Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Wednesday, March 1, 2017

[Column] Nợ quốc gia của Nhật Bản có nguy hiểm tới vậy không?

[Chuyên đề kinh tế học]
Nợ quốc gia Nhật Bản năm 2015 là 1,042 ngàn tỷ yen (hơn 1 triệu tỷ yen) tức là tầm 10 ngàn tỷ USD. GDP của Nhật là 4.1 tỷ USD tức là nợ gấp khoảng 2.5 lần GDP (nếu người Nhật không ăn uống tiêu xài trong 2 năm rưỡi thì trả hết nợ).

Nếu chia số tiền này ra cho dân số thì mỗi người nợ trung bình 8 triệu yen, tức là tầm 80 ngàn USD, gấp hơn hai lần thu nhập năm bình quân. (Nếu nhịn chi tiêu chỉ làm trong hơn hai năm thì trả được.)

Nợ nhiều như vậy nhưng có đáng lo không? Và rốt cuộc, nước Nhật nợ ai?

Thông thường, nếu chính phủ muốn chi tiêu nhiều (đầu tư công, trả lương công chức vv) mà thu thuế không đủ thì sẽ phải vay nợ, bằng cách phát hành quốc trái (国債 kokusai, trái phiếu quốc gia). Trái phiếu là giấy ghi nợ hứa hẹn sẽ trả cả vốn lẫn lãi sau một số năm, ví dụ 10 năm. Ví dụ trái phiếu thế này:

Trái phiếu trả 10 năm lãi suất 1%/năm

Vì nếu chính phủ mà in thêm tiền đưa vào lưu thông thì tiền sẽ mất giá và gây ra lạm phát. Trước đây các triều đại phong kiến phương đông không hiểu gì về kinh tế học thường in tiền liên tục như vậy, nên tiền giấy thường không phát triển mà người ta dùng bạc hay vàng giao dịch cho chắc.

Ngoài ra, Nhật Bản là nước dân chủ tam quyền phân lập nên việc in thêm tiền đưa vào lưu thông cần phải thông qua quốc hội nên cũng không dễ.

Nợ của Nhật Bản thì phần lớn là nợ trong nước và nợ bằng tiền yen. Do đó, trong tình huống nguy cấp thì chỉ cần in tiền trả là xong (dù sẽ gây lạm phát, phá giá tiền tệ). Hoặc đơn giản hơn là lại phát hành quốc trái để đảo nợ.

Chính phủ Nhật nợ ai?
Đây mới là việc quan trọng. Ví dụ khi phát hành quốc trái thời hạn 10 năm và lãi suất 1%/năm thì nếu bạn có tiền bạn có mua không? Tôi nghĩ là không. Vì đầu tư bất động sản lãi suất trung bình đã 4% rồi. Tiền cá nhân thì có lẽ không ai đi mua quốc trái, thứ nhất vì quốc trái thường là số tiền lớn ví dụ tương đương 1 triệu USD nên cá nhân khó mà mua được. Còn nếu là người giàu thì họ đầu tư bất động sản, cổ phiếu, kinh doanh sinh lời hơn nhiều, nên chẳng hơi đâu đi mua trái phiếu để "yêu nước".

Mấu chốt là bạn không bao giờ dùng tiền của mình mua trái phiếu. Vậy thì mua trái phiếu kiểu gì? Tất nhiên vẫn là một khái niệm quen thuộc: Tiền của người khác (other people's money).

Ai mà có nhiều tiền của người khác đến thế? Đơn giản là thế này thôi: Định chế tài chính (financial institution) tức là ngân hàng, hãng bảo hiểm, quỹ tín dụng vv.

Ở Nhật mọi người gửi tiền vào ngân hàng hay mua bảo hiểm nhân thọ lãi suất gần như 0%. Những hãng này đem tiền đi mua trái phiếu chính phủ và tất nhiên là cũng cho vay và đầu tư sinh lời nữa. Họ có rất nhiều tiền , tất cả là của người khác mà ở đây là quốc dân Nhật Bản, vì thế tiền dư họ mua trái phiếu chính phủ để lấy lời.

Chính phủ có thể in tiền ra để trả nợ

Hơn nữa, trái phiếu chính phủ cực kỳ an toàn, không bao giờ bị quỵt nợ vì chính phủ in được tiền. Cho dù tiền có lạm phát, mất giá, thì chỉ là người dân mất tiền chứ các định chế tài chính không bao giờ mất tiền, vì cuối cùng chính phủ sẽ đưa tiền để họ trả cho người dân. Thậm chí nếu đổi tiền như Ấn Độ thì họ cũng chẳng mất gì.

Các định chế tài chính (ngân hàng, bảo hiểm vv) là con nợ của nhân dân, và chính phủ lại nợ họ, nên rốt cuộc là chính phủ nợ người dân.

Nhưng chính phủ lại là sự tín thác trang nghiêm của quốc dân, tức là đại diện cho nhân dân nên thật ra nợ quốc gia Nhật Bản là nợ mà người dân tự nợ chính họ. Nếu chính phủ sụp đổ, ví dụ giải tán chính phủ, thì người ôm nợ vẫn là quốc dân Nhật chứ không phải nội các hay ông thủ tướng đâu. Họ chỉ là người làm thuê cho quốc dân và được trả lương thôi chứ không gánh nợ thay.

Tóm lại là người dân bỏ tiền vào ngân hàng, ngân hàng lại cho chính phủ vay, chính phủ tiêu xài cứ cho là vì dân vì nước đi. Số tiền mà chính phủ Nhật xài chính là tiền của người dân Nhật, mà chính phủ là đại diện cho quốc dân nên người dân tự nợ người dân thôi.

Trong quá trình này, chỉ có các định chế tài chính (ngân hàng, hãng bảo hiểm, quỹ tín dụng vv) là giàu lên nhờ vào tiền của người khác và lại cho chính người khác đó vay ^^

Sở dĩ họ giàu lên là vì họ đủ năng lực tập trung được một số tiền lớn, đơn giản vậy thôi. Nếu bạn cũng làm được thế thì bạn cũng nên mở ngân hàng, trở thành định chế tài chính và làm y chang như thế. Tất nhiên là cũng phải có kiến thức và thuê chuyên gia nữa, nên vẫn cần vốn ban đầu nhất định. Sau đó thì dùng tiền của người dân để kinh doanh bằng cách cho vay lại thôi. Bản chất của ngân hàng là huy động tiền từ dân và cho vay để lấy lãi mà.

Đây là chủ nghĩa tư bản (capitalism): Chính phủ càng nợ thì các định chế tài chính càng giàu. Các định chế tài chính này và các chính trị gia lại có mối quan hệ mật thiết trong cái gọi là tầng lớp tinh hoa (elite) thượng lưu. Nên có thể coi đây là một dạng Ponzi Scheme. Ponzi Scheme của nước Nhật trị giá 10 ngàn tỷ USD.

Để so sánh thì Ponzi Scheme (lấy tiền người sau trả cho người trước) của Madoff là 50 tỷ USD, hoàn toàn chẳng thấm gì so với nước Nhật hay nước Mỹ (20 ngàn tỷ USD) cả. Nên Madoff có nói là Ponzi Scheme của tôi chẳng là gì so với của nước Mỹ.

Vậy làm sao để trả nợ?

Chính phủ Nhật khó mà in tiền trả nợ vì sẽ làm mất giá tiền yen, Nhật sẽ có lợi thế xuất khẩu và hàng hóa các nước bị cạnh tranh, nói cách khác, Nhật gây ra chiến tranh tiền tệ. Hoặc đơn giản là bị gắn nhãn thao túng tiền tệ (để có lợi cho xuất khẩu). Các nước sẽ trả đũa bằng đánh thuế hàng Nhật. Ngoài ra, việc đưa thêm tiền vào lưu thông thường phải thông qua quốc hội nên không dễ dàng. Vì nếu làm người dân nghèo đi thì họ không bầu cho đảng cầm quyền nữa, bị thất cử thì lại mất quyền lực và quyền lợi kinh tế.

Một cách khác là làm ăn sinh lời (ví dụ đầu tư công) và lấy tiền lời trả nợ. Hoặc là tăng thu thuế để trả nợ. Hoặc là cắt giảm chi tiêu, cắt giảm nhân sự để trả nợ.

Hoặc bán tài sản quốc gia để trả nợ. Nhưng việc này rất khó vì quốc hội sẽ không thông qua, lại còn dễ làm quốc dân nổi giận và bị đảng đối lập gán cho tội phản quốc (treason).

Nhưng có cần làm thế không? 

Thật ra nợ cứ để thế cũng không sao vì chỉ là nợ người dân nợ người dân thôi. Chỉ có nguy hiểm là chính phủ làm ăn tệ quá không đảo nợ được, không trả lương được do thu thuế không đủ và phải trả nợ đã vay (nợ tới hạn) thì có thể sẽ bị tê liệt, một phần hoặc toàn bộ. Người thiệt hại cuối cùng vẫn là người dân nên quốc hội sẽ lại làm cách nào đó cứu.

Và thật sự không cần trả nợ. Chỉ cần có chiến tranh lớn xảy ra thì chính phủ sẽ in tiền để chi trả cho chi phí chiến tranh, gây ra lạm phát, và nợ sẽ tự thu nhỏ rồi biến mất. Sở dĩ ngày nay 100 yen ăn 1 USD là vì Nhật Bản trải qua chiến tranh và lạm phát trong thế chiến chứ ngày xưa 1 yen rất có giá trị. Thời của Osin mà có 100 yen là mở tiệm may được rồi. Giờ 100 yen mua được chai nước thôi.

Tóm lại là chỉ cần đợi có chiến tranh lớn và in tiền ra là xong. Như thế thì không bị coi là gây chiến tranh tiền tệ, mà lúc đó có chiến tranh rồi thì cũng chẳng cần sợ ai nữa.

Vì tiền sẽ mất giá trong chiến tranh nên chỉ cần ngửi thấy "mùi" chiến tranh là người dân lập tức mua vàng hay ngoại tệ ổn định. Trong trường hợp này, chính phủ Nhật sẽ kết hối và kết kim, tức là cấm mua bán giao dịch bằng ngoại tệ, vàng, chỉ được bán cho nhà nước theo giá nhà nước định ra. Vì nếu không, người dân sẽ giao dịch bằng vàng hay ngoại tệ và đồng nội tệ của Nhật sẽ mất giá, chính phủ sẽ không dùng mua hàng hóa phục vụ chiến tranh được.

Số nợ mỗi người khác nhau

Trung bình mỗi người dân Nhật nợ 80k USD nhưng đấy là tính trung bình chứ số nợ của mỗi người khác nhau. Thật ra người sở hữu 0 yen thì lại nợ 0 yen, sở hữu càng nhiều yen thì nợ càng nhiều. Số nợ quốc gia của mỗi người tỷ lệ thuận với số tiền yen mà họ có.

Đơn giản hãy tưởng tượng thế này: Một ngày đẹp trời, chính phủ Nhật quyết định sẽ trả sạch nợ nần bằng cách ... in tiền ra trả. Vì đưa vào lượng tiền tương đương tới 10 tỷ USD nên tiền yen lập tức mất giá. Tức là giá hàng hóa tăng cao, ví dụ 30% chẳng hạn. Nhưng nếu bạn có 0 yen, thì bạn chẳng bị mất giá chút nào. Giả sử bạn không giữ yen, mà giữ USD thì do USD cũng tăng giá 30% nên bạn vẫn mua hàng được như cũ.

Chỉ cần giữ không phải tiền yen là bạn không nợ gì cả. Còn giữ càng nhiều tiền yen thì sẽ bị bốc hơi càng nhiều. Vì thế, những người sở hữu bất động sản không hề nghèo đi. Tóm lại thì người giàu thường không nghèo đi. Chỉ có tiền tiết kiệm của người dân là bốc hơi. Ngân hàng cũng không mất gì.

Vì sao đây lại là Ponzi Scheme?

Vì người khác tiêu tiền của bạn. Ví dụ một người Nhật có tiền trong ngân hàng là 10 triệu yen thì thật ra, không có 10 triệu yen trong két mà chỉ là giấy nợ (sổ ngân hàng) ghi vậy thôi. Chứ chính phủ đã xài hộ kha khá rồi, ví dụ 8 triệu yen chẳng hạn. Thật sự có thể họ chỉ còn 2 triệu yen. Như vậy thì tiền của người dân đã được "tiêu hộ" với mục đích "vì nước, vì dân" thường là để đầu tư hạ tầng quốc gia và đảm bảo an sinh xã hội.

Như vậy, số tiền tiết kiệm của người dân ở ngân hàng chỉ là ảo, nên mới gọi là Ponzi Scheme. Người Nhật bị nợ như vậy nên họ phải è cổ ra đi làm đóng thuế để trả nợ của chính họ. Nhưng chính họ lại bầu cho chính phủ thứ mà tiêu tiền của họ, vì họ hứa hẹn sẽ đảm bảo an sinh cho nhân dân.

Nếu có một đảng khác kêu gọi thắt lưng buộc bụng thì người dân lại không thích và không bầu. Họ chỉ muốn chính phủ vay tiền để chi tiền lại cho họ. Thật ngang trái. Đây là mặt trái của chế độ dân chủ vay nợ rồi dùng tiền mua phiếu. Hứa hẹn tăng phúc lợi xã hội và tăng y tế, nhưng thật ra là dùng tiền của chính người dân để làm việc này.

Tóm lại. nợ quốc gia là trách nhiệm của nhân dân, và nợ chính nhân dân, nên chẳng có gì đáng lo.
Mark

No comments:

Post a Comment