Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Friday, January 20, 2017

Người Nhật làm việc bao nhiêu ngày một năm?

Đây là con số đại khái:

≈ 240 ngày/năm

Từ đâu ra con số này?
>>Tư vấn visa lao động Nhật Bản (dành cho các bạn tim hiểu đăng ký để tư vấn du học Nhật Bản tại Saromalang)

Trước hết, so với số ngày nghỉ ở Việt Nam hiện tại (11 ngày) thì người Nhật nghỉ lễ nhiều hơn tới 16 ngày. Ngoài ra, công ty Nhật thường còn cho nhân viên ngày nghỉ lễ Obon (lễ bồn) - giống như nghỉ hè - khoảng 3 ngày nữa.

Theo luật Nhật Bản thì quy định là tuần nghỉ 1 ngày trở lên, ngày làm 8 giờ. Nhưng đại đa số công ty ở Nhật ngày nay đều nghỉ thứ 7, chủ nhật tức là nghỉ 2 ngày/tuần. Nếu đi làm vào ngày này thường sẽ được nghỉ bù vào trong tuần (ví dụ các cửa hàng tiện lợi chẳng hạn).

Như vậy nếu tính 1 năm 365 ngày (hoặc 366 ngày) thì có 52 tuần (lẻ chút), tức là 52 thứ 7 và 52 chủ nhật, tổng là 104 ngày nghỉ cuối tuần. Thêm vào ngày nghỉ lễ là 16 ngày (nếu trùng cuối tuần thì nghỉ bù vào sau đó).
Số ngày 1 năm: 365 (hoặc 366) ngày
Ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7, chủ nhật): 104 ngày
Ngày nghỉ lễ: 16 ngày
Ngày nghỉ obon (do công ty tặng): Ví dụ khoảng 3 ngày

Như vậy, nếu không tính nghỉ obon thì một năm làm khoảng 365 - 104 - 16 = 245 ngày. Thêm ngày nghỉ obon thì làm khoảng 242 ngày chẳng hạn. Tức là sẽ ra con số như trên.

Công viên Nogawa (野川公園), Choufu City, Tokyo, 
một trong những địa điểm lý tưởng để tiêu thụ ngày nghỉ.

Ngày nghỉ nhận nguyên lương

Nhưng quan trọng là: Ngày nghỉ vẫn được nhận lương, gọi là 有休 yuukyuu [hữu hưu] là gọi tắt của 年次有給休暇 nenji yuukyuu kyuuka [niên thứ hữu cấp hưu hạ] tức là nghỉ có lương theo năm. Số ngày nghỉ này sẽ phụ thuộc vào số năm làm việc liên tục của bạn tại công ty đó, quy định như sau đây.

Đối với người làm việc liên tục 6 tháng trở lên, đi làm 80% số ngày đi làm trong thời gian đó thì phải cấp số ngày nghỉ vẫn nhận lương như sau.

Số ngày nghỉ được nhận lương ở Nhật theo số năm làm việc liên tục
Số năm làm việc liên tụcSố ngày nghỉ có lương
0.510
1.511
2.512
3.514
4.516
5.518
6.5 trở lên20

Ví dụ bạn đã làm việc liên tục 0.5 năm (tức là 6 tháng) thì năm sau bạn sẽ được ngày nghỉ có lương là 10 ngày. Do đó, giả sử bạn đi làm 365 ngày - 104 ngày nghỉ cuối tuần - 16 ngày nghỉ lễ Nhật Bản  245 ngày, và lấy thêm 10 ngày nghỉ có lương thì bạn đi làm số ngày là:

365 - 104 - 16 - 10 = 235 ngày đi làm

Tức là 1 năm bạn sẽ nghỉ 104 + 16 + 10 = 130 ngày. Ai bảo người Nhật nghỉ ít nữa nào?
Nếu bạn là việc 6.5 năm liên tục trở lên thì bạn được nghỉ 20 ngày nghỉ có lương, nên chỉ cần đi làm 225 ngày/năm.

Vậy nếu bạn nghỉ quá số ngày nghỉ có lương thì sao? Đơn giản là thế này: Bạn bị trừ lương tương ứng mà thôi. Chú ý là đừng nghỉ quá 20% số ngày, nếu không bạn sẽ mất cả số ngày nghỉ có lương theo quy định pháp luật đó.

Nghịch lý không chịu nghỉ có lương của người Nhật

Vấn đề của người Nhật không phải là không có ngày nghỉ để nghỉ, mà có nhưng lại không chịu nghỉ. Có nhiều công ty cho cộng dồn ngày nghỉ năm trước sang năm sau, nhưng không cho cộng quá 2 năm. Tuy nhiên, vấn đề là người Nhật lại không nghỉ, hay không dám nghỉ.

Vì họ sợ nghỉ thì ảnh hưởng tới người khác, người này thấy người khác không nghỉ cũng không nghỉ, hay đơn giản, họ đi làm thì vui hơn ở nhà. Đây là điều mà người Việt luôn cảm thấy khó hiểu. Vì người Việt được giáo dục từ nhỏ gia đình là trên hết, dù đi đâu thì cũng phải về nhà mới vui. Người Nhật thì lại thích ở chỗ làm hơn là về nhà, nhiều khi về nhà họ cảm thấy bị lạc lõng y như người Việt lạc lõng khi phải ở lại làm việc vậy.

Nếu bạn vẫn chưa tưởng tượng được thì hãy hình dung thế này: Công ty chính là gia đình thân ái của người Nhật, còn gia đình thì lại là nơi họ cúc cung tận tụy làm việc để trả hóa đơn. Người Việt thì ngược lại, gia đình là nơi thân ái, đem lại cảm giác an toàn, vui vẻ, còn công ty là nơi è cổ ra làm kiếm tiền nuôi gia đình.

Không nên nghĩ rằng người Việt hạnh phúc hơn đứt người Nhật. Như vậy thì lại thành lấy giá trị quan áp đặt cho người khác, kiểu dân da trắng khổ lắm, tới già bị con cái "vứt" vào viện dưỡng lão rồi lại thấy khổ thân cho dân da trắng. Người da trắng là người có danh dự, không bao giờ làm phiền con cái nên họ thích như thế hơn. Họ là người theo chủ nghĩa cá nhân, có tinh thần tự lập mạnh mẽ mà, đâu có yếu đuối tới mức dựa dẫm tình cảm và bắt con cái chăm sóc y tế.

So sánh với số ngày làm việc trong 1 năm ở Việt Nam

Quy định ngày nghỉ có lương:
Người lao động sau đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương theo thời gian như sau: 12 ngày làm việc đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm; và 16 ngày làm việc đối với người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại.
Như vậy giả sử bạn nghỉ thứ 7, chủ nhật và nghỉ 12 ngày có lương, 11 ngày lễ tết Việt Nam thì số ngày đi làm là:

365 - 104 - 11 - 12 = 238 ngày đi làm/năm

Cũng tương đương với Nhật Bản. Nhưng có một số công ty vẫn làm thứ 7 hoặc nửa thứ 7 (hoặc nghỉ thứ 7 cách tuần) thì sao?

Công ty đi làm cả thứ 7: 365 - 52 - 11 - 12 = 290 ngày đi làm/năm

Công ty đi làm nửa thứ 7: 365 - 52 chủ nhật - 26 thứ bảy - 11 nghỉ lễ - 12 có lương = 264 ngày đi làm/năm

Như vậy, nếu bạn đi làm công ty nghỉ thứ 7 và chủ nhật thì đại khái là bằng người Nhật, còn nếu đi làm thứ 7 thì bạn làm nhiều hơn người Nhật khá nhiều ngày.

Nhưng dù thế nào thì người có thâm niên ở Nhật được nghỉ nhiều hơn do số ngày nghỉ tăng lên theo số năm làm việc, tối đa là 20 ngày, tức là "càng già càng sướng" theo phong cách 年功序列 nenkou joretsu [niên công tự liệt] = "sống lâu lên lão làng".

Hi vọng qua bài trên các bạn biết thêm một chút về chế độ lao động của Việt Nam và Nhật Bản thông qua so sánh, cũng như bảo vệ được quyền lợi khi đi làm.
- Mark -
Nguồn thông tin:
労働時間・休日http://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/koyou_roudou/roudoukijun/roudouzikan/index.html年次有給休暇https://ja.wikipedia.org/wiki/年次有給休暇有給休暇ハンドブックhttp://www.mhlw.go.jp/new-info/kobetu/roudou/gyousei/kinrou/dl/040324-17a.pdfBộ luật lao động (Luật số: 10/2012/QH13)http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=163542

No comments:

Post a Comment