Miễn 100% phí hồ sơ du học Nhật + Tặng 5~9 triệu/bạn

Thursday, December 29, 2016

Học đại học và cao học ngành luật tại Nhật Bản

Saromalang tư vấn con đường du học để học đại học và cao học ngành luật tại Nhật Bản. Để được tư vấn, hãy đăng ký tư vấn qua form online và S sẽ liên lạc email với các bạn. >>Xem hướng dẫn

Bạn có thể làm được gì sau khi học ngành luật tại Nhật Bản?

Điều quan trọng khi bạn học một ngành nào đó là bạn có thể làm nghề gì với kiến thức học được. Vậy học luật thì sẽ làm gì, và vì sao lại học tại Nhật Bản? Hôm nay, Saromalang sẽ trả lời câu hỏi này.

Các bạn trẻ thường hay nghĩ học luật ra thì sẽ làm luật sư để bào chữa, biện hộ. Tuy điều này không sai nhưng đó chỉ là một phần của việc học luật. Nếu học tốt ngành luật bạn có thể làm rất nhiều ngành ví dụ như tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, tư vấn thuế, làm cố vấn luật, tư vấn chính sách công, chuyên gia luật, vv và tất nhiên là làm luật sư.

Sự nghiệp mà dễ phát triển nhất đó là bạn làm tư vấn về pháp luật và thuế cho doanh nghiệp. Ví dụ, bạn vào một hãng tư vấn luật lớn, và thăng tiến dần thành chuyên gia để có thể tư vấn cho các công ty đa quốc gia về chính sách pháp luật các nước, làm sao để tiết kiệm thuế. Do đó, chuyên gia về luật thường lương rất cao vì các doanh nghiệp, nhất là tập đoàn đa quốc gia, sẵn sàng trả rất nhiều tiền cho bạn để tiết kiệm tiền thuế cho họ. Bạn sẽ được hưởng theo năng lực của bạn thay vì bán thời gian.

Với các bạn lưu học sinh tại Nhật, sau khi về nước các bạn có thể làm trong hãng tư vấn luật và thuế lớn, hoặc độc lập và phát triển văn phòng tư vấn luật và thuế vụ riêng của mình, với đối tượng là doanh nghiệp Nhật làm ăn tại Việt Nam. Bạn xử lý vấn đề pháp luật cho họ và nhận tiền công tương ứng.

Đại học Waseda - đại học tư lập nổi tiếng tại Tokyo.

Vì sao và làm thế nào để học ngành luật tại Nhật Bản?

Wednesday, December 28, 2016

Thời gian tâm lý (psychological time)

Chúng ta đã bàn về thời gian vật lý (physical time), vậy còn thời gian tâm lý?

Ví dụ thế này: Bạn đang chơi game mà bạn yêu thích thì thời gian trôi rất nhanh, còn bạn đang ở trên giảng đường đại học thì bạn có thể đếm được từng giây. Khi làm việc yêu thích và khi bạn cảm thấy vui thì thời gian trôi tương đối nhanh, ngược lại, thì lại trôi tương đối chậm.

Thời gian vật lý vẫn trôi như cũ thôi. Nhưng cảm giác khác nhau. Một người bận rộn cảm giác cuộc đời ngắn hơn là một người nhàn rỗi. Người vô công rồi nghề là cảm nhận cuộc đời dài lê thê nhất. Sở dĩ tôi chọn cuộc sống bận rộn là để cho cuộc đời ngắn lại (make life shorter). Chúng ta có thể điều chỉnh thời gian cuộc đời thông qua mức độ bận rộn.

Bạn chỉ làm thế nếu học tập để có năng lực tốt để điều chỉnh được mức bận rộn. Vì nếu không, cuộc đời của bạn lại do người khác định đoạt, bạn cảm thấy chán, nên cảm thấy đời dài lê thê. Đó là trường hợp làm công ăn lương chỉ để lo cơm áo gạo tiền, vì công việc chán, nên thời gian làm việc cảm thấy rất dài, tới hết giờ làm là dọn đồ trong ... 30 giây, vừa thấy mặt trong phòng phút sau đã thấy ở bãi gửi xe lấy xe về.

Thời gian tâm lý thường bị méo mó

Thời gian tâm lý và sự nôn nóng

Tuesday, December 27, 2016

Thời gian vật lý

Một ngày có đúng 24 giờ, 1440 phút, 86400 giây? Và tại sao?

Thời gian là một khái niệm vô cùng quan trọng, không chỉ trong vật lý học mà còn trong cuộc đời. Quan hệ giữa bạn và thời gian sẽ góp phần quyết định bạn có hạnh phúc hay không, vì thế, chúng ta cần học về thời gian. Hơn nữa, học vấn còn là niềm vui lớn nhất trong cuộc đời.

Trước hết, căn bản của thời gian là thời gian vật lý, một cách khách quan. Bạn cần phân biệt với "thời gian tâm lý", là thời gian mang tính chủ quan, mà tôi sẽ bàn sau. Thời gian là một trong những đơn vị quan trọng của vật lý học (một trong bảy đơn vị cơ bản hệ SI).

Một giây là gì?

Sunday, December 25, 2016

Cách chọn nước mắm, cách tự làm nước mắm

Phiên bản mới nhất (2019): Nước mắm chính luận (để mua và kiểm tra nước mắm tốt)

Học ngôn ngữ cũng là học văn hóa. Trong văn hóa thì văn hóa ẩm thực rất quan trọng. Người phương tây có câu nói:

Bạn là thứ mà bạn ăn vào.
You Are What You Eat

Người có phẩm cách cao thì ăn đồ ăn chất lượng cao (good food). Vì thế họ không thể ăn thực phẩm mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc, hay người bán hàng không đáng tin cậy. Đây là lý do mà đàn ông da trắng, đàn ông Nhật đi làm quần quật để nuôi gia đình: Để có thực phẩm tốt.

Ở Nhật thì người ta quan niệm (luật ngầm) trong xã hội thế này: Bạn phải ăn ngon và dinh dưỡng tốt mới là người lương thiện.

Đó cũng là lý do mà người phương tây hay người Nhật sẽ đánh giá người khác qua bắt tay, vì bàn tay không thể nói dối về dinh dưỡng (mặt thì có thể làm căng, botox, mỹ phẩm, ...). Một người có dinh dưỡng tốt nghìa là biết chăm sóc bản thân và thường có nền tảng giáo dục tốt, sẽ là người đáng tin cậy hơn.

Nước mắm bán tại siêu thị Việt Nam.
Tiêu chí lựa chọn: % cá cơm càng cao càng tốt, giá cũng càng cao càng ngon.

Cách chọn nước mắm

Vì sao con người không thể quay về quá khứ?

Quay về quá khứ, sửa chữa sai lầm, sống cuộc đời khác ... nghe có vẻ ngọt ngào với những người ... đang không hạnh phúc. Nhưng điều này là bất khả thi, chưa ai làm được và cũng không có ai sẽ làm được. Không chỉ không thể quay về quá khứ, con người cũng không thể đi tới tương lai mà bị kẹt cứng ở thời điểm hiện tại. Vì thế, con người mơ mộng. Họ mơ mộng về quá khứ, mơ mộng về tương lai, bằng một công cụ gọi là ý thức.

Mơ mộng, thật tuyệt vời, lại là thứ quyết định tương lai của con người: Tùy theo mức độ mơ mộng có khả thi hay không mà tương lai một người có xán lạn hay không. Ngược lại, những người mơ mộng kém thường chỉ bị vỡ mộng và thất bại. Vì thế, con người nuôi dưỡng tâm hồn để có thể có ước mơ đúng đắn mà mơ mộng.

Điều gì cản trở con người quay về quá khứ sửa chữa sai lầm?

Saturday, December 24, 2016

"Thoát mắm luận"

Nước mắm là một món gia vị ngon. Người Nhật cũng dùng nước mắm nhưng không nhiều mà chủ yếu là dùng nước tương Nhật Bản shoyu và một số nước tương khác. >>Gia vị Nhật Bản
Trong tiếng Nhật nước mắm gọi là 魚醤 [gyoushou, ngư tương] hay フィッシュソース [fisshu soosu, fish sauce]. Đôi khi gọi theo tiếng Thái là ナンプラー nanpuraa hay tiếng Việt ヌクマム [nukumamu, nước mắm].

Vậy vì sao "thoát mắm luận"? Chỉ để cho vui, và ngày nay thì còn vì lý do sức khỏe. Ngày xưa người Nhật đã đề ra "thoát Á luận" 脱亜論 datsuaron để thoát khỏi châu Á và nho giáo, thực hiện "phú quốc cường binh" (富国強兵 fukoku kyouhei) xây dựng nên một nước Nhật hùng mạnh.

"Thoát mắm luận", gọi là 脱マム論 datsumamuron thì để cho vui và trải nghiệm phong phú hơn.

Ngoài ra, ngày nay thì cá không còn an toàn lắm nữa vì nước biển có thể ô nhiễm kim loại nặng. Kim loại nặng khi hấp thu vào cơ thể sinh vật thì sẽ không bao giờ phân hủy dẫn tới nhiều căn bệnh trầm trọng ví dụ như bệnh Minamata do ô nhiễm công nghiệp tại Nhật Bản. Nước Nhật cũng trải qua công nghiệp hóa và sông ngòi bị ô nhiễm kim loại nặng, tới giờ vẫn chưa khắc phục hoàn toàn.

Hơn nữa, còn bị rủi ro đạo đức: Khi cá chết hàng loạt, bạn không chắc là cá sẽ được tiêu hủy hay bán lại cho thương lái để ... làm nước mắm.

Hiện nay, còn xuất hiện ồ ạt nước mắm công nghiệp chủ yếu pha chế hóa chất và giá thành rẻ hơn, cũng có vị ngọt đạm chèn ép nước mắm làm từ cá truyền thống nữa.

Vì thế, thoát mắm luận là có ý nghĩa. Dù nước mắm truyền thống làm từ cá rất ngon, nhưng đến lúc chúng ta cần có "second choice" (lựa chọn thứ hai) để phòng bị.

Làm sao để "thoát mắm"?

Friday, December 23, 2016

Tuyển sinh và tư vấn học bổng du học Nhật Bản kỳ tháng 7 và tháng 10 năm 2017

Thông báo lịch tuyển sinh và tư vấn học bổng du học Nhật Bản
Kỳ tháng 7: Đăng ký sơ bộ trước ngày 5 tháng 1, 2017, phỏng vấn, chọn trường, làm hồ sơ trong tháng 1

ĐĂNG KÝ VÀ CHỐT TRƯỜNG SỚM NHẬN ƯU ĐÃI 100% PHÍ HỒ SƠ.

Lịch cụ thể đợt 1 (dành cho các bạn đăng ký sớm để được ưu đãi phí hồ sơ tối đa)
Đăng ký với Saromalang: Ngày 5 tháng 1
Phỏng vấn tìm hiểu trường: Dự định ngày 11 tháng 1
Chú ý: Giai đoạn phỏng vấn, tìm hiểu trường, chưa quyết định chọn trường ngay.

Lịch cụ thể đợt 2: Sẽ thông báo sau.


Kỳ tháng 10: Đăng ký sơ bộ trước tháng 3, 2017, phỏng vấn, chọn trường, làm hồ sơ trong tháng 4
Có thể đăng ký ngay từ giờ và nên đăng ký sớm để chắc chắn được trường nhận.

Xem lịch làm hồ sơ du học tại: Schedule

Điều kiện du học và tiếng Nhật

Phải học tiếng Nhật 200 giờ trở lên và bằng N5 hoặc JTEST F trở lên. >>Điều kiện du học

Đăng ký ưu đãi miễn giảm chi phí hồ sơ du học

Dành cho các bạn đăng ký sớm tại một số trường liên kết.
>>Chi tiết

* TỐI ĐA LÊN TỚI 100% *
Chỉ dành cho các bạn đăng ký sớm và hồ sơ tiếng Nhật tốt.

Nội dung tư vấn

Khóa học tiếng Nhật tại trường Nhật ngữ (tối đa 2 năm).
Khóa hoc sự bị đại học (bekka) tại đại học Nhật Bản.
Cách thi đại học, cao học, nghiên cứu sinh, ... tại Nhật.
Cơ hội nhận học bổng tại Nhật.
>>Chi tiết


Câu nói nổi tiếng về "ước mơ" của người Nhật

夢のある者には希望がある。
希望のある者には目標がある。
目標のある者には計画がある。
計画のある者には行動がある。
行動のある者には実績がある。
実績のある者には反省がある。
反省のある者には進歩がある。
進歩のある者には夢がある。
Ở người có ước mơ thì có hi vọng.
Ở người có hi vọng thì có mục tiêu.
Ở người có mục tiêu thì có kế hoạch.
Ở người có kế hoạch thì có hành động.
Ở người có hành động thì có thành tích (thực tiễn).
Ở người có thành tích thì có sự rút kinh nghiệm.
Ở người có sự rút kinh nghiệm thì có tiến bộ.
Ở người có tiến bộ thì có ước mơ.

Câu nói của 吉田貞雄 Yoshida Sadao, (日本の寄生虫学者 / 1878~1964) nhà ký sinh trùng học người Nhật

Khi đi du học thì học ngôn ngữ là một chuyện, nhưng quan trọng hơn là học văn hóa và tư tưởng. Người Nhật có nhiều tư tưởng hay vì họ thực sự là những người lao động miệt mài. Họ ít đấu tranh chính trị, đấu tranh xã hội hay đấu tranh giai cấp mà chỉ miệt mài vào công việc lao động của bản thân mà thôi. Vì thế, ở Nhật không có cách mạng mấy. Ngày nay, cùng với Anh quốc, Nhật vẫn là nước quân chủ theo chế độ quân chủ lập hiến.

Những câu nổi tiếng thì thường được gọi là 名言 meigen [danh ngôn]. Câu trên nói về vòng lặp tốt, hay vòng tuần hoàn tốt, tiếng Nhật gọi là 好循環 koujunkan [hảo tuần hoàn]. Ngược lại với "hảo tuần hoàn" là vòng xoáy xấu (vicious circle) tiếng Nhật gọi là 悪循環 akujunkan [ác tuần hoàn]. Ví dụ vòng luần quẩn khi vay tiền du học.

Tóm lại thì con người cần có ước mơ mới có đủ động lực để hành động. Khi không có ước mơ, con người sẽ chỉ tư lợi và coi bản thân lên trên hết. Và đây cũng là một vòng xoáy, khi đã rơi vào vòng xoáy này thì càng ngày sẽ càng phải tư lợi hơn.

Để có ước mơ thì lại cần phát triển tâm hồn từ nhỏ. Tức là sinh ra trong gia đình có giáo dục, công chính (không tư lợi), cha mẹ tôn trọng con cái, tạo không gian riêng để phát triển nhân cách và tâm hồn, và được tạo điều kiện để tự do học tập.

Các câu ở trên là nói về cơ chế của ước mơ. Đây là con gà và quả trứng, không quan trọng thứ gì có trước, thường chỉ là sự tiến hóa không ngừng. Bạn cũng nên tìm hiểu về cơ chế ikigai (niềm vui sống).

Chú ý là không vì biết câu này mà bạn sẽ có ước mơ. Đây chỉ là để tìm hiểu về cách tư duy của người Nhật mà thôi. Để có ước mơ thì bạn phải là người công chính, tức là không tư lợi. Nghĩa là, rèn luyện đạo đức "thực" là rất quan trọng (phân biệt với kiểu đạo đức "giả" thiên về đạo đức cao siêu hay hô khẩu hiệu cho người khác, còn bản thân vẫn vượt đèn đỏ và xả rác).

Saturday, December 17, 2016

"Tại sao chúng ta nghèo": Bệnh nghỉ tết

Trong bài Tư duy giàu - tư duy nghèo Saromalang đã giới thiệu cuốn "Tại sao chúng ta nghèo" của Henry Ford. Trong bài này sẽ nói về bệnh nghỉ tết của người Việt.

Về số ngày nghỉ mà nói, người Việt có ngày nghỉ ít hơn người Nhật. Tuy nhiên, số ngày thực sự nghỉ do tự nghỉ lại lớn vượt trội. Nền kinh tế Việt Nam giống như là nền kinh tế "định hướng tết" (Tet-oriented economy):

Mất khoảng 1 - 2 tháng kiếm tiền chạy tết
Ăn tết khoảng 1 tuần: Thời gian phá sức
Mất khoảng 1 - 2 tháng để hồi sức sau khi đã phá sức dịp tết

Ngoài ra, người Việt còn kiêng cả làm ăn vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) nên mất thêm 1 tháng nữa.

Do đó, thời gian làm việc của người Việt chỉ tầm 9 tháng/năm. Nhưng người Việt cũng chỉ năng nổ và nhiệt tình trong thời gian kiếm tiền ăn tết thôi, chứ các tháng còn lại cũng làm việc uể oải cầm chừng thôi. Giá mà tháng nào cũng là tết thì tốt biết mấy.

Vườn cây cảnh đón tết. Ảnh: Zing.

Nguyên nhân sâu xa của bệnh nghỉ tết

Mức lương mà các bạn biết tiếng Nhật kỳ vọng

Nếu có tiếng Nhật N1 (JLPT) thì có thể kỳ vọng mức lương bao nhiêu khi đi làm?

Tiếp theo loạt bài Làm sao để có mức lương 1000 USD tại Việt NamKỹ năng cốt lõi.
Mục đích học tiếng Nhật của phần lớn các bạn, ngoài chuyện đam mê ra thì còn một mục đích tối quan trọng là tiền lương khi đi làm. Trong bài trước tôi có nói về làm sao để biết tiếng Nhật kiếm 1000 USD/tháng, đó là: Trình độ A+, tức là thi N1 làm đúng 93% trở lên. Đây mới chỉ là điều kiện cần. Bạn còn cần cả điều kiện này:

Biết tối thiểu 20,000 từ vựng tiếng Nhật

Đây là vốn từ tối thiểu để có thể làm công việc dịch thuật.

Trong bài này, Saromalang sẽ nói về mức lương mà các bạn biết tiếng Nhật kỳ vọng (hay có thể kỳ vọng) khi xin việc đi làm. Chú ý là, đây chỉ là mức lương dành riêng cho năng lực tiếng Nhật và chỉ là mức kỳ vọng của người lao động. Nhà tuyển dụng còn đánh giá theo tiêu chí tổng hợp để đưa ra đề nghị cho bạn. Về các trình độ tiếng Nhật (N1, N2, N3, N4, N5) thì hãy tham khảo về kỳ thi năng lực Nhật ngữ JLPTkỳ thi tiếng Nhật thực dụng J.Test.

Mức lương kỳ vọng của người trình độ tiếng Nhật N1

Friday, December 16, 2016

Ngày tết ăn bánh chưng Nhật Bản và cách viết "niên hạ trạng"

Người Nhật cũng ăn tết, nhưng chỉ ăn tết dương lịch kể từ thời Minh Trị duy tân. Các tập tục khác thì họ vẫn ăn như truyền thống, đặc biệt là đồ ăn tết gọi là おせち料理 osechi ryouri [お節料理 o-tiết liệu lý].

Ví dụ đồ ăn Tết Nhật Bản [お節料理 o-tiết liệu lý]

"Phải chăng chữ 'Tết' trong tiếng Việt là từ chữ hán  Tiết mà ra?"
- Saromalang -

Ngày một 1 tết (dương lịch) vẫn gọi là 元旦 gantan [nguyên đán] (Xem Năm mới của người Nhật).

Vậy bạn nên ăn gì vào dịp Tết?


Trước hết là món lẩu Nhật Onabe với chủng loại đa dạng. Bài tập cho kỳ tết này là tự làm và ăn món nồi lẩu miso hàu カキの土手鍋 kaki no dotenabe nhé (Xem ảnh ở bài Năm mới của người Nhật).

Nhưng nếu bạn nhớ nhà, thì bạn cũng có thể ăn "bánh chưng" ở Nhật, rất ngon, gọi là ちまき chimaki [粽, tống]. Xem hình ảnh của Chimaki tại Yurica Life.

Chimaki - bánh chưng Nhật gốc gác Trung Hoa

Chúc tết và viết "niên hạ trạng" (nengajou thiệp chúc mừng năm mới)

Tết năm trước Saromalang đã hướng dẫn cách chúc mừng năm mới tiếng Nhật, tết này bạn vẫn xài được. Nhưng có cách nào chúc mừng năm mới mà sáng tạo (innovative) hơn không? Không có công thức chung mà phải viết cụ thể (specific) cho từng trường hợp cụ thể và phải đánh trúng tâm lý đối phương. Bạn cần chúc họ đúng thứ họ mong muốn trong năm tới, khéo léo để "guide" họ đạt được mục đích đó.

Ví dụ: Chúc mừng năm mới bạn. Chúc bạn năm sau sẽ được toại nguyện ước mơ đi du học Nhật Bản. Hãy cố gắng đạt mục tiêu 1000 chữ kanji cho tới lúc đó nhé.

Năm nay, Saromalang sẽ hướng dẫn các bạn cách viết "niên hạ trạng". Niên hạ trạng được bán khắp nơi và bưu điện cũng cung cấp dịch vụ niên hạ trạng được gửi đến đúng ngày tết hay ngày giờ bạn chỉ định. Tôi chưa bao giờ viết niên hạ trạng mặc dù nhận thì khá nhiều.

"Niên hạ trạng" 年賀状 nengajou là thiệp mừng năm mới ở Nhật.

Cách viết đơn giản nhất, ví dụ cho Takahashi là như thế này:

Wednesday, December 14, 2016

Tư duy giàu vs. tư duy nghèo

"Không ai thật sự giàu. Ai cũng nghèo. Chỉ có nhân loại là giàu. 
Và ai cũng ít nhất một lần phá sản: Cái chết."
- Mark -

Khi bước chân vào đời, ai cũng chỉ hai bàn tay trắng. Khi bạn chết, bạn phá sản. Vậy luận giàu nghèo để làm gì? Không có người thật sự giàu hay thật sự nghèo. Khi nói tới người nghèo thì tôi cũng nằm trong số đó. Nhưng dường như, luận về giàu nghèo lại chỉ dành cho người giàu: Người nghèo lại thường tránh nói về cái nghèo nhất, hoặc dùng cái nghèo để đánh vào lòng thương hại, kêu gọi sự bố thí của người khác.

Vậy điểm khác nhau lớn nhất của con người là gì? Theo tôi đó là việc phân hóa ra thành hai dạng người:
(1) Tư duy giàu
(2) Tư duy nghèo

Một trong các cuốn sách nổi tiếng gần đây là "Cha giàu, cha nghèo" (Rich dad, poor dad):


Khi tác giả muốn quyết định cuộc đời mình thì ông ấy tham khảo hai người cha (cha ruột là trí thức, cha nuôi là nhà kinh doanh). Cái hay là thế này:

Lúc đó thì cha giàu lại chưa giàu và cha nghèo thì không nghèo, lại được xã hội trọng vọng.

Cha nghèo xem ra sống sung túc hơn, phụ thuộc vào hệ thống. Còn cha nghèo thì làm việc miệt mài kiếm từng xu lẻ. Cha nghèo nói những điều có vẻ cao đẹp và xa lánh chuyện tiền bạc. Còn cha giàu thì nói về giá trị, mối quan hệ của lao động và tiền bạc.

Thậm chí, khi đi làm cho cha giàu, tác giả chỉ được trả có nửa lương so với người khác chỉ vì "muốn học về tiền bạc". Thế thì khác gì bóc lột sức lao động?

Khi nói về tư duy giàu và tư duy nghèo thì bạn phải nhớ là:
Điều 1: Chưa chắc người tư duy giàu đã giàu.
Điều 2: Chưa chắc người tư duy nghèo đã nghèo.

Thật ra, khi còn trẻ, người tư duy nghèo lại thường tích lũy được nhiều hơn người tư duy giàu, vì thế, tính vì giá trị tuyệt đối, người tư duy nghèo giàu hơn.

Ở Việt Nam thì đa số là tư duy nghèo: Cực kỳ tiết kiệm, tới mức tơi tả. Trên báo chí có rất nhiều tấm gương ca ngợi nhờ tiết kiệm ăn mặc mà mua được nhà lầu xe hơi. Càng tiết kiệm, ăn càng ít thì càng thành gương sáng. Họ có thể đi làm công ty nước ngoài, lương cao, nhưng vẫn cố gắng ăn mặc thật tàn tạ để tích lũy. Chuyện mua máy lạnh nhưng tiếc tiền điện thì khỏi cần nói.

Hãy ví dụ về bạn đồng môn, một anh A và một anh B. Anh A thì cực kỳ tiết kiệm, không bao giờ mua đồ gì mới, cố gắng thuê nhà càng nhỏ càng tốt. Ngược lại, anh B thì lại chăm chỉ đi du lịch và cố gắng ăn càng ngon càng tốt. Hai anh đều tốt nghiệp cùng trường, đều làm công ty nước ngoài (thì lương mới cao, chứ làm cho công ty VN thì đời nào khá).

Sau 5, 10 năm đi làm, anh A tích lũy rất nhiều, anh B hầu như không tích lũy gì mấy. Anh A có thể mua nhà chung cư sau 10 năm đi làm, sau đó làm lại từ đầu.

Tóm lại, anh A giàu hơn anh B. Không có nghĩa là anh A tư duy tiền bạc tốt hơn anh B. Anh A đầu tư vào nhà cửa, vào chính tiền bạc, làm mọi thứ để tích lũy nhiều hơn. Anh B đầu tư vào bản thân và các cơ hội kiếm tiền.

Không thể nói ai sẽ giàu hơn. Đơn giản là cách tư duy khác hẳn nhau. Một người cố gắng tiết kiệm càng nhiều càng tốt, khi có tiền rồi thì nhất quyết không tiêu xài mà gửi chặt trong ngân hàng để nó tiếp tục sinh sôi thêm. Một người thì đầu tư cho chất lượng cuộc sống và sự sáng tạo, vì thế tích lũy chỉ vừa đủ, không thể mua nhà.

Khác biệt lớn nhất giữa tư duy giàu và tư duy nghèo

Saturday, December 10, 2016

Học cao học chuyên ngành dinh dưỡng thực phẩm tại Nhật Bản

Thông tin học cao học về dinh dưỡng thực phẩm tại Saitama, Nhật Bản. Dành cho các bạn (nam/nữ) đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành dinh dưỡng, thực phẩm, chế biến thực phẩm vv tại Việt Nam.

Đăng ký tư vấn để được tư vấn chi tiết hơn về học cao học chuyên ngành dinh dưỡng thực phẩm tại Nhật Bản.

Ảnh: Đại học Jumonji.

Thế nào là học cao học?

Bạn sẽ tập trung đọc luận văn đã có, tìm đề tài và nghiên cứu để tạo ra thành quả nghiên cứu để viết luận văn. Cao học không phải là "học" mà là "nghiên cứu". Bạn bắt buộc phải viết luận văn khoảng 30 trang trở lên sau 2 năm học (thạc sỹ) và phát biểu để tốt nghiệp. Luận văn phải là kết quả chưa từng có trong quá khứ, không được sao chép lại nghiên cứu của người khác.

Thời gian học cao học chủ yếu sẽ dành cho việc tìm đề tài và nghiên cứu nên cũng có thể gọi là "công việc nghiên cứu". Bạn sẽ ít lên lớp học mà chủ yếu dành thời gian trong phòng nghiên cứu (thuộc một giáo sư nào đó).
>>Tham khảo: Học cao học ngành tâm lý học tại Nhật Bản
Xem ví dụ đề tài nghiên cứu ở cuối bài.

Thông tin chung về ngành học

Địa điểm: Saitama, Nhật Bản (giáp Tokyo)
Trường cao học: Đại học Jumonji
Khoa nghiên cứu cuộc sống con người - Chuyên khoa dinh dưỡng thực phẩm
Thời gian học:
- Thạc sỹ: 2 năm
- Tiến sỹ: 3 năm

Ảnh: Đại học Jumonji.

Số lượng tuyển sinh và thi đầu vào

Khóa thạc sỹ:
Số lượng: 5 người (nam, nữ)
Chú ý mặc dù là đại học nữ sinh nhưng cao học thì tuyển cả nam lẫn nữ.

Lệ phí thi: 35,000 yen. Miễn phí cho lưu học sinh.

Nội dung thi cho lưu học sinh:
Hồ sơ học lực
Thi viết: Thi một một chuyên môn và nộp "bản kế hoạch nghiên cứu"
>>Cách thi cao học tại Nhật Bản

Học phí

Phí nhập học: 100,000 yen
Học phí 1 năm: 600,000 yen
Cơ sở vật chất, thiết bị: 50,000 yen
Phí thí nghiệm thực hành: 100,000 yen
*Phí nhập học chỉ đóng năm đầu.

Mục tiêu đào tạo và triết lý giáo dục

Ikigai là gì?

Ikigai là một từ tiếng Nhật, nguyên gốc là 生き甲斐 [sinh - giáp phỉ]. Có nhiều cách dịch như là lý do (ai đó) sống, lý do tồn tại, lý do để bạn thức dậy vào buổi sáng. Theo tôi thì "ikigai" có nghĩa là "niềm vui sống" - tương tự như niềm vui làm việc "yarigai" mà tôi đã bàn trước đây. Đây là định nghĩa của tôi:

IKIGAI = LẼ SỐNG (NIỀM VUI SỐNG + Ý NGHĨA SỐNG)

Ở Nhật thì Ikigai được coi là rất quan trọng, mỗi người phải tìm "Ikigai" cho mình. Ikigai giống như là ý nghĩa cuộc sống, riêng biệt cho từng người.

Đây là sơ đồ nổi tiếng mà chắc nhiều bạn đã biết. Nguyên bản là của Andrés Zuzunaga xuất bản trong cuốn "Qué harías si no tuvieras miedo" tiếng Tây Ban Nha năm 2012.

"Ikigai" by Andrés Zuzunaga

Trong sơ đồ trên:
That which you love = Thứ mà bạn yêu thích
That which you are good at = Thứ mà bạn giỏi
That which the world needs = Thứ mà thế giới cần
That which you can be paid for = Thứ mà bạn có thể được trả tiền

Tức là để tìm được niềm vui sống ikigai thì bạn phải làm một việc X gì đó (gọi là nhân tố x) phải thỏa mãn 4 yếu tố: Yêu thích + Giỏi giang + Mọi người cần + Kiếm được tiền.

Nếu chỉ đam mê mà không thành công thì vẫn sẽ không có niềm vui sống. Nếu không kiếm được tiền thì bạn sẽ phải bỏ cuộc.

Trong sơ đồ trên thì Passion là Đam mê, Mission là Sứ mệnh hay Nhiệm vụ.
Profession và Vocation khác nhau gì?
Profession là sự chuyên nghiệp còn Vocation đơn giản chỉ là nghề nghiệp.

Nếu bạn kiếm được tiền nhờ công việc mà bạn giỏi thì bạn chuyên nghiệp (Profession). Còn nếu bạn chỉ làm công việc bạn không giỏi, nhưng kiếm được tiền vì mọi người cần thì gọi là nghề nghiệp (Vocation). Ví dụ, bạn không cần giỏi để trông xe, quét rác, làm công việc chân tay, v.v... Đơn giản chỉ là nghề nghiệp và có thể kiếm tiền.

Tôi tóm tắt lại thì Ikigai = Yêu + Giỏi + Cần + Tiền.

Phần trên chỉ là tóm tắt lại cái mà bạn đã biết. Nhưng quan trọng là ikigai thì có gì quan trọng?

Trả lời: Chẳng có gì quan trọng, chỉ là một khái niệm và quan trọng là câu hỏi "Ikigai của tôi là gì?" tương tự với "Ý nghĩa của cuộc sống của tôi là gì?"

Nếu bạn thật sự muốn sống tốt, bạn phải tìm được ikigai (niềm vui sống + ý nghĩa sống) cho bản thân.

Ikigai và chuyện du học

Thursday, December 8, 2016

Kỹ năng cốt lõi hay kỹ năng riêng biệt

Trong bài trước tôi có nói về sự nhầm lẫn chết người khi người làm công ăn lương cố gắng học thêm bằng cấp, chứng chỉ với mục đích tăng lương vì tiền lương không phải là phép cộng. Vậy thì, phải chăng là cuối tuần bạn chỉ nên chơi và không nên học thêm bất kỳ kiến thức nào?

[Thông tin du học]Nếu muốn thành công về tài chính thì bắt buộc phải giỏi kinh tế học. Tôi thích kinh tế học và thích tư vấn về kinh tế học cho các bạn mong muốn du học Nhật Bản. Các bạn nào có đam mê về kinh tế, kinh doanh, thương mại thì hãy đọc bài viết về 3 nhóm ngành kinh tế tại Nhật.
Để lập chiến lược học kinh tế tại Nhật, chọn trường, các chú ý khi thi cử vv thì sẽ tư vấn tại Saromalang dành cho các bạn có ý định du học thật sự bằng cách đăng ký tư vấn.


Không phải như vậy. Bạn vẫn nên mở rộng kiến thức, học thêm kỹ năng nhưng hãy hiểu là sẽ không giúp bạn tăng lương mấy.

Bất kỳ ai muốn sống tốt và an toàn thì đều phải duy trì việc học tập cả đời. Kể cả khi bạn đã thành công mà bạn dừng lại thì rất dễ lạc hậu và có thể bị vượt qua. Các tập đoàn lớn sụp đổ, doanh nhân thành đạt sa cơ lỡ vận vv là vì họ không tiếp tục học sau khi đã thành công.

Vậy thì học gì để tăng lương?

Monday, December 5, 2016

Tiền lương không phải là phép cộng: Phép tính sai chết người của bạn trẻ làm công ăn lương

Tiền lương có phải là phép cộng không? Ví dụ nếu có kỹ năng cứng về IT thì lương 500 USD, có tiếng Nhật N1 thì lương 500 USD, vậy vừa có kỹ năng cứng về IT vừa có tiếng Nhật thì lương sẽ là 1000 USD?


[Thông tin du học]Nếu muốn thành công về tài chính thì bắt buộc phải giỏi kinh tế học. Tôi thích kinh tế học và thích tư vấn về kinh tế học cho các bạn mong muốn du học Nhật Bản. Các bạn nào có đam mê về kinh tế, kinh doanh, thương mại thì hãy đọc bài viết về 3 nhóm ngành kinh tế tại Nhật.
Để lập chiến lược học kinh tế tại Nhật, chọn trường, các chú ý khi thi cử vv thì sẽ tư vấn tại Saromalang dành cho các bạn có ý định du học thật sự bằng cách đăng ký tư vấn.


Hoặc là trình độ tiếng Nhật A+ lương 800 USD, kỹ năng IT lương 400 USD, vậy có hai kỹ năng này lương 1200 USD?

Thực sự thì lương bạn vẫn chỉ là 800 USD mà thôi. Nhiều bạn đi làm công ty thường hiểu sai về cách tính tiền lương như thế này. Vì thế, để tăng lương, họ tranh thủ cuối tuần học kế toán, học MBA, học thêm kỹ năng vv nhưng cuối cùng lương không tăng mấy. Có tăng thì cũng tăng ít thôi.

Ví dụ: Tiếng Nhật N1 và đại học sẽ được trả khoảng 500 USD (10 triệu đồng).  Tiếng Nhật N1 thì được trả tầm 400 - 450 USD, đại học thì tầm 200 - 400 USD, lẽ ra là 600 - 850 USD nhưng thực tế công ty Nhật sẽ trả tầm 500 USD.

Vì sao lại "bất công" như thế?

Saturday, December 3, 2016

Làm sao có mức lương 1000 USD tại Việt Nam?

Tôi có tính chi phí sinh hoạt cần thiết tại thành phố lớn VN là 800 USD và trong bài này bàn về việc: Học gì làm gì để có mức lương 1000 USD tại Việt Nam.


[Thông tin du học]Nếu muốn thành công về tài chính thì bắt buộc phải giỏi kinh tế học. Tôi thích kinh tế học và thích tư vấn về kinh tế học cho các bạn mong muốn du học Nhật Bản. Các bạn nào có đam mê về kinh tế, kinh doanh, thương mại thì hãy đọc bài viết về 3 nhóm ngành kinh tế tại Nhật.
Để lập chiến lược học kinh tế tại Nhật, chọn trường, các chú ý khi thi cử vv thì sẽ tư vấn tại Saromalang dành cho các bạn có ý định du học thật sự bằng cách đăng ký tư vấn.


Nhiều bạn trẻ, nhất là các bạn du học, cho rằng nếu đi du học về mà không được lương 2000 USD thì không đáng làm. Theo tôi thì khoảng trống ("gap") giữa mong muốn và thực tế cách nhau quá xa. Khi đi xin việc, phần lớn các bạn sẽ vỡ mộng.

Ở Nhật, khi tốt nghiệp đại học đi xin việc thì lương tầm 200,000 yen (tức là 2,000 USD), theo mặt bằng chung. Tùy công ty mà sự tăng lương, thưởng cuối năm khác nhau, dẫn tới thu nhập năm (gọi là 年収 nensyuu) khác nhau. Quan trọng không phải là tiền lương tháng, mà là thu nhập năm.

Ở Việt Nam, khi bạn tốt nghiệp đại học đi làm thì dải lương là tầm 200 ~ 300 USD, thậm chí nhiều cử nhân, kỹ sư thất nghiệp. Đi làm công nhân lương 300 USD ~ 500 USD còn cao hơn cả cử nhân là do cơ cấu của nền kinh tế VN như tôi đã phân tích trước đây.

Vì thế để có mức lương 1000 USD là rất khó.

Đây là đề nghị (offer) cho công việc tại công ty Nhật với thu nhập 12000 USD/năm (1k/tháng):
Tuyển người biết tiếng Nhật, có thể dịch Việt Nhật ở mức độ thông dịch thương mại (thông dịch business), đã từng có kinh nghiệm thông dịch hoặc từng làm trong công ty Nhật. Có thể đọc viết tiếng Nhật, gõ được tiếng Nhật (kanji, hiragana, katakana). Sử dụng thành thạo Office (Word, Excel). Làm tại quận 1, 8 tiếng/ngày, nhân viên chính thức. Lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp. 
Đây là tuyển dụng thực tế. Vậy làm sao để có thể xin được công việc như thế này?

Trước hết, tiếng Nhật của bạn phải ở trình độ thương mại (business) và có thể dịch nói (thông dịch) trôi chảy, cũng như dịch viết tốt, viết tiếng Nhật tốt, sử dụng Office thành thạo, sẵn sàng làm mọi công việc được giao. Làm ở công ty Nhật thì bạn phải chấp nhận làm quá giờ (overtime). Bạn phải viết business email, làm đơn đặt hàng, báo giá, giao tiếp với khách hàng Nhật, vv.

Công việc trên trình độ N1 sẽ không đủ để thực hiện mà cần tiếng Nhật thật sự giỏi (tức là phải có kinh nghiệm dịch sẵn hoặc đã từng làm ở công ty Nhật) cũng như các kỹ năng khác (như Office, kỹ năng về kinh tế, lập hóa đơn, viết hợp đồng chẳng hạn).

Như vậy thì để có mức lương khởi điểm "chỉ" 1000 USD là đã không dễ dàng gì, có khi lấy mất của bạn vài năm (thường là 5 năm trở lên) tích lũy kinh nghiệm. Nói điều này là để các bạn không bị ảo giác, từ đó mà tính toán tương lai tốt hơn.


Vậy thì "business Japanese" rốt cuộc là gì?

Friday, December 2, 2016

Quy định về ký hợp đồng và đặt cọc vv

Sau khi đậu phỏng vấn trường Nhật ngữ và đã chốt trường du học, bạn và người bảo lãnh của bạn cần nhanh chóng ký hợp đồng và đặt cọc. Dưới đây là quy định.

Điều 1: Tiền cọc sẽ tính theo giá hồ sơ chuẩn cho trường hợp của bạn. Không tính theo giá ưu đãi.
Mục đích: Ưu đãi chỉ áp dụng nếu bạn nhiệt tình làm hồ sơ và tùy theo mức độ tiêu tốn thời gian thực tế tức là sau khi có kết quả đậu COE.

Điều 2: Tiền cọc về nguyên tắc sẽ không được hoàn trả trong mọi trường hợp, trừ khi bạn được ưu đãi và tiền cọc lớn hơn số tiền hồ sơ thì sẽ trả phần dư.

Điều 3: Tiền cọc không hoàn trả lại bất cứ phần nào trong trường hợp đậu COE nhưng hủy không đi du học dù lớn hơn phí hồ sơ hay không.

Điều 4: Mọi ưu đãi bị hủy nếu bạn đậu COE nhưng không du học vì bất kỳ lý do gì.

Điều 5: Trường hợp đã làm đầy đủ hồ sơ nộp sang trường nhưng do giấy tờ không đủ, hay không đáp ứng điều kiện vv để nộp lên Cục
Saromalang sẽ bảo lưu hồ sơ của bạn sang kỳ sau (không tốn thêm chi phí trừ phần liên quan tới chứng minh tài chính). Nếu bạn rút hồ sơ, Saromalang sẽ trừ chi phí dịch thuật (quy định riêng).
Lưu ý: Về nguyên tắc chỉ bảo lưu 01 kỳ với điều kiện có trường nhận hồ sơ và được Saromalang chấp nhận.

Điều 6: Nếu hồ sơ nộp lên Cục nhưng không đậu COE
Hãy tham khảo Trường hợp đậu hồ sơ nhưng không du học Nhật Bản, trường hợp trượt hồ sơ.
Saromalang có thể bảo lưu hồ sơ của bạn sang kỳ tiếp sau. Nếu bạn rút hồ sơ thì bạn vẫn sẽ mất chi phí hồ sơ.
Lưu ý: Về nguyên tắc chỉ bảo lưu 01 kỳ với điều kiện có trường nhận hồ sơ và được Saromalang chấp nhận.
(C) Saromalang

Quy định về việc luyện và sắp xếp phỏng vấn

Để đi du học Nhật Bản, trước hết bạn cần được trường đồng ý nhận hồ sơ. Để được trường nhận hồ sơ thì thường bạn sẽ phải trải qua phỏng vấn của trường Nhật ngữ (thường là vấn đáp và bài kiểm tra tiếng Nhật). Việc phỏng vấn có thể là trực tiếp hoặc qua Skype.

Tại Saromalang thì khuyến khích bạn chọn trường Nhật ngữ theo nguyện vọng 1, 2, 3 và phỏng vấn từng trường một. Nếu nguyện vọng 1 mà đậu (trường đồng ý nhận hồ sơ) thì không phỏng vấn nguyện vọng 2 nữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bạn chưa quyết định trường cụ thể.

Nếu bạn định phỏng vấn nhiều hơn một trường thì bạn cần nói rõ với Saromalang và các trường việc bạn chưa quyết định chắc chắn.

Quy định 1: Tại Saromalang bạn có thể chọn tối đa 3 trường để phỏng vấn cho 1 kỳ.

Tuy vậy, tùy theo tình hình khách quan mà không phải trường nào cũng nhận phỏng vấn (trường sẽ xét hồ sơ học lực và bạn phải nộp phiếu đăng ký phỏng vấn trước).

Quy định 2: Việc phỏng vấn là miễn phí nhưng phải đặt cọc trước.

Bạn cần đặt cọc trước một số tiền nhỏ và số tiền này sẽ khấu trừ vào chi phí hồ sơ (có biên nhận). Việc này để tránh trường hợp trường nhận nhưng hủy không làm hồ sơ.

Quy định 3: Về việc luyện phỏng vấn.

Nếu bạn có nhu cầu về luyện phỏng vấn và nếu Saromalang sắp xếp được cũng có thể thu phí nhưng sẽ khấu trừ vào chi phí hồ sơ (thực chất miễn phí 100%).

Quy định 4: Nếu đậu phỏng vấn mà hủy hồ sơ du học.

Bạn sẽ mất tiền cọc. Do đó, bạn hãy lựa chọn trường phỏng vấn cẩn thận và có ý định du học nghiêm túc.

Quy định 5: Về số tiền đặt cọc (phỏng vấn) và việc miễn đặt cọc

Với các bạn chắc chắn làm hồ sơ, học vấn cao, có lòng nhiệt huyết trong việc tìm hiểu và tư vấn vv thì có thể Saromalang sẽ miễn việc đặt cọc (xét hồ sơ cụ thể).

Về số tiền đặt cọc sắp xếp phỏng vấn: Tùy theo mỗi hồ sơ tính theo tiêu chí của Saromalang nên sẽ đánh giá từng hồ sơ cụ thể. Nguyên tắc là hồ sơ càng cao thì số tiền càng nhỏ.

Quy định 6: Nếu không đậu phỏng vấn trường nào

Bạn mất phí luyện phỏng vấn (nếu có yêu cầu và đã luyện). Tiền cọc phỏng vấn sẽ được hoàn trả 100%.
(C) Saromalang

Quy định về trường hợp không tư vấn

Việc tư vấn tại Saromalang là miễn phí, tuy nhiên, đây không phải là tư vấn "từ thiện" cho tất cả mọi người mà chỉ dành cho các bạn có ý định nghiêm túc về việc du học, có ý định làm hồ sơ tại Saromalang, có đủ khả năng học tập để học tiếng Nhật và học lên cao tại Nhật.

Nguyên tắc chung: Nếu tư vấn cho tất cả mọi người thì sẽ cực kỳ tốn thời gian, không đem lại lợi ích thiết thực và làm giảm thời gian tư vấn cho các bạn muốn tìm hiểu du học thật sự (nhất là các bạn quan tâm tới việc thu được học vấn thông qua việc du học).

Do đó, quy định về việc không tư vấn là cần thiết để giúp cho mục đích tư vấn du học của Saromalang đạt được hiệu quả cao nhất.

Saromalang sẽ không thể tư vấn nếu bạn thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau.

Trường hợp 1: Tới tư vấn tại văn phòng không hẹn trước
Lý do: Việc tư vấn chỉ hiệu quả nếu bạn đã tìm hiểu thông tin và có nội dung cụ thể để hỏi. Việc tới không hẹn trước thường chỉ để hỏi nhưng thông tin chung mà trang web Saromalang đã đăng tải gần như đầy đủ. Việc "tư vấn" lại nội dung đã có hoàn toàn có thể đọc được trên web không phải hoạt động đem lại lợi ích cho cả người muốn du học lẫn người tư vấn.

Việc tới bất chợt cũng không đảm bảo bạn gặp được người tư vấn vì văn phòng Saromalang còn làm nhiều dự án khác.

Để tới tư vấn tại văn phòng, bạn cần đặt lịch hẹn trước cũng như chuẩn bị giấy tờ cần thiết.

Trường hợp 2: Không đọc quy định về tư vấn du học

Bạn cần đọc, hiểu và đồng ý các quy định, chính sách về tư vấn du học trước khi tới văn phòng. Như vậy thì việc tư vấn mới vui vẻ và đem lại hiệu quả cho việc du học của bạn.

Để việc tư vấn thuận lợi và tốt đẹp

Bạn nên liên hệ trước qua email, skype, vv các nội dung cần hỏi trước khi tới tư vấn. Như thế Saromalang sẽ nắm được nội dung cụ thể bạn muốn được tư vấn.

Bạn nên tìm kiếm trước nội dung cũng như đọc Hướng dẫn du học trước.

Việc tư vấn chỉ nên tập trung vào mục đích học tập, con đường học vấn, nghề nghiệp mà bạn hướng tới, làm thế nào để du học Nhật Bản thành công, văn hóa tập quán Nhật Bản, vv. Với nội dung này thì việc tư vấn sẽ vui vẻ và hữu ích.
Saromalang

Thursday, December 1, 2016

Quy định không trả các giấy tờ bản sao, công chứng vv

Đối tượng áp dụng: Các bạn đăng ký tư vấn du học; Các bạn đã ký hợp đồng.

Saromalang về nguyên tắc sẽ không trả các giấy tờ sau:
  1. Các bản sao của giấy tờ
  2. Các bản công chứng của giấy tờ
  3. Các bản gốc có thể cấp lại như giấy chứng nhận số dư ngân hàng, bản trích lục khai sinh, chứng nhận đang đi làm vv
  4. Các giấy tờ khác không phải bản gốc

Saromalang không giữ giấy tờ gốc trừ khi cần thiết nộp sang trường để đăng ký du học Nhật Bản. Nếu vì lý do khác các bạn trao giấy tờ gốc thì Saromalang sẽ trả lại các giấy tờ gốc ví dụ như sau đây:
  1. Học bạ và bằng tốt nghiệp phổ thông trung học
  2. Bằng và bảng điểm đại học, cao đẳng vv (bản gốc)
  3. Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản gốc)
  4. Bằng và bảng điểm tiếng Nhật, tiếng Anh, vv
  5. Hợp đồng lao động gốc (nếu có nộp), các giấy tờ gốc khác

Quy định về việc xử lý hay hủy giấy tờ
Giấy tờ (không phải bản gốc) sẽ được xử lý, hủy theo Chính sách bảo mật thông tin của khách hàng.

Với các bạn làm hồ sơ du học và đậu COE, Saromalang thông thường sẽ trả lại toàn bộ giấy tờ du học kể cả bản sao hay công chứng, tuy nhiên, đây không phải là nghĩa vụ của Saromalang. Trong trường hợp bạn không nhận lại các bản sao vv, Saromalang sẽ hủy để bảo mật thông tin cho bạn theo Chính sách bảo mật thông tin cá nhân của khách hàng.
(C) Saromalang

Quy định về nộp bản sao giấy tờ để đăng ký tư vấn du học lần đầu tại văn phòng

Áp dụng cho: Các bạn đăng ký tư vấn tới văn phòng lần đầu.
Việc tư vấn là miễn phí như trong quy định về tư vấn du học nhưng bạn cần mang các giấy tờ sau tới trong lần đăng ý tư vấn đầu tiên tại văn phòng:
  1. Bản sao tất cả các giấy tờ về hồ sơ học lực (xem danh sách tham khảo)
  2. Bản sao chứng minh thư
  3. (Tùy chọn) Bản sao hộ khẩu của bạn và người bảo lãnh dự định (nếu khác nhau thì cả hai sổ)

Bạn cần tự sao các giấy tờ trên mang tới, không sao ở văn phòng trừ khi bạn đã quyết định làm hồ sơ và đặt cọc luôn.

Tại văn phòng, bạn sẽ điền một bản đầy đủ về quá trình học tập cũng như thông tin về gia đình và người bảo lãnh (nếu không phải là cha/mẹ).

Việc này giúp cho việc tư vấn du học và đánh giá hồ sơ thuận lợi hơn, và giúp Saromalang dành nhiều thời gian hơn cho các bạn thực sự có ý định làm hồ sơ du học. (Nếu tốn thời gian cho các bạn không thực sự có ý định du học, hoặc chỉ muốn so sánh giá để có giá tốt nhất vv thì sẽ không còn thời gian cho việc tư vấn nữa.)

Các quy định về việc nộp giấy tờ đăng ký tư vấn du học tại văn phòng
(1) Chỉ sao một mặt lên giấy A4 (kể cả chứng minh thư)
(Không sao 2 mặt hay giấy khổ khác A4)
(2) Các bản sao này về nguyên tắc không trả lại nếu bạn không đăng ký làm hồ sơ du học tại S
Giấy tờ hồ sơ sẽ được hủy theo Chính sách bảo mật thông tin của khách hàng.
Saromalang

Quy định về cung cấp, nộp, bổ sung, sửa chữa vv giấy tờ du học tại Saromalang

Đây là quy định để giúp các bạn hiểu rõ hơn về việc làm hồ sơ du học tại Saromalang, để tránh hiểu nhầm rằng Saromalang (dưới đây gọi tắt S) sẽ làm thay hồ sơ cho các bạn.
Áp dụng: Các bạn đã ký hợp đồng.

Điều đầu tiên: Saromalang không làm thay bất kỳ hồ sơ nào cho các bạn, chỉ hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ cho các bạn.

Các bạn cần phải chuẩn bị theo danh sách hồ sơ du học Nhật Bản (tham khảo) mà Saromalang hướng dẫn, đầy đủ và hoàn chỉnh. Saromalang sẽ chỉ nêu giấy tờ còn thiếu, giấy tờ cần bổ sung, những chỗ cần sửa chữa và bạn cũng như người bảo lãnh sẽ phải thực hiện đúng những yêu cầu này.

Đặc biệt, trường Nhật ngữ (hay đại học vv) có thể yêu cầu bổ sung giấy tờ như bản giải thích, giải trình, đơn trình bày vv, Saromalang sẽ thông báo để bạn bổ sung. Nếu bạn cần hướng dẫn thì Saromalang sẽ hướng dẫn nhưng sẽ không làm thay.

Đối với các bạn không có máy tính hay không rành soạn thảo văn bản
Saromalang thường sẽ giúp nhưng đây chỉ là giúp đỡ không phải là nghĩa vụ làm thay. Trong trường hợp này, các bạn cần chuẩn bị bản viết tay giải thích đầy đủ và chi tiết.

Nguyên tắc 1: Nộp hồ sơ đầy đủ như yêu cầu

S sẽ đưa các yêu cầu để bạn và người bảo lãnh nộp, bổ sung, sửa chữa vv giấy tờ hồ sơ du học. Bạn có thể phải bổ sung nhiều lần, thông thường việc làm và hoàn thiện hồ sơ du học sẽ cần khoảng 1 tháng.

Điều này không chỉ có tại S mà với nhiều công ty thực sự tư vấn việc du học cũng sẽ như vậy. Đặc biệt, với các trường có văn phòng tại Việt Nam cũng không trường nào làm thay bạn bất kỳ giấy tờ nào cả.

Nguyên tắc 2: Người đăng ký và người bảo lãnh phải có thời gian dành cho việc làm hồ sơ