cũng phải sắp xếp đi du lịch. Đây là lý do mà các địa điểm du lịch chật kín người.

Lý do lớn nhất chính là đã rất nhiều người bỏ quê hương đi xa để mưu sinh.

Sự gia tốc công nghiệp hóa và bước đầu trở thành công xưởng thế giới

Người VN về cơ bản là thất bại trong công nghiệp hóa (tới đinh ốc cũng không làm được tốt ngang thế giới) vì không có kỷ luật công nghiệp. Từ nhỏ trẻ em VN đã được giáo dục kiểu vô kỷ luật, tới việc ngồi vào bàn ăn cũng không làm được mà phải chạy nhong nhong rồi mẹ hay bà chạy theo đút. Với kiểu ăn chạy long dong như vậy thì không thể nuôi dưỡng tính kỷ luật. Trẻ em VN còn học thêm tính mè nheo, ăn vạ từ trong nhà nữa, và với đức tính này thì không thể có kỷ luật để học thành tài.

Do đó mà việc công nghiệp hóa hoàn toàn là do các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài thực hiện. Hiện nay, người Nhật, người Hàn, người Sing, người Đài họ tự làm công nghiệp phụ trợ hơn. Đúng ra thì họ muốn người VN làm nhưng vì người VN không làm được, hoặc chỉ thích buôn bán bất động sản, nên rốt cuộc họ phải tự làm luôn. Chẳng ai còn tin lời hứa công nghiệp hóa của người VN nữa vì thất hứa quá lâu rồi.

Ngày nay, đi làm công nhân làm hàng xuất khẩu ví dụ điện thoại Samsung có thể kiếm 500 USD/tháng. Vì thế nam nữ thanh niên bỏ quê đi làm nhà máy hết.

Ngoài ra, nông nghiệp nhỏ lẻ sẽ phá sản. Người nông dân đã, đang và sẽ tiếp tục phá sản. Đây không phải là NGẪU NHIÊN, mà là TẤT YẾU. Vì VN vay nợ quốc tế quá nhiều và chỉ làm nông thì không thể trả nợ được. Mọi nguồn lợi thu được phải dùng trả nợ nên chi phí đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc tăng cao, còn sản phẩm bán ra thì giá thấp, nên bắt buộc phải phá sản. Người nông dân phá sản để trở thành công nhân nông nghiệp (một cách cưỡng ép).

Chưa kể đất nông nghiệp bị đô thị hóa để làm chung cư bán kiếm lời, lại càng gia tốc số người bị mất đất và phải tha hương kiếm sống.

Rốt cuộc, số người tha hương để làm trong các khu công nghiệp, các thành phố lớn sẽ tiếp tục tăng và bắt buộc phải tăng như một quy luật tất yếu.

Do đó, việc kẹt xe ở thành phố lớn sẽ chỉ một chiều trầm trọng hơn, đồng thời, cứ mỗi kỳ nghỉ là các địa điểm du lịch sẽ lại lèn chặt người thêm, tức là số mét vuông cho một người năm sau sẽ ít hơn năm nay, năm nay thì ít hơn năm ngoái ^^

Vì thế, đề nghị các bạn trẻ hãy tiếp tục đầu tư cho việc học ngoại ngữ và học vấn đề có sự nghiệp tốt, mà tốt nhất là khởi nghiệp kinh doanh và sống vui vẻ ngay tại thành phố. Tôi chắc chắn sẽ không đi du lịch vào các kỳ nghỉ mà đợi qua lâu lâu rồi mới đi. Còn thường ngày thì chỉ dẫn chó đi dạo và uống cafe thôi.
Mark