Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Sunday, April 30, 2017

Khắc phục điểm yếu của du học sinh VN khi du học Nhật

Khi du học Nhật Bản thì mục tiêu lớn nhất vẫn là vào được đại học quốc lập vì học phí rẻ, chất lượng tốt, hoặc vào được đại học tư lậphọc bổng dạng miễn giảm học phí. Tuy nhiên, làm điều này không dễ, đặc biệt là với các bạn học sinh VN. Lý do là vì các bạn có các điểm yếu sau:

- Học tiếng Nhật dở (thường khi đi mới chỉ trình độ N5 hoặc N4)
- Học kanji dở (không biết âm Hán Việt, nhận mặt chữ không tốt)
- Tiếng Anh dở (vì học tiếng Nhật thì lại nên biết tiếng Anh và đi thi cũng có thể sử dụng đề tiếng Anh)
- Phát âm dở nên nghe, nói tiếng Nhật khó khăn (do bị lỗi phát âm khi học ở VN)
- Thiếu tự chủ, tự giác trong việc tìm trường và ngành học lên cao (phó mặc cho trường Nhật ngữ rồi hỏi senpai cho nhanh)
- Cách học ngoại ngữ không hiệu quả, chiến lược thi cử tồi (hoặc không có chiến lược thi cử)

Đây là những điểm yếu mà bạn cần khắc phục để học tiếng Nhật, hơn nữa còn phải ôn thi và đi thi kỳ thi lưu học Nhật Bản (kỳ thi EJU).

Sơ đồ khái quát để du học Nhật Bản thành công

Vậy làm thế nào khắc phục điểm yếu?

Trước hết là cách học tiếng Nhật của du học sinh VN hiệu quả rất thấp. Học nhiều nhưng chẳng nhớ, chẳng hiểu được bao nhiêu. Đây là hậu quả của việc học kiểu tiểu học, ngày học 8 tiếng nhồi nhét vào đầu. Cách học kanji cũng rất thậm tệ, đó là viết la liệt quá nhiều tốn thời gian, giấy mực nên rất lâu mới học hết bảng kanji. Với kiểu học này thì không thể giỏi tiếng Nhật đủ để thi EJU hay thi đại học. Do đó, các bạn sẽ không đủ điểm EJU nộp đại học thậm chí là nản mà bỏ cuộc từ đầu.

Du học mà học tiếng Nhật hiệu quả thấp thì thất bại chỉ là đương nhiên chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Làm gì có nhiều thời gian học tiếng Nhật đến thế? Vì đơn giản bạn còn phải ôn thi kỳ thi EJU để thi đại học nữa. Do đó, phải học tiếng Nhật theo chiến lược đúng đắn. Nếu đang ở VN thì có thể luyện thi tại lớp Cú Mèo, tại đó có thể học kiến thức và cách học đúng ngay từ đầu (có cả luyện phát âm cho đúng kiểu Nhật).

Luyện thi tiếng Anh khi du học Nhật

Việc học tiếng Anh dở cũng là do cách học kiểu tiểu học tức là học một cách thụ động, trông chờ vào giáo viên chứ không tự học. Nên nhiều bạn học tiếng Anh suốt những năm phổ thông mà thi TOEIC điểm vẫn không hề khá. Trong khi, thi đại học Nhật hầu như đều yêu cầu điểm TOEIC, thậm chí là TOEFL. Đây là vấn đề cách học hơn là thời gian học. Vốn từ tiếng Anh thường cũng nghèo nàn do chỉ học thụ động mà không động não. Khi đi du học Nhật Bản, năng lực tiếng Anh nghèo nàn lập tức ảnh hưởng tới kết quả thi đại học vì hồ sơ xét cả điểm tiếng Anh, thậm chí khi thi viết có cả môn tiếng Anh. Kỳ thi EJU cũng dùng cả đề tiếng Anh nếu các bạn nào không giỏi để làm đề tiếng Nhật (trừ môn tiếng Nhật).

Do đó, nếu đi du học Nhật Bản thì nhất định phải luyện thi TOEIC hoặc TOEFL.

Khắc phục phát âm tiếng Nhật

Càng học phát âm sai lâu ở VN thì càng khó sửa, thậm chí ra nước ngoài có thể bị mặc cảm tự ti nên lại càng ngại phát âm. Tại lớp Cú Mèo thì sẽ sửa lỗi phát âm thường xuyên trên lớp nên bạn nào học sẽ có lợi thế khi đi du học. Các bạn không có điều kiện thì cần nghe băng âm tiếng Nhật chuẩn và phát âm theo.

Tự chủ tự giác trong việc tìm ngành học, tìm trường

Không ai có thể giúp bạn mà chỉ hỗ trợ. Thầy cô trường Nhật ngữ có thể hỗ trợ chứ không thể cầm tay chỉ lối cho bạn được, vì bạn chẳng tìm hiểu thì cũng chẳng có khái niệm gì. Rốt cuộc lại nghe lời “senpai” vào đại trường senmon nào đó. Thói quen tự chủ, tự giác phải rèn luyện ngay từ khi còn đang học ở VN chứ không phải sang Nhật rồi mới rèn luyện.

Luyện thi kỳ thi EJU

Đây là kỳ thi lưu học Nhật Bản bắt buộc phải thi nếu muốn vào học tại đại học Nhật Bản, gồm cả môn tiếng Nhật. Trong thời gian sắp tới Saromalang cũng sẽ tổ chức luyện thi EJU cũng như luyện chiến lược thi EJU ngay tại VN. Như vậy bạn nào đi du học thì sẽ có lợi thế ngay từ đầu, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc khi du học Nhật Bản.

Học cách học tiếng Nhật và kanji đúng

Bạn có thể luyện thi JLPT tại lớp Cú Mèo trước khi đi du học. Tham khảo Phương pháp học tiếng Nhật.

Để thi đại học ở Nhật thì cần học lực và tính tự chủ - tự giác

Bạn không thể thi đậu đại học nếu không có học lực tốt và tính tự chủ, tự giác. Vì có rất nhiều rào cản phải vượt qua (tiếng Nhật, ôn thi EJU, thi đầu vào của trường gồm thi viết, phỏng vấn vv) mới vào được đại học Nhật. Không phải cứ thi điểm cao là đậu mà cần phải phỏng vấn tốt mới đậu được. Do đó, cần lập chiến lược thi đúng đắn và chi tiết.

Tóm lại thì không phải là cứ “du học rồi sẽ ổn”. Để du học thành công bạn phải khắc phục tất cả các điểm yếu trên, nên cần quyết tâm và ý chí sắt đá. Việc du học sẽ khuếch đại thành công hay thất bại của bạn lên, nên hãy học tiếng Nhật thành công rồi mới nên đi du học.
Mark

Mối quan hệ xã hội và vì sao người nuôi chó ít gặp rắc rối với mối quan hệ xã hội

Đây là lý do: Vì người nuôi chó có tiêu chuẩn để so sánh, từ đó loại bỏ mối quan hệ không xứng đáng, không đem lại niềm vui hay vô bổ. Bạn chỉ cần so sánh mối quan hệ bất kỳ với mối quan hệ với chó là xong. Tóm lại thì chúng ta - những người nuôi chó - sẽ so sánh, phân loại mối quan hệ xã hội như sau:
- Trên chó
- Dưới chó

Theo cách này, chúng ta có tiêu chuẩn để đánh giá rõ ràng mối quan hệ xã hội.


Đây cũng là một lý do mà người nuôi chó (hay nuôi thú cưng khác) thường dễ hạnh phúc hơn. Nếu trong cuộc đời mà bạn dành quá nhiều thời gian cho các mối quan hệ vô bổ thì nhiều khả năng bạn không hạnh phúc. Người hạnh phúc không dành thời gian cho mối quan hệ vô bổ không đem lại niềm vui, khi bạn trưởng thành thì phải hiểu rõ điều này rồi hãy xây dựng lối sống hạnh phúc (happy lifestyle). Những người (đặc biệt nho giáo) cố xây dựng cuộc sống hạnh phúc mà không CẮT BỎ được các mối quan hệ vô bổ thường sẽ thất bại thảm hại.

Người nho giáo không hạnh phúc vì có một số mối quan hệ họ không thể cắt bỏ:
- Mối quan hệ với cha mẹ, hoặc con cái họ
- Mối quan hệ với người chết (tâm linh)
- Mối quan hệ dựa trên mê tín dị đoan (tâm linh)

Đây là vấn đề nhận thức, phát sinh từ giáo điều và đạo đức nho giáo, thuộc về mục khác nên không bàn ở đây.

Vì sao người nho giáo phải học cách "buông bỏ"

Đương nhiên là vì họ không hạnh phúc nhưng vì sao lại thế thì lại cần có kiến thức phân tâm học (phân tích tâm lý). Sở dĩ người nho giáo không hạnh phúc vì thường là họ ghét chó. Tôi gặp khá nhiều người hằn học với chó, đa phần là nho giáo nếu không nói là 100%. Họ không chỉ ghét chó mà còn ghét sự khác biệt, và cũng không vì ghét chó mà họ thích con người. Họ cũng ghét con người và ghét nhau nữa, vì trên đời này chẳng có ai hằn học với nhau như người nho giáo bất hạnh cả.

Nhìn cho kỹ thì họ đã trải qua quá nhiều hỉ nộ ái ố do mối quan hệ xã hội (mối quan hệ con người) gây ra. Giữa trời xanh chợt giông tố nổi lên. Vào giữa ngày vui nhất đời thì niềm vui hóa thành tro trong miệng. Cuộc đời bi kịch tới nỗi họ thà không phải chịu cảm xúc lên xuống nữa, thà liệt luôn cảm xúc ... cho lành. Nhưng tại sao lại như thế?

Bởi cả đời họ chỉ tư lợi, chỉ mong người khác làm mình hạnh phúc. Họ chỉ thích lập gia đình sớm, gia đình hòa thuận đầm ấm thế là hạnh phúc. Phương trình hạnh phúc của họ có cả gia tộc, hai bên nội ngoại tham gia vào, nên tất cả phải cùng hạnh phúc theo kiểu chủ nghĩa gia đình (chủ nghĩa bầy đàn): Vui cùng hưởng, họa cùng chịu.

Chỉ một nhân tố sa ngã là sụp đổ cả ma trận. Nên họ lại bơ vơ giữa cuộc đời, niềm tin lung lay tận gốc rễ. Chưa kể họ còn hay sống trong xã hội thối nát và bất công (do ai cũng tư lợi kiểu "một người làm quan cả họ làm bảo vệ") nên lại thêm mất niềm tin trầm trọng.

Người nho giáo đi đâu thì cũng chỉ tìm vui trong mối quan hệ xã hội, vì họ theo chủ nghĩa bầy đàn. Rồi cũng chính họ lại đau khổ khi bị chơi xấu, nói xấu, hay bị tẩy chay. Vì thế hỉ nộ ái ố của họ rất khủng khiếp. làm não họ bị nổ ra ngàn mảnh. Cuối cùng, họ lên chùa tìm sư thầy học cách buông bỏ, không quên hô lên "chân lý đây rồi". Vẫn là dạng tìm bí kíp, thuốc tiên để một bậc lên tiên. Theo tôi đây chỉ là tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa mà thôi. Đã là nho giáo thì nhất định sẽ tìm tới phật giáo - tôn giáo dễ nhất để cải tà quy chính mà không phải trả giá - để buông bỏ. Tuy nhiên, luật đời lại tuyệt đối công bằng, nếu bạn không sám hối và trả giá (cho tội lỗi của bạn và cha mẹ bạn), bạn không bao giờ làm lại cuộc đời.


Làm sao để không gặp rắc rối với mối quan hệ con người

Saturday, April 29, 2017

Bản chất của ô nhiễm ánh đèn và ô nhiễm tiếng ồn ở VN

Ngày nay, nói VN là đất nước ô nhiễm thì không sai mấy. Nỗi đau là dù ô nhiễm nhưng chưa công nghiệp hóa được mấy mà chỉ chủ yếu đầu cơ bất động sản, buôn bán tài nguyên. Việc công nghiệp hóa lại nhờ vả doanh nghiệp Nhật, Hàn và các nước khác.

Ô nhiễm thì nhiều nhưng thứ mà thường gặp nhất là ô nhiễm ánh đèn và ô nhiễm tiếng ồn.

Ô nhiễm ánh đèn

Hiện tượng ô tô, xe máy rọi đèn pha ngay trong thành phố. Đèn pha vốn chỉ dùng trong thời tiết tầm nhìn kém như sương mù, mưa phùn hoặc khói bụi nặng, khi tầm nhìn thấp. Còn thường ngày thì không được dùng đèn pha trong thành phố.

Lý do là vì thành phố có đèn đường, việc bật đèn là để tránh nhau mà thôi. Còn bật đèn pha thì sẽ gây chói mắt và do đó nguy hiểm cho người chạy ngược chiều.

Vì sao nhiều người bật đèn pha?

Trước hết là vì sự khôn lỏi; Khi làm người khác chói thì họ chạy chậm lại nên bản thân có lợi thế. Nhiều taxi và xe ôm dùng chiêu này. Những người khôn lỏi sẽ dùng chiêu trò này.

Ngoài ra, có thể để trả thù xã hội: Nếu người khác bật thì tôi cũng bật. Tất cả đều chịu chói như nhau thế là công bằng. Đây là dạng "đấu tranh chính trị đòi công bằng".

Nhiều người bật đèn pha còn do nhận thức kém: Bật đèn sáng hơn thì an toàn hơn. Nhưng thật ra là kém an toàn và gây khó chịu, làm phiền người khác. Tỷ lệ nữ bật đèn pha thường cao hơn vì họ tư lợi hơn và trong xã hội trọng nam khinh nữ thì nhận thức của phụ nữ hạn chế hơn. Ngoài ra, thanh thiếu niên nhận thức kém, cũng thường khôn lỏi hơn, thì cũng thích bật đèn pha để nhìn cho rõ hơn mà không quan tâm tới cảm xúc của người khác.

Trong xã hội nho giáo mà yêu cầu người ta đồng cảm, nghĩ cho người khác là điều xa xỉ.

Hiện tượng ô tô nháy đèn pha

Ô tô nháy đen pha thì lại không phải có ý tốt mà chỉ có nghĩa là "Tôi sẽ không nhường mà lao tới, biết đường thì tránh ra". Trên đường sẽ luôn gặp taxi hay ô tô nháy đèn kiểu này. Thực tế là họ nháy liên tục thôi, vì họ không bao giờ nhường đường. Cũng giống như kiểu bóp còi liên tục dù không ai cạnh tranh đường. Vì thói quen bon chen tư lợi đã ăn vào máu, hình thành tính cách rồi.

Đi vào chung cư, bãi xe, nhà hàng vv cũng vẫn bật đèn

Dù nhiều nơi cũng đề biển "Tắt đèn" nhưng vấn đề là ý thức rất thấp, hơn nữa trong tiềm thức lại coi bản thân là nhất, người khác xứng đáng phải chịu đựng. Rất nhiều người đi vào chung cư hay bãi để xe rồi mà vẫn bật đèn. Ở VN mà làm bảo vệ coi chừng tổn hại thị lực với những người này.

Ô nhiễm tiếng còi

Người VN khi đi xe thích bóp còi bừa bãi để bắt người khác tránh đường nhằm đi nhanh hơn. Đây là dạng ô nhiễm tiếng ồn khi tham gia giao thông. Bạn giật mình, bạn tức giận, vv thì vẫn luôn có cả đống tài xế thích bóp còi vô tội vạ.

Lý do là vì họ tư lợi, trả thù đời và tiềm thức của họ là khiến tất cả cùng đau khổ. Tất nhiên là ý thức thấp. Nhưng ý thức của họ sẽ không bao giờ cao lên dù cho họ có đi xe nào đi nữa. Thậm chí càng đi xe xịn thì ý thức càng thấp vì họ bắt đầu ảo tưởng họ đáng sống, hay quan trọng hơn người khác. Do đó, không nên nghĩ đi xe xịn thì ý thức cao mà ngược lại, ý thức lại thấp đi. Nếu đi Mercedes thì họ không còn coi trọng tính mạng của bạn mấy nữa, nên bạn vẫn phải tránh xa thôi.

Ô nhiễm tiếng ồn

Ca nhạc hay hát karaoke giữa đêm hay ngoài trời, đám cưới, đám ma, sinh nhật thế nào cũng bật loa thùng hết cỡ. Hoặc khai trương cửa hàng cũng bật maximum volume. Không thấy bóng cảnh sát đâu trong các vụ việc này. Cũng chẳng biết có luật tiếng ồn không nữa.

Đây là vấn đề về bản năng hay tiềm thức. Nếu một người nghèo và bất mãn trong cuộc đời, họ sẽ giải trí bằng cách làm phiền người khác để mọi người đều mất tập trung hay không được nghỉ ngơi như họ. Thế là tất cả cùng nghèo.

Bản năng của người nghèo và thất bại là làm phiền người khác để người khác mất tập trung không lao động được, từ đó sẽ "được" nghèo như nhau.

Thay vì hát trong nhà đóng cửa thì vì sao không hát ngoài trời?
Thay vì bật nhỏ đủ nghe thôi vì sao không bật hết cỡ cho mọi người cùng nghe?
Thay vì hát ban ngày vì sao không hát giữa đêm cho vui vẻ?

Bản năng của người đau khổ là làm mọi cách để mọi người mất tập trung như họ để trả thù đời. Nếu không ai nghỉ ngơi, hay tập trung làm việc được thì họ rất vui. Như thế là "thế giới đại đồng", mọi người như nhau.

Không sợ nghèo chỉ sợ không công bằng.

Chẳng thấy mống cảnh sát nào cả. Ở Nhật hay Mỹ mà làm ồn thì gọi báo cảnh sát là được.

Vấn đề ý thức và tiềm thức của xã hội nho giáo

Bản chất nằm ở nền giáo dục kiểu nho giáo mang hơi hướng phong kiến. Đạo đức kiểu nho giáo cũng dạy là "Đừng làm chuyện mà bản thân không thích cho người khác" nhưng vì vướng các giáo điều sau đây:
Cha mẹ là bậc thánh thần tuyệt đối đúng.
Thầy cô là bậc thánh thần tuyệt đối đúng.
Lãnh đạo là do thánh thần cử xuống lãnh đạo nên tuyệt đối đúng.

... nên rốt cuộc đạo đức bị bóp méo. Vì cha mẹ là bậc thánh thần nên nếu cha mẹ dạy phải xả rác ngoài đường cấm mang rác về nhà thì cũng làm, hơn nữa còn hồ hởi làm vì được cha mẹ cho ăn cho uống "miễn phí". Từ nhỏ cha mẹ dạy lối sống tư lợi để sau này trục lợi con cái khi về già nên chỉ tìm được niềm vui khi sống tư lợi (cha mẹ sau đó cũng không vui mà sẽ phải lên chùa học cách "buông bỏ", nhưng phần này lại thuộc lĩnh vực khác hẳn).

Tóm lại thì từ nhỏ cha mẹ nho giáo dạy là chỉ nên tốt với người trong nhà, ra ngoài đường không được làm chuyện "không công", không được giúp thiên hạ. Chỉ người trong nhà mới tốt thật sự với nhau, ra ngoài đường là người dưng nước lã. Thế là cả xã hội vứt rác ra đường còn có khi trong nhà lại sạch tinh tươm.

Đây là lý do mà khi ra đường người ta rọi đèn vào mắt nhau, bóp còi vào tai nhau, bên cạnh việc giao thông kiểu bon chen tư lợi.

Tóm lại là, chừng nào mà vẫn còn tệ sùng bái cha mẹ, sùng bái lãnh đạo (về già khi học cách buông bỏ thì sẽ thêm sùng bái sư thầy, sùng bái "cô, cậu") thì ô nhiễm ánh đèn, ô nhiễm tiếng ồn sẽ còn kéo dài. Khỏi cần nói, các bạn cũng biết là cả xã hội nho giáo hạnh phúc như thế nào khi được như thế. Đây là kiểu "hạnh phúc của một tang gia". 1, 2, 3, dzô!
Mark

Wednesday, April 26, 2017

Bài học luân lý: Không làm mật thám nhân dân

Muốn con cái nên người hay muốn bản thân nên người thì đây là một trong các bài học: Không làm mật thám nhân dân.

Minh họa "mật thám nhân dân" (people spy). Ảnh: Pixabay.

Làm "mật thám nhân dân" là làm gì?

Đây là dạng làm mật thám theo yêu cầu của nhà cầm quyền để theo dõi người dân khác trong khi chính bạn cũng là người dân. Tức là dạng "tai mắt" của chính quyền. Đây là điều vi phạm luân lý. Khi được yêu cầu, những người được giáo dục tốt thường từ chối thẳng thừng. Nếu việc từ chối khiến họ gặp rắc rối, họ chỉ giả vờ đồng ý nhưng "bất hợp tác" tức là chỉ báo tin vô thưởng vô phạt. Thậm chí họ nói với hàng xóm "tôi đang theo dõi anh đấy, hôm nay tôi sẽ báo cáo việc anh tưới cây đấy nhé".

Không chỉ trong xã hội mà trong một tổ chức cũng sẽ luôn có những người lạm dụng quyền lực yêu cầu bên dưới theo dõi nhau. Bạn cần từ chối hoặc bất hợp tác. Ví dụ đi học thì hay phân lớp trưởng, tổ trưởng để "mật báo" cho giáo viên. Điều này vi phạm luân lý. Những học sinh, giáo viên sử dụng kiểu "mật thám nhân dân" sẽ không bao giờ khá.

Vì sao không làm "mật thám nhân dân"?

Vì đó không phải công việc của bạn.
Vì việc đó vô ích và vô bổ.
Vì việc đó trái luân lý.

Những người dân họ chỉ muốn bình yên và mưu cầu hạnh phúc, cũng như bạn. Chẳng có lý do gì theo dõi họ theo yêu cầu của một kẻ nào đó. Nếu họ muốn thì họ hãy tự theo dõi. Cảnh sát nếu muốn có thể theo dõi ai đó, nhưng đó là việc tư thù hoặc đơn giản là vô ích, vô bổ, vì đó không phải là lao động. Đó không phải công việc họ nên làm, cả về mặt lợi ích kinh tế lẫn đạo lý, vì công việc của cảnh sát phải là theo dõi và trấn áp tội phạm, không phải người dân.

Khi bạn theo dõi và mật báo ai đó, bạn làm họ gặp nguy hiểm, kém hạnh phúc hơn. Vì làm điều sai trái này mà bạn cũng sẽ không hạnh phúc khi làm mật thám nhân dân.

Những nơi sử dụng mật thám nhân dân thì phần lớn đều nghèo đói, bất công, con người chà đạp lên nhau, ý thức thấp. Vì con người làm chuyện vô bổ nhiều quá. Cả xã hội chỉ chăm chăm theo dõi và mật báo, cảnh sát chỉ chú tâm theo dõi người dân mà không trấn áp tội phạm. Cứ tưởng là có nhiều mật thám thì xã hội yên lành, thật ra chẳng phải xã hội tràn ngập bọn côn đồ và xã hội đen hay sao?

Vì sao nhiều người làm mật thám?

Vì họ tư lợi: Nếu làm hài lòng nhà cầm quyền sẽ được ơn mưa móc, được bằng khen. Họ không cần nhận tiền, mà chỉ cần nịnh bợ được thôi.
Vì họ kém may mắn: Khi sinh ra mà gien di truyền kém (IQ thấp), sống trong xã hội nghèo đói bất công thì sinh ra thù hận xã hội nên họ làm mật thám với sự phấn khích nhất định.
Họ tìm được niềm vui - kể cả không nhận được tiền - trong việc làm mật thám nhân dân. Đây gọi là dạng "mật thám miễn phí". Họ thích theo dõi và ĐÂM LÉN người khác, vui vì điều đó.

Đây là vấn đề TIỀM THỨC. Khi một kẻ đã kém may mắn hay đau khổ thì sẽ cố gắng làm người khác cũng kém may mắn và đau khổ, giống kiểu những kẻ thích xả rác ra đường.

Đặc biệt, trong xã hội nho giáo thì người kém may mắn nhiều vì ngay từ nhỏ đã học thói sùng bái quyền lực, sùng bái cha mẹ. Mục tiêu của người nho giáo là thành con ngoan trò giỏi, sống vì thành tích, bằng khen, phiếu thưởng mà thôi. Đối với họ thì bằng khen còn quan trọng hơn tiền bạc nữa. Nên xã hội nho giáo cũng thường có nhiều mật thám nhân dân và họ rất thích "mật báo".

Tôi lấy ví dụ, khi bạn nuôi chó thì dù sống ở đâu luôn có những kẻ hằn học trình báo, mật báo suốt ngày. Dù chó của bạn hoàn toàn không làm gì! Vấn đề chỉ là những người đó không hạnh phúc, nên họ thích người khác cũng phải như họ, tức là sống bầy đàn toàn người với người rồi sướng cùng hưởng, khổ cùng chịu (tới tuổi thì sẽ đi cùng giải hạn và học cách "buông bỏ").

Tất nhiên là chả làm gì được nhau. Họ thích vậy thôi chứ cũng chẳng dám có ý kiến ý cò trực tiếp gì. Đâm lén thì có vẻ an toàn hơn là đối đầu trực tiếp, và việc đâm lén dành cho những kẻ không có dũng khí.

Kết cục của kẻ làm mật thám nhân dân

Sống đời vô ích, vô bổ và đơn giản là đau khổ. Vì cả đời không chú tâm vào việc hữu ích, việc cần phải làm mà chỉ chú ý quá mức vào ... cuộc đời những người khác. Chẳng phải đó là việc mà bóng ma sẽ làm hay sao. Làm mật thám nhân dân thường hàm chứa ý nghĩa là kém may mắn, kém đạo đức, kém cỏi về năng lực. Hơn nữa còn là thái độ hằn học với cuộc đời và với người khác, mức độ khoan dung yếu kém do thiếu nhận thức.

Mật thám nhân dân là kẻ nhận thức kém. Do đó sẽ thất bại trong cuộc đời. Đây là số phận của họ.

Dạy con làm người quang minh chính đại

Khi muốn dạy con nên người thì phải dạy con làm người quang minh chính đại. Trong đó có việc tuyệt đối không làm mật thám nhân dân. Bạn không "follow" (theo dõi) bất kỳ ai với ý nghĩ hằn học. Dù là trong cuộc đời, hay trên Facebook. Bạn chỉ "follow" những trang hay để học tập mà thôi.

Ngay cả bản thân, nếu muốn sống hạnh phúc lâu dài (để không phải đau khổ tới mức phải học cách "buông bỏ" khi trung tuổi) thì vẫn phải sống quang minh chính đại ngay từ thời trẻ. Và chấp nhận mọi thứ như nó vốn có, đó là biến cố thời gian.
Mark

Monday, April 24, 2017

Du học xong thì phải chốt lời

Bạn kinh doanh hay đầu tư thì phải chốt lời chứ đúng không nhỉ?

Du học cũng là như vậy, đây là đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức để thu về kiến thức, khả năng tư duy, ngoại ngữ. Do đó, bạn phải chốt lời vụ đầu tư này. Thông thường việc du học sẽ kéo dài khoảng 5 năm ~ 8 năm. Thời gian này là đủ để bạn có cách tư duy về toàn cầu hóa, đặc biệt là về kinh tế, có ngoại ngữ và kỹ năng làm việc trên toàn cầu (nếu du học đúng đắn).

Sau đó thì CHỐT LỜI bằng cách KHỞI NGHIỆP hoặc bán kỹ năng chuyên gia (làm quản lý dự án, CEO vv).

Nếu đi du học Nhật Bản thì phải có cách chốt lời!

Du học không phải là đi định cư

Nhiều người hỏi tôi là sao du học xong không ở lại Nhật và tôi ngạc nhiên vì họ hỏi như thế. Bởi vì "du học" có nghĩa là ra nước ngoài học tập (study overseas) không phải là đi định cư. Nếu là định cư thì rất dễ bị mặc cảm tự ti dân nhập cư, có khi còn bị bài trừ. Hơn nữa, nếu là dân nhập cư thì còn lâu mới vươn lên được trung lưu Nhật, nói gì tới có cuộc sống vui vẻ, thoải mái.

"Vì sao bạn không ở lại Nhật mà làm?"Đây là câu hỏi mà thật sự là nhiều người hỏi tôi. Câu trả lời luôn là: Vì sao phải ở lại Nhật?
Chẳng có lý do gì cụ thể để ở lại Nhật cả. Vì ở lại Nhật thì luôn phải đi làm để duy trì visa, ở VN thì không cần. Mà lý do lớn nhất là về VN sống như chuyên gia nước ngoài (expat) thì cũng ổn mà có sao đâu. Hơn nữa, nếu không về nước thì khó mà chốt lời được. Cuộc đời con người cuối cùng chỉ là việc thi triển tài năng và chứng tỏ chân tài thực học để phụng sự xã hội mà thôi. Và phải sống vui vẻ nữa.
Bản thân nghĩa của từ "du học" nghĩa là đi học ở nước ngoài. Từ này không có nghĩa là đi định cư. Và người du học chắc cũng không nên làm nô lệ cho mức lương vài ngàn USD ở nước ngoài, vì lương như thế thì sẽ "nghèo" lâu dài.
Đi du học là để hoàn thiện nhân cách và cách tư duy, để có thể sống ở bất kỳ đâu - mà tốt nhất là chọn nơi mà bạn sống với mức sống cao nhất bằng cách phát huy khả năng tốt nhất - chứ không phải thành nô lệ cho mức lương hay một xã hội nào đó.
Bản thân câu hỏi "Vì sao bạn không ở lại Nhật mà làm?" cũng thường có SẮC THÁI là mọi người đang bế tắc ở VN. Tôi có bế tắc ở VN đâu mà trả lời được? ^^ Thật sự bạn cần đi du học để giác ngộ về cuộc đời và sống vui vẻ ở bất kỳ đâu. Nếu ở Nhật mà không cần visa thì ngay ngày mai tôi đi rồi, sau đó lấy một phụ nữ Nhật xinh đẹp, sống cuộc sống êm đềm, thân ái ở Nhật. Và dù ở Nhật, tôi vẫn sẽ nuôi chó để có một người bạn thật sự. Và lại kiếm thêm được nhiều phụ nữ Nhật xinh đẹp hơn cho yên tâm à?

Nếu bạn đã đi du học thì hãy sống vui vẻ thoải mái. Bạn bè tôi đi du học đều thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ hoặc khởi nghiệp cả. Tóm lại nếu bạn có kiến thức và tư duy tốt thì hãy mang ra phục vụ cộng đồng, bằng cách khởi nghiệp kinh doanh, hoặc phát huy năng lực trong tập đoàn, công ty lớn. Và vì thế, bạn sống thoải mái như là chuyên gia nước ngoài (expat).

Tuyệt đối tránh kiểu suy nghĩ Du học Nhật = Ở lại Nhật bằng mọi giá.

Vì sao không về VN sống nhàn nhã hơn với kỹ năng bạn có, mà vẫn kiếm tiền trên phạm vi toàn cầu? Nếu khéo có thể tận dụng toàn cầu hóa làm outsourcing (offshore) mà kiếm tiền.

Tôi chưa bao giờ khuyến khích bạn nào đi du học để ở lại Nhật mà chỉ khuyên là đi du học, làm 2 - 3 năm tích lũy kinh nghiệm rồi về Việt Nam phát triển sự nghiệp. Kể cả bạn vào công ty Nhật làm ở VN thì lương cũng rất cao (điều kiện là có kỹ năng chuyên gia) nên chất lượng sống cũng cao hơn bên Nhật nhiều. Ngoài ra, với mức lương trên 40 triệu/tháng thì bạn có thể cho con cái đi học trường tạm ổn, thay vì học trường công lập và ra đời chẳng có lợi thế gì. Về lâu dài để sống tốt và cho con cái đi học đàng hoàng ở VN thì vẫn phải có thu nhập 60 triệu/tháng (3000 USD/tháng) trở lên nhé.

Du học đúng đắn là để khởi nghiệp kinh doanh và sống mức sống cao

Tôi luôn khuyến khích các bạn khởi nghiệp ví dụ ngành thú cưng. Lý do là vì ở VN chưa có gì gọi là chuyên nghiệp hay chất lượng cao cả. Bạn nào du học tại Nhật thì nhìn là thấy ngay. Ở VN người ta chạy theo tiền bạc, lợi nhuận trước mắt quá nhiều, mà không bao giờ học tâm lý khách hàng. Hoặc đơn giản là không học được, thấy lợi thì làm mà thôi. Do đó, khởi nghiệp tại VN dễ hơn ở Nhật khá nhiều.

Chính vì thị trường VN đang lộn xộn, thiếu người kinh doanh tốt, thiếu sản phẩm tốt nên bạn hoàn toàn có thể làm một cách lâu dài và có mức sống cao, miễn là bạn có tư duy tốt và có lòng nhiệt huyết.

Tóm lại thì THU NHẬP = ĐÓNG GÓP CỦA BẠN CHO XÃ HỘI. Vì ở VN thị trường còn hoang sơ nên bạn sẽ đóng góp được nhiều hơn, nhờ thế có thể kiếm thu nhập cao (tương đối so với xã hội) và duy trì mức sống cao. Nếu khéo léo và việc kinh doanh tốt, con bạn sẽ học toàn trường xịn và có IQ cao về tiền bạc ngay từ đầu.

Đây gọi là chốt lời của việc du học.

Còn du học không chốt lời hay không chốt lời được thì cũng nhiều lắm, đơn giản vì học lực yếu hay tư duy yếu. Du học kiểu phong trào là dạng du học không chốt lời được và thường rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: Ở Nhật thì nản và chán, về VN thì lại thất nghiệp hoặc chỉ làm trong lĩnh vực "buôn người" (qua Nhật dạng du học hay xuất khẩu lao động). Về cơ bản thì tôi đả kích dạng du học phong trào kiểu "du học thì tốt hơn là không, cứ qua Nhật rồi mọi chuyện sẽ ổn, rồi sẽ học được tiếng Nhật và mở mang tầm mắt". Coi chừng học chưa tới đã bị bệnh "phức cảm tự ti dân tộc" rồi suốt đời thù nước Nhật ý chứ.

Xác định mục tiêu du học rõ ràng từ đầu

Là một người tư vấn cách du học đúng đắn, tôi sẽ tư vấn bạn phải xác định mục tiêu du học rõ ràng từ đầu, đó là mục tiêu bạn muốn học kiến thức chuyên ngành hay kỹ năng nào, dựa trên sự nghiệp mà bạn muốn có hay nghề nghiệp mà bạn muốn làm trong tương lai. Tuyệt đối không đi du học khi chưa xác định mục tiêu mình học cái gì mà sang Nhật rồi mới tính (vì 1 - 2 năm trôi qua rất nhanh và không kịp tính).

Tất nhiên là bạn nên đi du học sau khi đã có mục tiêu cụ thể và trong quá trình du học bạn sẽ tương tác với nhiều người để tìm được HÌNH MẪU (MODEL) mà bạn hướng tới. Lúc đó bạn có thể điều chỉnh hay thay đổi mục tiêu du học.

Nhưng tôi lưu ý một điều là thật ra bạn học ngành gì cũng không quan trọng mấy. Quan trọng là tương lai bạn muốn hướng tới trở thành con người như thế nào, hay làm trong lĩnh vực gì thôi. Nếu bạn có kỹ năng ĐỌC HIỂU NGÔN NGỮ thì bạn sẽ tự học để làm trong lĩnh vực bạn thích mà thôi.

Tóm lại, tại Saromalang Overseas thì sẽ là du học Nhật Bản thật sự, và hi vọng là 10 năm sau sẽ vui vẻ vì đã đi du học thôi. Tôi vui vẻ. Chẳng có gì phàn nàn. Tôi làm việc tôi thích, tôi thích việc tôi làm. Tôi thích tư vấn khi có thời gian, đặc biệt là chém gió về mọi khía cạnh của xã hội Nhật Bản.
Mark

Monday, April 17, 2017

Ý thức và tiềm thức

Ở VN thì chúng ta biết là có nhiều người ý thức kém, từ trẻ em tới người lớn mà điển hình là xả thẳng rác ra đường. Nhiều người thích vứt rác thẳng xuống miệng cống. Nói là ý thức kém thì cũng đúng, nhưng vì sao ý thức lại kém?

Có nhiều người dù có thùng rác họ vẫn thích xả rác ra đường hoặc miệng cống. Thậm chí nếu bạn để thùng rác ngay cạnh miệng cống họ vẫn thích xả rác xuống miệng cống. Nhưng nếu ở nhà họ thì họ lại không xả rác trong nhà mà chỉ xả ra ngoài đường.

Tất nhiên đây cũng là vấn đề về sự tư lợi nhưng theo tôi thì mọi người đủ nhận thức là không nên xả rác ra đường, đặc biệt là xả rác vào miệng cống (chỉ cần IQ 50 cũng hiểu là xả thế có ngày sẽ kẹt cống).

Vấn đề ở đây là TIỀM THỨC (SUBCONSCIOUS). Tiềm thức họ MUỐN làm thế. Họ muốn vượt đèn đỏ, xả rác ra đường. Họ muốn PHÁ LUẬT (BREAKING RULES). Họ có thể vi phạm luật giao thông, có thể bị phạt, nhưng họ muốn thế. Vì bên trong tiềm thức họ muốn thế.

Minh họa ý thức và tiềm thức như tảng băng: 90% phần chìm là tiềm thức.
Tiếng Nhật gọi là 潜在意識 [senzai ishiki, tiềm tại ý thức]
Ảnh: CCO (link bên dưới)

Phân biệt ý thức (consciousness) và tiềm thức (subconscious)

Ý thức kém tất nhiên là do giáo dục gia đình. Tuy nhiên, đó chỉ là bề mặt. Ẩn sâu phía sau của ý thức chính là tiềm thức. Những người xả rác ra đường thường không nhìn được tiềm thức của mình, họ cũng bị đánh lừa bởi "ý thức" của những người xung quanh, hay nói cách khác là ngụy biện.

Ví dụ, thanh niên đi chơi xong thì ăn uống xả rác tại chỗ rồi xách đít ra về, nếu ai hỏi thì "tạo công ăn việc làm cho công nhân quét rác". Nhưng nếu có ai tạo công ăn việc làm kiểu đó cho họ thì họ cũng không bao giờ vui, hay thanh niên đó mà về nhà "tạo công ăn việc làm" cho cha mẹ họ là sẽ ăn đòn ngay. Họ có thể lý luận là người công nhân quét rác nhận được tiền rồi thì làm việc là đúng, nhưng bản thân thanh niên "ý thức thấp" kiểu này nếu đi làm mà sếp giao thêm việc để làm nhiều hơn thì sẽ kêu ca và lãn công ngay, sau đó là không ngừng nói xấu sếp và công ty. Vấn đề của họ là sự ý thức thấp, nên kết quả là mãi mãi không làm được công việc gì cho ra hồn, hơn nữa thường KÉM MAY MẮN nên kiếm được công ty cũng thường không tốt.

Trong tiềm thức của người tư lợi, kém may mắn là mong muốn làm hại xã hội. Những người phải sống lâu năm trong cảnh ngập lụt, hôi thối thì họ sẽ phải chịu đựng và cảm thấy bất mãn, sinh ra oán ghét. Nếu họ không được giải phóng khỏi ngập lụt thì họ cũng mong tất cả mọi người cùng phải chịu. Họ vứt rác ra đường vì trong tiềm thức họ muốn thế, làm thế thì mới thoải mái, sung sướng. Nếu cả thành phố đều ngập thì họ sẽ rất vui, vì họ đòi được "công bằng". Không ngạc nhiên khi những người này xả rác liên tục mọi lúc mọi nơi.

Người vượt đèn đỏ cũng thế: Ngày nào họ cũng bị kẹt xe, hít khói bụi, đâm ra trong tiềm thức là sự chán ghét cuộc sống, oán ghét xã hội, nên họ cũng cố gắng để người khác cũng kẹt xe như họ.

Phần tư lợi của họ thật ra thuộc về ý thức (mỗi ngày lợi hơn vài phút - không đáng kể so với đi nhậu), nhưng phần muốn làm mọi người cùng kẹt xe thuộc về tiềm thức.

Khi tiềm thức muốn đau khổ

Sunday, April 9, 2017

Cơ hội du học Nhật Bản cho các bạn đã học tiếng trên 1 năm tại Nhật về nước

Đối với các bạn đã học tiếng Nhật quá 1 năm tại Nhật sau đó về nước thì khi đăng ký du học lại sẽ khó có trường Nhật ngữ nào nhận. Lý do: Chính phủ Nhật quy định tổng thời gian học tiếng không đươc quá 2 năm + 3 tháng (3 tháng là thời gian để du lịch, chuẩn bị về nước).

Do đó, khi bạn đã học quá 1 năm tại Nhật thì về nguyên tắc là các trường Nhật ngữ sẽ không nhận nữa. Do đó, bạn phải đăng ký vào thẳng trường không phải trường Nhật ngữ.

Saromalang tư vấn các trường các bạn có thể quay lại Nhật Bản du học. Điều kiện để đăng ký tư vấn du học:
- Nêu rõ lý do vì sao đang du học mà về nước
- Có bằng tiếng Nhật N3 trở lên hoặc tốt nhất là N2 trở lên
- Nộp bộ hồ sơ đăng ký du học lần trước (bản đầy đủ)
- Nộp hồ sơ học lực như du học thông thường

Để đăng ký tư vấn hãy điền FORM ĐĂNG KÝ.

Saromalang Overseas

Saturday, April 8, 2017

Tuyệt đối không mua hàng ăn cắp, mua hàng buôn lậu

Vì sao hàng Nhật bán ở Việt Nam còn rẻ hơn bán ở Nhật?

Vì đó là hàng ăn cắp hoặc là hàng giả.

Ở VN nhiều người có tính ham rẻ, họ thích mua hàng xách tay, hàng trên mạng, vv với giá còn rẻ hơn hàng bên Nhật. Vì sao hàng Nhật bán ở VN rẻ hơn hàng bán ở Nhật? Đó chắc chắn không đơn giản là hàng xách tay, mà thường là hàng ăn cắp. Hàng ăn cắp mới có số lượng lớn như vậy. Ngoài ra, nhiều người cũng nhập lậu hàng về bán trên mạng, trên Facebook giá rẻ hơn siêu thị.

Về mặt luân lý mà nói thì bạn tuyệt đối không nên mua loại hàng này. Không được tiếp tay cho bọn ăn cắp dưới mọi hình thức.

Đây là mô hình ăn cắp có tổ chức của người Việt mới bị bắt tại Nhật gần đây (tin tại mainichi):


Chủ hàng chỉ đạo cho người Việt tại Nhật ăn cắp hàng, cung cấp tiền để mua hàng ăn cắp, người này lại tuyển dụng các du học sinh người Việt cần tiền để ăn cắp. Hàng này được tuồn về cho chủ hàng bán ở Việt Nam.

Mô hình này không mới mà người Việt vốn nổi tiếng với nhiều băng nhóm ăn cắp vặt tại Nhật. Hiện nay người Việt đã đứng đầu ăn cắp hàng siêu thị ở Nhật với vị thế gần như độc tôn. Số vụ bị phát giác cũng chiếm đầu bảng trên ti vi, báo đài ở Nhật.

Cái giá của việc mua hàng ăn cắp, hàng buôn lậu

Sẽ có lúc mua và dùng hàng giả. Vì vốn là những kẻ ăn cắp, kẻ bán hàng ăn cắp là kiểu không có lương tâm gì mấy, ý thức rất thấp. Ngoài ra còn vì lý do kinh tế: Khi bán hàng cực rẻ thì nhu cầu sẽ lớn, không đáp ứng hết. Vì thế, sẽ trộn hàng giả vào để bán.

Các loại sữa sách tay Nhật có rất nhiều hàng giả. Nhiều người cứ thế vì ham rẻ cho con uống sữa giả (có thể chứa melamin độc hại vì sữa rẻ thì thường độc hại). Việc này diễn ra cả tại Việt Nam lẫn China. Không hiểu sao các nước nho giáo người ta ham rẻ đến lạ, và không quá quan tâm tới luân lý, đạo đức, miễn là rẻ, tốn ít tiền là mua.

Vì ai cũng ham mê sữa Nhật nên rốt cuộc, có cả nhà máy sản xuất sữa Nhật giả để cung cấp cho các cơ sở bán sữa Nhật xách tay ở China, Việt Nam.

Những người mẹ này đã mua sữa giả, sữa độc hại cho con mình uống mà không biết. Rồi sau đó chính họ lại lên án những kẻ sản xuất hàng giả. Thật là ĐẠO ĐỨC GIẢ.

Mỹ phẩm cũng là thị trường béo bở cho những kẻ ăn cắp, kẻ buôn lậu, làm hàng giả. Nhiều người xài mỹ phẩm giả lên mặt mà không biết.

Người mua hàng ăn cắp, hàng giả cũng cùng đạo đức như kẻ ăn cắp, bán hàng giả

Chỉ đơn giản là lòng tham. Nếu có đạo đức tốt (tức năng lực cao) thì vào siêu thị mua hàng cũng được, hoặc mua hàng hóa có hóa đơn đàng hoàng. Nếu đã tham lam thì lòng tham của người ham rẻ và lòng tham của người bán hàng ăn cắp cũng chỉ là một. Vì toàn chơi với những người đạo đức thấp nên sẽ phải chịu rủi ro. Trong nhiều trường hợp, có thể mãi mãi không biết là mình đã xài hàng giả cho tới khi báo đài phát hiện.

Do đó, hãy vào siêu thị mua hàng một cách đàng hoàng, tuyệt đối không mua hàng ăn cắp, hàng không có nguồn gốc.
Mark
Ảnh: 万引き  ベトナム人留学生ら7人逮捕 帰国者を運び屋に
https://mainichi.jp/articles/20170405/k00/00m/040/184000c

Đồ ăn vặt và ý nghĩa tiến hóa

Đồ ăn vặt thì liên quan gì tới việc tiến hóa của nhân loại?

Liên quan rất lớn. Đồ ăn vặt gọi chung là SNACK, tiếng Nhật là スナック [sunakku, phiên từ tiếng Anh]. Bạn nào ở Nhật từng đi siêu thị Nhật thì sẽ siêu thị Nhật tràn ngập đồ ăn vặt với mặt hàng cực kỳ phong phú. Bạn nào từng làm ở công ty Nhật thì sẽ thấy người Nhật ăn vặt ... tương đối nhiều. Nhưng so với người Mỹ thì có khi chưa là gì. Tóm lại thì, các dân tộc tiên tiến và văn minh đều ngập tràn đồ ăn vặt và họ ăn vặt rất nhiều.

Snack có vai trò quan trọng trong việc tiến hóa

Vì sao snack lại có vai trò quan trọng như vậy?

Bởi vì sự tiến hóa sẽ cần sự tập trung tuyệt đối, cần năng lượng và cần thời gian tư duy liên tục.

Nếu không tập trung (mất tập trung) sẽ không thể tiến hóa.
Nếu không có năng lượng sẽ không thể tư duy nên không thể tiến hóa.
Nếu không tư duy liên tục, liền mạch, sẽ không có phát kiến để tiến hóa.

Đồ ăn vặt là để đáp ứng năng lượng nhanh cho việc tư duy và làm việc, giúp cho bạn có thể tập trung, có năng lượng để tư duy, và quá trình tư duy liên tục, lành mạch. Đây là lý do mà người càng thông minh, nhiệt huyết thì ăn vặt càng nhiều. Mở tủ lạnh của một người là bạn sẽ biết người đó có thông minh hay không: Người nào có càng nhiều snack thì càng thông minh.

Tuy nhiên, snack phải là dạng lành mạnh như sữa, sữa chua hay trái cây, tức là chế độ ăn diet (ăn chay). Chứ ăn snack mà ăn high carb, low carb thì việc tiêu hóa còn khiến bạn mệt mỏi và do đó, bị đứt quãng tư duy.

Nếu bạn đói mà bạn còn phải đi nấu ăn, hay phải đi ra ngoài ăn, thì làm sao tập trung làm việc được?

Những người khó tiến hóa

Friday, April 7, 2017

Nền dân chủ Uber và nền dân chủ việc làm: Vì sao chỉ làm cho công ty Nhật khó mà giàu?

Thế nào, các bạn đã đi Uber hay đi Grab chưa? Chỉ cần bật ứng dụng nhập điểm đi và điểm đến, ứng dụng sẽ tính tiền cho bạn. Khi đặt xe thì tài xế sẽ gọi cho bạn và tới đón. Bạn đi xe hơi từ bình dân tới sang chảnh như thể bạn là giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên TÔI LÀ TÔI với chi phí rất phải chăng.

Tôi gọi đây là NỀN DÂN CHỦ UBER (UBER DEMOCRACY).

Mọi thứ đều công bằng: Bạn chấm điểm tài xế, tài xế chấm điểm bạn. Những kẻ xấu xa bất lịch sự sẽ bị thải loại. Tài xế chỉ chở lúc họ muốn, và bạn trả tiền theo đúng quy luật cung cầu về kinh tế (ví dụ Uber thường tăng giá khi trời mưa). Như thế là công bằng: Bạn có thể chọn đi Uber hay không, và tài xế có thể chọn đón khách hay không.

Những người thất hứa bị trừng phạt bằng cách mất phí đặt chỗ.

Uber Democracy sẽ KHÓ đem lại sự giàu có bởi vì ....

Đặc điểm của nền dân chủ Uber là gì?

Ngày nay khi đi xe ôm Uber hay Grab thì tôi nhận thấy là giá cước rất rẻ, chỉ khoảng 50% cước phí xe ôm truyền thống trước đây và bạn biết trước số tiền, đường đi, cũng không cần mặc cả. Như vậy bạn đi nhiều hơn gấp đôi. Tài xế sẽ phải chạy gấp đôi để kiếm số tiền trước đây.

Như vậy, Uber làm cánh tài xế kiếm được ít đi cho mỗi cuốc mà phải chạy nhiều hơn để kiếm nhiều hơn.

Đây chính là đặc điểm của chế độ dân chủ: Chế độ dân chủ (Uber democarcy) không đảm bảo mọi người giàu có mà chỉ đảm bảo mọi người được công bằng. Người lao động nhận được thành quả tương xứng với sức lao động họ bỏ ra. Muốn kiếm nhiều hơn phải làm việc nhiều hơn trong một hệ thống hoàn toàn minh bạch, mọi người biết rõ kiếm được bao nhiêu, phải trả bao nhiêu.

Chế độ phi dân chủ trước đây thì bạn luôn phải chịu đựng những tài xế đạo đức kém, chặt chém, cố tình chạy lòng vòng, cố tình lừa dối người đi xe, kể cả xe ôm lẫn taxi truyền thống có logo phù hiệu. Thậm chí taxi còn chỉnh đồng hồ để ăn gian tiền cước, và làm đủ trò lừa dối khách hàng như chạy vòng thật xa. Chế độ phi dân chủ này đã chấm dứt với sự ra đời của chế độ dân chủ Uber vì chỉ cần cài ứng dụng là bạn sẽ biết được quãng đường bạn định đi giá bao nhiêu tiền.

Hiểu lầm về chế độ dân chủ Uber

Wednesday, April 5, 2017

Nguyên lý "khổ trước sướng sau": Đi du học sướng hay khổ?

Khi còn trẻ thì nên bắt buộc phải lao tâm khổ tứ

Đi du học sướng hay khổ?

>>Du học luận 1.5
Hay là đi du học không sướng cũng chẳng khổ? Theo tôi trong cuộc đời thì có hai lựa chọn thế này:
1. Khổ trước sướng sau
2. Sướng trước khổ sau

Đi du học thì trước hết là cần phải đầu tư tài chính. Ngoài ra khi đi du học rồi bạn phải học cách thích ứng với cuộc sống của nước ngoài, học cách sắp xếp cuộc sống với việc học, đi làm, sinh hoạt. Bạn cũng phải tuân thủ luật lệ (rule), quy tắc ứng xử (manner) khi sống ở một nền văn hóa khác như Nhật Bản. Những việc này không dễ dàng chút nào.

Bạn phải học cách tìm việc làm thêm, cách viết lý lịch xin việc làm thêm, cách gọi điện xin việc, cách tìm trường học lên cao, vv.

Khoan hãy nói du học sướng hay khổ, mà chắc chắn là cực kỳ bận rộn. Vì bên cạnh những việc "hiển nhiên" trên, bạn còn cần phải học tốt tiếng Nhật để có vốn 10 ngàn từ để vào đại học hay cao học nữa. Chắc chắn mỗi ngày bạn đều phải "nhai" từ mới, tức là não phải làm việc liên tục.

Việc thân thể và não hoạt động liên tục như vậy, đối với người không quen sử dụng thân thể và não thì chắc chắn là vô cùng mệt mỏi. Chỉ có những bạn có ý chí cao và mục tiêu du học rõ ràng mới có thể vượt qua được. Tuy vất vả là vậy nhưng đây lại là thời gian có ý nghĩa nhất, có thể là trong cả cuộc đời của bạn.

Nguyên lý "khổ trước sướng sau"

Sunday, April 2, 2017

Giới thiệu ngành học Graphic Design (senmon)

POINT Ngành thiết kế đồ họa cần thiết trong hầu hết mọi lĩnh vực. Bạn có thể học Graphic Design trong 2 năm và xin việc trong lĩnh vực bạn mong muốn. Ở Việt Nam, bạn có thể xin vào các công ty Nhật Bản (sản xuất, chế tác, quảng cáo vv) hoặc các công ty Việt Nam, công ty IT, công ty game vv.

GIỚI THIỆU NGÀNH HỌC GRAPHIC DESIGN

LOẠI TRƯỜNG: TRƯỜNG DẠY NGHỀ SENMON GAKKOU
Khoa: Graphic Design
Thời gian học: 2 năm
Trình độ: Nghề chuyên môn (senmon)
Bằng cấp: Bằng chuyên môn (senmon)
Chứng chỉ có thể lấy: Xem bên dưới 

Học phí học Graphic Design [ví dụ Tokyo]
Năm 1
Tiền nhập học
90,000
Phí thiết bị (năm)
170,000
1. Đóng đợt 1 (khi đậu)
260,000
Học phí (nửa năm)
385,000
Phí thực tập (nửa năm)
50,000
2. Đóng đợt 2 (giữa tháng 3)
435,000
Học phí (nửa năm)
385,000
Phí thực tập (nửa năm)
50,000
3. Tổng kỳ sau (tháng 9)
435,000
Tổng năm 1
1,130,000
Năm 2
1. Tổng kỳ đầu (tháng 3) <Thiết bị, học phí, thực tập>
605,000
2. Tổng kỳ sau (tháng 9) <Học phí, thực tập>
435,000
Tổng năm 2
1,040,000

Học bổng cho du học sinh
Học bổng trường 200,000 yen/năm (đối tượng học sinh năm 2, năm 3, 30 người)
Học bổng cho du học sinh như học bổng Jasso, học bổng Kyoritsu vv

Giới thiệu khoa Graphic Design (thiết kế đồ họa)
Năm 1 bạn sẽ học kỹ năng cần thiết để trở thành người thiết kế đồ họa (graphic designer), từ năm thứ 2 bạn sẽ học chuyên môn tại 5 chuyên ngành tùy theo mong muốn. Ngoài ra, bạn cũng học cả các kỹ năng số như DTP (Desktop Publishing) hay Web.

Chuyên ngành
Thiết kế quảng cáo / Thiết kế biên tập / Thiết kế bao bì / Thiết kế website / Graphic Art (nghệ thuật đồ họa)
Nghề nghiệp tương lai
Người thiết kế đồ họa (graphic designer) / Art director (giám đốc nghệ thuật) / Thiết kế quảng cáo / Nhà thiết kế biên tập / Thiết kế website / Người thiết kế bao bì sản phẩm vv

Đặc trưng của khoa thiết kế đồ họa
1
Học thành thục quá trình biến ý tưởng thành hình dáng
Học cơ bản đồng thời học cả năng lực tạo hình lẫn kỹ năng máy tính. Học năng lực nghĩ ra ý tưởng và năng lực diễn đạt trên nhiều phương tiện khác nhau.
2
Nội dung học thực tế, thú vị liên kết với xã hội thực
Học thiết kết web, marketing, quy định pháp luật liên quan.
3
Được chuyên gia đánh giá cao, chứng minh được thực lực qua thành tích xin việc làm

Tỷ lệ xin được việc làm: 97%

Thời khóa biểu mẫu của khoa thiết kế đồ họa
Thứ
1
9:00~10:30
2
10:40~12:10
3
13:10~14:40
4
14:50~16:20
Ngoại khóa
16:40~18:10
Hai

Digital photo
Cấu tạo 2
+1 bài giảng
Ba
Vẽ (drawing)
Design basic 2
+1 bài giảng


Design basic 2

Năm
Planning
Career design 2
MAC Operation A
+1 bài giảng
Sáu
MAC Operation B


+1 bài giảng

Lớp học đặc biệt
Loại
Tên lớp học
Skill up
Brand design / Video / Web / Ảnh / Tạp hóa, phụ kiện trang sức / Phần mềm 3D “Blender” / Character goods / Display / MS Soft (Office) / Pop-up card / Ghé thăm Art design / Nghệ thuật vẽ phác thảo
Lấy chứng chỉ
Luyện chứng chỉ màu sắc (cấp 2, cấp 3) / Luyện chứng chỉ DTP loại 2
Hỗ trợ xin việc
Luyện xin việc / Luyện ngành game / Tạo hồ sơ năng lực (portfolio) / Nâng cao năng lực viết văn cho xin việc
Sự kiện
Tuần lễ thiết kế / Triển lãm eco product
Hợp tác chung với doanh nghiệp
Bài toán của doanh nghiệp
Ôn tập (học lại)
Ôn Illustrator / Ôn Photoshop / Ôn Indesign / Ôn phần mềm nhóm Web, ôn Vectorworks
Sức khỏe
Yoga

Chứng chỉ có thể lấy khi theo học

1
Chứng chỉ năng lực màu sắc (Bộ giáo dục Nhật Bản)
2
Chứng chỉ DTP loại 2 (Hiệp hội  kinh doanh Nhật Bản)

Tìm hiểu chi tiết và đăng ký tư vấn du học

Saromalang Overseas