Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Saturday, April 1, 2017

Giàu sớm vs. Giàu muộn

Kiến thức về tiền bạc là cực kỳ quan trọng mà thường chỉ nhà giàu dạy con còn nhà (tư duy) nghèo thì không dạy con, mà thường né tránh, hay đổ lỗi của bản thân cho tiền bạc. Các bạn cũng nên học phân biệt tư duy giàu và tư duy nghèo. Muốn giàu và hạnh phúc lâu dài, bạn phải tư duy giàu. Tư duy nghèo thì như đã nói trong bài trước là có thể còn giàu hơn, nhưng thường là sống tằn tiện, chất lượng sống thấp, dẫn tới không hạnh phúc. Tư duy giàu là để vừa hạnh phúc, vừa giàu có. Bạn phải nhớ điều này từ khi bạn còn trẻ. Nếu bạn tư duy giàu thì nhớ các điều này:

Điều 1: Có lao động là có tiền bạc.
Điều 2: Có trí tuệ là có tiền bạc.
Điều 3: Có sức khỏe là có tiền bạc.

Các yếu tố quyết định Hạnh phúc + Giàu có
(Vì sao trọc phú có thể giàu, nhưng không hạnh phúc)

Do đó, chúng ta học cách lao động, học cách hoàn thiện nhân cách để nâng cao khả năng tư duy và tăng trí lực, và duy trì mức sống cao để có sức khỏe lâu dài (như ông Trump làm tổng thống vào năm 70 tuổi và vẫn chuyết vào lúc 2 giờ sáng!).


Giàu sớm vs. Giàu muộn

Giàu sớm là gì?
Những người xuất thân nghèo, có ý chí làm giàu thì thường là giàu sớm. Giàu sớm tức là ngay từ trẻ tập trung toàn lực vào việc kiếm tiền và làm giàu. Vì quả thực họ nghèo quá, không có tiền, không làm thì cũng không lấy gì ăn và cải thiện cuộc sống. Vì lòng ham muốn, ý chí làm giàu cao nên họ giàu lên rất nhanh. Đây gọi là giàu sớm.

Giàu muộn là gì?
Giàu muộn là bạn không để tâm vào tiền bạc hay làm giàu khi còn trẻ. Thay vào đó, bạn học tập và lao động để hoàn thiện nhân cách trước. Bạn có xu thế tiêu tiền, đầu tư vào kỹ năng, công việc, lối sống, chất lượng sống nhiều hơn là tập trung kiếm tiền. Tất nhiên là bạn có thể và thường rơi vào tình cảnh "cháy túi" (dead broke).

Ngược lại, bạn có lối sống tốt, năng lực cao, và đặc biệt là nhân cách được hoàn thiện. Nhưng bạn chỉ thiếu tiền thôi!

Do đó, bạn sẽ giàu muộn. Vì như đã nói ở trên, điều kiện của tiền bạc là lao động, trí tuệ và sức khỏe. Nếu bạn có 3 thứ này cộng thêm ham muốn tiền bạc thì bạn sẽ giàu lên theo thời gian, và khi về già bạn sẽ là người giàu.

Vậy vì sao không giàu sớm cho khỏe?

Thật ra, bất kỳ người giàu nào cũng đều phải trải qua tình trạng cháy túi (dead broke), phá sản (bankrupcy). Ngay cả nhà giàu như ông Trump cũng vậy thôi (nếu các bạn đọc My Campaign của ông ấy). Vấn đề là ở dòng tiền (cash flow), một người đầu tư (dù là cho công việc, kỹ năng hay lối sống) đều có xu hướng đầu tư quá mức. Và vì họ cũng không kém may mắn tới mức thiếu tiền nên họ cũng có xu hướng đạt được mục đích "bằng mọi giá". Vì thế mà dòng tiền ra lớn hơn tiền vô, mặc dù họ năng lực cao và vẫn kiếm được nhiều tiền, nhưng vẫn rơi vào "dead broke". Ngoài ra, "dead broke" thường xảy ra do vấn đề dòng tiền (cash flow), tức là khi bạn đầu tư vào kinh doanh nhưng không kịp xoay vòng vốn vì thường kinh doanh gì thì cũng cần thời gian tối thiểu là 6 tháng để xoay vòng. Tức là bạn phải đủ vốn để trang trải chi phí văn phòng, nhân công, vốn lưu động vv cho 6 tháng.

Nhưng bản chất của kinh doanh và đầu tư là bạn phải "ném tiền" (gọi là investment) và khi có cơ hội bạn sẽ theo đuổi theo đúng kiểu đâm lao thì theo lao, hay cưỡi lưng cọp. Nên chuyện kẹt dòng tiền là chuyện thường.

Đây cũng là lý do mà vì sao người giàu tiếp tục giàu: Vì các gia đình giàu sẽ ném tiền cho con cái lúc kẹt tiền. Từ đó mà không bị hụt vốn dẫn tới đổ bể kinh doanh. Còn gia đình nghèo sẽ không ném tiền được, nên thường thất bại một lần là xong, sẽ tốn rất nhiều thời gian khắc phục, hoặc thậm chí có thể từ bỏ.
>>Vì sao người nghèo tiếp tục nghèo, người giàu tiếp tục giàu

Ngay đến như ông Trump cũng cháy túi và cha ông ấy (là ông Fred) ném tiền vào dưới dạng khoản nợ để tiết kiệm tiền thuế. Đây cũng lại là lý do người giàu thì tiếp tục giàu: Họ rất khôn về thuế. Họ không quăng một cục tiền vào, mà quăng một cục nợ vào. Tóm lại, tiền làm việc cho họ (bạn nào hiểu về thuế và kinh doanh thì sẽ hiểu, bạn nào không hiểu thì chịu.)

Vấn đề của giàu sớm khi chưa hoàn thiện nhân cách là bạn sẽ gặp rủi ro về đường dài:
  1. Tin tưởng người khác quá mức nên bị lừa đảo mất trắng tài sản.
  2. Đến một tuổi nào đó là xuống dốc và không bao giờ gượng lại được.
  3. Nhanh chóng đạt tới thời đỉnh cao, từ đó sang sườn dốc đi xuống. Và không đủ trí lực để phát triển lên tiếp.
  4. Tự tin thái quá vào bản thân mà không nhìn được thời cuộc, vận số. Khi thất bại thì mất tự tin và càng thất bại thảm hại hơn.
  5. Tin tưởng thái quá vào gia đình mà không biết rằng chỉ người trong gia đình mới đâm sau lưng mình.
  6. Không thể làm chủ tiền bạc mà chỉ làm nô lệ cho tiền bạc (vẫn kiếm được tiền ngắn hạn).
  7. Làm ăn dựa vào mối quan hệ, bè phái hơn là vào năng lực bản thân.

Tóm lại thì, một khi đã hết thời thì sẽ xuống dốc và không bao giờ vực dậy được.

Giàu chậm: Không hết thời, không xuống dốc

Bản chất của kinh doanh chỉ là lao động, và nền tảng của kinh doanh hay lao động là sự hoàn thiện nhân cách. Chỉ là câu hỏi: Vì sao bạn làm việc? (君はなぜ働くのか Kimi wa naze hataraku no ka).

Người hoàn thiện nhân cách làm việc để phụng sự xã hội, vì thế họ sẽ không hết thời hay xuống dốc. Vì làm việc công ích thì tôi nghĩ bất kỳ thời nào, lúc nào cũng làm được. Ngày nào tôi cũng làm việc công ích, ngay cả bài viết này cũng là việc công ích dành cho các bạn trẻ.

Nếu bạn quá bế tắc, bạn vẫn có thể ra đường quét dọn, giúp xã hội tốt hơn đúng không? Nếu bạn kinh doanh, hay lao động với mục đích phụng sự xã hội thì bạn sẽ duy trì được động lực mãi. Tất nhiên, bạn có trách nhiệm kinh doanh sinh lời. Vì như thế mới có thể làm lâu dài.

Kinh doanh sinh lời và trung thành với khách hàng

Tôi có nói về lợi ích của khách hàng trung thành nhưng trung thành không phải chỉ là đức tính tốt của khách hàng, của cấp dưới với cấp trên, mà là đức tính tốt đẹp của mọi người trong xã hội.

Người bán hàng trung thành với khách hàng: Luôn cung cấp sản phẩm tốt cho khách hàng.
Cấp trên trung thành: Luôn chỉ đạo cấp dưới kịp thời.
Lãnh đạo trung thành: Luôn nỗ lực đáp lại lòng tin của người dân.

Người kinh doanh phải trung thành với khách hàng của mình, bằng cách làm ăn sinh lời để cung cấp sản phẩm lâu dài cho khách hàng. Đồng thời, phải có lợi nhuận mới tái đầu tư để tạo ra sản phẩm tốt hơn.

Vì thế, người kinh doanh tốt không bao giờ bán giá rẻ, không bao giờ bán dưới giá thành.

Ở Việt Nam vì người bán, người mua đều không trung thành nên hay có hiện tượng phá giá của nhau, dẫn tới hàng chất lượng ngày càng kém, người bán ai cũng nghèo và sống khó khăn, nên lại phải giảm giá thành hàng hóa, dẫn tới hàng kém đi. Bạn nên tránh kinh doanh kiểu phá giá để lôi kéo khách hàng. Đây không phải kinh doanh tốt và lâu dài.

Các bạn du học sinh hoặc sắp du học

Mục đích hàng đầu của việc du học là học vấn và hoàn thiện nhân cách. Do đó, các bạn hãy đầu tư tiền bạc (ví dụ làm thêm kiếm được) cho việc học, và dành thời gian để trở thành người có năng lực, có học vấn, hấp dẫn vv thông qua việc học tập và rèn luyện, trải nghiệm. Tránh việc nôn nóng kiếm tiền sớm và làm giàu sớm. Vì tôi đã nói ở trên, nếu làm giàu sớm mà không trải nghiệm đủ, hoàn thiện nhân cách đầy đủ, thì sẽ gây rắc rối về lâu dài, thậm chí là mất động lực, hết thời, xuống dốc. Tôi muốn các bạn thành công lâu dài, tạo ra nhiều sản phẩm tốt cho xã hội và không bao giờ mất động lực hay xuống dốc.

Do đó, khi du học thì hãy học tốt và đừng sốt ruột khi thấy bạn này, bạn kia đi làm kiếm nhiều tiền. Cuộc đời là con đường dài, không phải chỉ một vài năm trước mắt hay chỉ gói gọn trong tuổi trẻ.
Mark

1 comment:

  1. Giờ mới tìm được trang hay, quan điểm rất khác 👍

    ReplyDelete